Những gia tộc quyền lực nhất lịch sử (Phần 5)

  1. Lịch sử

Đây là một series các bài viết về những gia tộc quyền lực nhất trong lịch sử của trang Highbrow. Đây không phải một bài đầy đủ phân tích về mỗi gia tộc này, bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thêm kiến thức chung cho mọi người thôi. Nếu có hứng thú với gia tộc nào thì mọi người có thể tự tìm hiểu thêm thông tin.

Link website:

https://gohighbrow.com/

gohighbrow.com

Các phần trước:

Những gia tộc quyền lực nhất lịch sử (Phần 3)

noron.vn

Những gia tộc quyền lực nhất lịch sử (Phần 4)

noron.vn

Những gia tộc quyền lực nhất lịch sử (Phần 6)

noron.vn


Triều đại Thành Cát Tư Hãn

unnamed (1)


Vào thế kỷ 13 và 14 sau Công Nguyên, cuộc sống trong số các dân tộc cưỡi ngựa du mục trên thảo nguyên ở Trung Á rất nguy hiểm và bất ổn. Những bộ lạc thiện chiến thường gây chiến và cướp bóc từ những bộc lạc khác. Bạo lực thường xuyên xảy ra trong các gia đình, các thành viên sát hại nhau để giành quyền lực. Thiết Mộc Chân (Temüjin) sinh ra trong thời kỳ này, những việc như bị bắt cóc, bị giam cầm như nô lệ đều xảy ra trong cuộc đời ông, bao gồm cả việc giết chết anh em cùng cha khác mẹ của mình và xử tử các đối thủ (bao gồm cả bạn thân của ông) và sáp nhập thành viên trong tộc của họ vào tộc của mình.

     Năm 1206, Thiết Mộc Chân thống nhất các bộ lạc Mông Cổ và được được phong là Thành Cát Tư Hãn, (có nghĩa là vị Vua vĩ đại nhất) và hoan nghênh các vị Hãn khác gia nhập liên minh. Ông bắt đầu các chiến dịch để giành lấy đất đai cho Đế chế Mông Cổ, cuối cùng tạo ra một đế chế liền mạch lớn nhất trong lịch sử. Người Mông Cổ chinh phục và cai trị lãnh thổ rộng lớn với diện tích khoảng 11 triệu dặm vuông (~28.4 triệu m2) xấp xỉ với kích thước lục địa Châu Phi và kéo dài từ biên giới với Việt Nam sang Syria.

 

Genghis Khan

Thành Cát Tư Hãn

     Những người cai trị Mông Cổ nổi tiếng với việc đồng hóa các nền văn hóa của những kẻ bại trận, tha mạng cho những người thợ thủ công và kỹ sư có thể mang công nghệ mới vào quân đội của họ. Họ cũng thể hiện sự khoan dung trong vấn đề tôn giáo và thi hành các chức năng của nhà nước, bao gồm cả một cuộc điều tra dân số quốc gia. Chiến thuật đánh trận của người Mông Cổ rất tàn bạo; họ dường như bất khả chiến bại. Các nhà cai trị Trung Quốc thời nhà Minh rất sợ người Mông Cổ đến nỗi họ đã xây dựng thêm những phần mới vào một bức tường có tuổi thọ hàng thế kỷ để bảo vệ vùng đất của họ khỏi sự xâm lược. Ngày nay, đây chính là Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.

unnamed

Đế chế Mông Cổ*

     Sau cái chết của Thành Cát Tư Hãn, đã xảy ra tranh chấp giữa bốn người con trai của ông, và đế chế bị tan rã. Mặc dù vẫn được xem là một thể thống nhất, nhưng những người Mông Cổ đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực với nhau. Đất đai của họ bắt đầu thu hẹp dần sau thất bại quân sự đầu tiên của họ vào năm 1260. Cháu trai của Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt, đã cố gắng trong nhiều năm để thống nhất lại triều đại một lần nữa, nhưng ông mất vào năm 1294 mà chưa thể hoàn thành được mục đích của mình.

*chú thích trên bản đồ 

chú thích




-Hết phần 5-

Wordpress của mình

The Librarian – Người Thủ Thư – Kiến thức được chia sẻ sẽ càng có ích hơn~~~

thelibrarianvn.wordpress.com


Từ khóa: 

highbrow

,

lịch sử

,

cổ đại

,

gia tộc

,

quyền lực

,

lịch sử