Những gia tộc quyền lực nhất lịch sử (Phần 1)
Đây là một series các bài viết về những gia tộc quyền lực nhất trong lịch sử của trang Highbrow. Đây không phải một bài đầy đủ phân tích về mỗi gia tộc này, bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thêm kiến thức chung cho mọi người thôi. Nếu có hứng thú với gia tộc nào thì mọi người có thể tự tìm hiểu thêm thông tin.
Link website:
Những series khác
Triều đại Ptolemaios
Sau cái chết của Vua chiến binh người Hy Lạp-Macedonia – Alexander Đại đế – vào năm 305 trước Công Nguyên, Ai Cập được giao cho tướng quân Ptolemy của ông cai trị. Ptolemy tự xưng hiệu là Pharaoh vào năm 304 trước Công Nguyên và thành lập triều đại Ptolemaios ở Ai Cập. Những người kế thừa của Ptolemy đã tiếp quản ngai vàng của Ai Cập trong gần 300 năm.
Dưới triều đại Ptolemaios, Alexandria được chọn làm thủ đô của Ai Cập và trở thành một trong những thành phố có ảnh hưởng lớn nhất thế giới cổ đại. Alexandria hưng thịnh về mặt giao thương, nghệ thuật, kiến trúc và khoa học, nó là quê hương của thư viện cổ lớn nhất lúc bấy giờ và cũng là nơi ngọn hải đăng Pharos tọa lạc, ngọn hải đăng được xem như một trong Bảy Kỳ Quan của thế giới Cổ đại. Thư viện Alexandria trở thành nơi lưu giữ tri thức – và một trong những viện nghiên cứu thiên văn hàng đầu – nhờ có sự bảo hộ dựa trên những luật lệ của triều đại Ptolemaios.
Đế chế Ptolemaios năm 200 trước công nguyên
Những Pharaohs nam của Ptolemaios thường cai trị chung với vợ mình, vợ họ thường là chị em hoặc họ hàng của các Pharaohs. Mỗi ông vua của triều đại Ptolemaios đều được gọi là Ptolemy, trong khi vợ họ thường được gọi là Cleopatra, Arsinoe, hoặc Berenice. Hoàng gia được những người đương thời xem là mập, mặc dù những kiểm tra y khoa hiện đại cho thấy họ có thể bị những rối loạn di truyền như bệnh Graves (hay còn gọi là bệnh Basedow – một bệnh về tuyến giáp) hoặc bệnh Erdheim-Chester (ECD – một bệnh về mô bào), cả hai đều ảnh hưởng tới tuyến giáp và gây ra những vấn đề khác về sức khỏe.
Cleopatra VII Philopator
Cleopatra VII đồng cai trị với bố của bà, hai người anh và con trai mình từ năm 51 tới năm 30 trước Công Nguyên và cũng là triều đại cuối cùng. Bà cũng là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. Cleopatra nói được cả tiếng Hy Lạp và tiếng Ai Cập, bà tự giới thiệu mình là nữ thần Isis tái sinh. Bà kết thân với vị tướng La Mã Marc Antony vào năm 44 trước Công Nguyên và sinh cho ông ba người con. Cleopatra được biết đến là một người cai trị khéo léo và nhiều mánh khóe, được xem là một trong những phụ nữ thông minh, quyền lực nhất trên thế giới. Bà được kết luận đã tự tử vào năm 30 trước Công Nguyên bởi một vết rắn cắn, để lại vương triều cho con trai mình. Sau khi người con trai qua đời, quyền cai trị Ai Cập được chuyển cho đế chế La Mã, kết thúc triều đại Ptolemaios.
-Hết phần 1-
Cùng series
Wordpress của mình
highbrow
,lịch sử
,cổ đại
,quyền lực
,gia tộc
,lịch sử
Cleopatra VII có thể đã nói được nhiều ngôn ngữ hơn vậy (khoảng 9).
Nguyễn Duy Thiên
Cleopatra VII có thể đã nói được nhiều ngôn ngữ hơn vậy (khoảng 9).
Trần Minh Thư
Như bạn nói thì các Pharaohs đa số là hôn nhân cận huyết, loạn luân?
Hương Angel
Truyen nữ hoàng Ai Cập có phải lấy nguyên mẫu là Cleopatra?