Những gia tộc quyền lực nhất lịch sử (Phần 2)

  1. Lịch sử

Đây là một series các bài viết về những gia tộc quyền lực nhất trong lịch sử của trang Highbrow. Đây không phải một bài đầy đủ phân tích về mỗi gia tộc này, bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thêm kiến thức chung cho mọi người thôi. Nếu có hứng thú với gia tộc nào thì mọi người có thể tự tìm hiểu thêm thông tin.

Link website:

https://gohighbrow.com/

gohighbrow.com

Cùng series:

Những gia tộc quyền lực nhất lịch sử (Phần 1)

noron.vn

Những gia tộc quyền lực nhất lịch sử (Phần 3)

noron.vn

Những gia tộc quyền lực nhất lịch sử (Phần 4)

noron.vn


Triều đại Julio-Claudian

1


  Triều đại Julio-Claudian cai trị đế chế La Mã cổ đại từ năm 27 trước Công Nguyên tới năm 68 sau Công Nguyên gồm có 5 hoàng đế là Augustus, Tiberius, Caligula, Claudius, và Nero. Những chính trị gia của La Mã cổ đại rất xảo trá, vậy nên sự cai trị của gia đình họ không bao giờ được truyền từ cha sang con. Những hoàng đế này thường có quan hệ kéo dài qua nhiều thế hệ khác nhau bằng hôn nhân, hoặc bằng cách nhận nuôi. Mỗi hoàng đế có cách cai trị khác nhau, nhưng nhìn chung đều hướng tới mục đích duy trì quyền lực trên thượng viện La Mã.

Augustus, Tiberius, Caligula, Claudius, and Nero

Augustus, Tiberius, Caligula, Claudius, và Nero


     Augustus Caesar là con trai được Julius Caesar nhận nuôi. Ông giành được quyền kiểm soát đế chế vào năm 27 trước Công Nguyên và là người đã mở rộng đế chế tới tận Tây Ban Nha, Đức và Châu Phi. Triều đại của ông được xem là một triều đại hòa bình và thịnh vượng của La Mã cổ đại, kết thúc bằng cái chết của ông vào năm 14 sau Công Nguyên

     Con riêng của Augustus, Tiberius vẫn duy trì được sự một đế chế La Mã rộng lớn yên bình trong suốt vương triều của mình. Ông không dùng nhiều tiền để xây những tượng đài to lớn hoặc tiến hành chiến tranh, nên đôi khi ông được xem là người cai trị giản dị nhất thế giới cổ đại. Ông mất vào năm 37 sau Công Nguyên.

Map of the Roman Empire at it’s Height

Bản đồ đế chế La Mã vào thời kỳ đỉnh cao

     Sau đó cháu trai của Augustus, Gaius Germanicus, nắm lấy quyền lực và ông được biết đến là Caligula. Ông cai trị La Mã một cách ngông cuồng và thích dành ngân khố La Mã cho các sự kiện xa hoa, các bữa tiệc và những lần chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ. Bị coi là đàn áp và đói khát quyền lực, Caligula bị ám sát vào năm 41 sau Công Nguyên.

Chú của Caligula, Claudius cai trị một cách hòa bình từ năm 41 tới năm 54 sau Công Nguyên. Ông cai trị tương đối hiệu quả (mặc dù thiếu kinh nghiệm và có phần bị thao túng bởi những người vợ và cố vấn của ông).

     Hoàng đế cuối cùng của triều đại Julio-Claudian là Nero, cháu trai của Claudius. Ông nắm giữ ngai vàng năm vào năm 17 tuổi, và ông được xem là một nghệ sĩ hơn là một chiến binh. Có tin đồn rằng ông đang chơi vĩ cầm trong lúc La Mã xảy ra vụ cháy nổi tiếng kinh hoàng vào năm 64 sau Công Nguyên, nhưng có vẻ tin đồn này không đúng sự thật. Sau đó, ông đã dùng một khoản tiền lớn để xây dựng lại thành phố, khôi phục lại sự thịnh vượng của nó. Nero được cho là tự sát vào năm 68 sau Công Nguyên, kết thúc sự cai trị của gia tộc ông.


-Hết phần 2-

Wordpress của mình

The Librarian – Người Thủ Thư – Kiến thức được chia sẻ sẽ càng có ích hơn~~~

thelibrarianvn.wordpress.com





Từ khóa: 

highbrow

,

lịch sử

,

cổ đại

,

quyền lực

,

gia tộc

,

lịch sử

Trong số này mình thích nhất Claudius. Ông là một người rất thích học và nghiên cứu ngôn ngữ. Không lầm thì ông cũng là người cuối cùng biết tiếng Êtruscô (Rasna) mà lịch sử biết đến. Rất tiếc là sách của ông về ngôn ngữ Êtruscô không còn nữa, nếu còn thì việc học cổ ngữ này đã không khó như vầy...

Không biết Nero có chơi nhạc cụ gì lúc đó không nhưng vĩ cầm thì không phải đâu vì thời đó chưa có. Không có chứng cứ, nhưng mình nghĩ y là thủ phạm ra lệnh tạo vụ cháy :)))) Y muốn xây dựng lại nên phá chơi. Hơn nữa, đây là một cái cớ quá ngon để bách hại người Kitô giáo.

Trả lời

Trong số này mình thích nhất Claudius. Ông là một người rất thích học và nghiên cứu ngôn ngữ. Không lầm thì ông cũng là người cuối cùng biết tiếng Êtruscô (Rasna) mà lịch sử biết đến. Rất tiếc là sách của ông về ngôn ngữ Êtruscô không còn nữa, nếu còn thì việc học cổ ngữ này đã không khó như vầy...

Không biết Nero có chơi nhạc cụ gì lúc đó không nhưng vĩ cầm thì không phải đâu vì thời đó chưa có. Không có chứng cứ, nhưng mình nghĩ y là thủ phạm ra lệnh tạo vụ cháy :)))) Y muốn xây dựng lại nên phá chơi. Hơn nữa, đây là một cái cớ quá ngon để bách hại người Kitô giáo.