Vì sao người bất tài thường nghĩ mình giỏi?
Bạn có giỏi như bạn nghĩ? Bạn có giỏi quản lí tiền? Hay giỏi đọc cảm xúc người khác? Sức khỏe của bạn như thế nào so với những người bạn quen biết? Ngữ pháp của bạn có trên mức trung bình?
Việc biết mình tài giỏi đến đâu khi so sánh với người khác không chỉ giúp ta thêm tự tin, mà còn giúp ta biết được khi nào nên nghe theo lí trí và bản năng và khi nào nên xin lời khuyên từ ai đó. Thế nhưng, nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng chúng ta không giỏi lắm trong việc tự đánh giá năng lực.
tâm lý học
Chào bạn, vấn đề lớn nhất của họ không phải là nghĩ mình mạnh, mà không biết cái mình còn yếu.
"Họ" ở đây đôi khi bao hàm tất cả chúng ta. Những biết sao được, phải qua giai đoạn mơ mộng viển vông, cất đôi cánh non yếu bay lên trời cao rồi cảm nhận cái đau điếng khi ngã "tòe mỏ" chúng ta mới hiểu được phần nào.
Cuộc sống là một trường học. Có người học nhanh, có người học chậm, có người giỏi, có người chưa giỏi nhưng tựu chung là ai cũng đang cố gắng học tập, vươn lên. Vậy là đáng khen rồi.
Giỏi thực sự, toàn thiện thực sự thì còn xuất hiện ở cõi đời này làm gì nữa, bạn nhỉ?
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, vấn đề lớn nhất của họ không phải là nghĩ mình mạnh, mà không biết cái mình còn yếu.
"Họ" ở đây đôi khi bao hàm tất cả chúng ta. Những biết sao được, phải qua giai đoạn mơ mộng viển vông, cất đôi cánh non yếu bay lên trời cao rồi cảm nhận cái đau điếng khi ngã "tòe mỏ" chúng ta mới hiểu được phần nào.
Cuộc sống là một trường học. Có người học nhanh, có người học chậm, có người giỏi, có người chưa giỏi nhưng tựu chung là ai cũng đang cố gắng học tập, vươn lên. Vậy là đáng khen rồi.
Giỏi thực sự, toàn thiện thực sự thì còn xuất hiện ở cõi đời này làm gì nữa, bạn nhỉ?
Lê Minh Hưng
Mình thấy trên Noron từng có câu hỏi tương tự cũng được thảo luận khá hay đó là:
Người luôn muốn chứng tỏ mình đúng thường không đủ giỏi?
noron.vn
Con người luôn muốn tin rằng mình đúng. Tương tự như thế, họ luôn muốn tin rằng họ giỏi.
Với câu hỏi của bạn, tôi thấy nó cùng đề cập thêm vấn đề, đó là khả năng tự nhận thức của mỗi người.
Trong tâm lý học con người thường có thói quen phán xét, và đánh giá năng lực của người khác thấp hơn 1 chút so với khả năng của họ, và đồng thời đề cao chính bản thân hơn. Điều này giúp cho con người có thể sống vui vẻ, lạc quan. Đó là cơ chế tự nhiên rất hữu hiệu. Câu trả lời chính xác ở đây là: thực ra bất cứ ai cũng nghĩ là là giỏi, dù là người bình thường, kẻ bất tài, hay tài năng thực sự.
Như mọi người ở đây đã phân tích, điểm khác biệt giữa người giỏi và kẻ bất tài không nằm ở việc họ có tin là hỏi giỏi thực sự hay không. Đương nhiên họ đều tin là họ giỏi. Có chăng điểm khác biệt đến từ khả năng tự nhận thức, người giỏi tin rằng họ giỏi nhưng những người khác cũng có những năng lực riêng, và chúng ta cần tôn trọng nhau. Kẻ bất tài tin rằng họ giỏi, còn xã hội toàn thằng ngu gặp may.
Nếu được tôi xin muốn các bạn hãy đọc cuốn sách: "Bạn không thông minh lắm đâu", để biết về hiệu ứng tâm lý học Dunning-Kruger, mà tôi đã từng giới thiệu ở trong một số bài viết trước của mình.
Đào Mai Hương
Điều này cũng khá dễ hiểu, vì trên thực tế, ta thường đánh giá quá cao bản thân. Các nhà nghiên cứu đã gọi hiện tượng này là Hiệu ứng Dunning-Kruger giải thích tại sao hơn 100 nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có tính ảo tưởng tự tôn.
Chúng ta đánh giá mình cao hơn người khác đến mức vi phạm cả những định luật toán học. Khi hai kỹ sư phần mềm ở hai công ty được yêu cầu đánh giá hiệu quả làm việc của họ, 32% kỹ sư ở công ty này và 42% ở công ty kia đặt mình vào top 5% cao nhất. Trong một nghiên cứu khác, 88% tài xế người Mỹ cho là mình có kỹ năng lái xe trên mức trung bình.
Đó không phải là những nghiên cứu duy nhất. Thường thì mọi người có xu hướng đánh giá mình cao hơn người khác trong những lĩnh vực như sức khỏe, khả năng lãnh đạo, đạo đức và hơn thế. Điều thực sự thú vị là những người có ít khả năng nhất thường đánh giá bản thân là những chuyên gia giỏi nhất. Người được xem là kém về lí luận logic, ngữ pháp, kiến thức tài chính, toán, thông minh cảm xúc, thử nghiệm y khoa, và cờ vua đều có xu hướng đánh giá mình thành thạo gần như một chuyên gia thực thụ.
Nguyễn Quang Vinh
người càng biết nhiều thì càng nhận ra kiến thức nhiều như thế nào, và tự thấy hiểu biết mình kém bao nhiêu. Ngược lại ng biết càng ít thì càng nghĩ mình biết đc nhiều vì nghĩ kiến thức trên thế giới có bấy nhiêu.
Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung. Người kém cỏi cũng vậy, họ chỉ thấy đc đến cái mức họ làm đc và nghĩ vậy là hết cỡ rồi. Làm đến hết cỡ rồi thì bảo sao ko nghĩ mình giỏi.
Ngoài ra thì cái bản ngã cá nhân cũng là thứ ngăn người ta nhìn nhận mình dở. Có khi ng ta biết là mình tệ, nhưng cái tôi ngăn họ chấp nhận điều đó, sợ quê, sợ bị ng khác chê cười, sợ..., thành ra họ cố gắng lấp liếm kiểu thùng rỗng kêu to. Mà năng lực ko có thì như dã tràng se cát, đổ bao nhiêu cát mà lấp đc biển khơi. Rồi đến khi đổ chuyện thì cái tôi lại khiến họ nhìn nhận thất bại do cái này cái nọ, ngoại trừ việc họ tệ. Nhưng vì ko thấy lại càng nghĩ là mình giỏi lại ko gặp "thời". Rốt lại thì con người chẳng thấy đc cái tệ của mình vậy.
Nguyễn Duy Thiên
Làm mình nhớ đến cuốn Apologia của Plato viết về Socrates: Ông đi nói chuyện với những người được cho là khôn ngoan nhưng đi đến kết luận là chẳng ai biết gì. Còn Socrates biết hơn mọi người ở chỗ ổng nhận ra được mình không biết đí gì. Người bất tài thiếu khôn ngoan nên tưởng mình giỏi.
Solitary
Thường chúng ta hay đánh giá năng lực bản thân cao hơn so với khả năng thực tế, như kiểu mình hay thấy mình xinh hơn khi mình tự soi gương ấy. Cái đó cũng là một cơ chế rất bình thường của con người.
Người bất tài thì cơ chế này lại cao hơn, khi họ không làm được điều gì, họ lại càng nghĩ cả thế giới giống vậy, thậm chí họ nghĩ cả thế giới là lừa đảo, chỉ có họ là chân ái thôi. Đây chính là cách tự bảo vệ, tự cho bản thân tự tin để sống.
Tam Minh Trinh
tâm lí học là môn học xàm l*l nhất trên đời
Tui Là Tít
Giống như ếch ngồi đáy giếng vậy. Họ hãnh diện về thứ họ có vì thế họ ít khi nghiên cứu tò mò tìm hiểu về các kiến thức cao hơn, chuyên sâu hơn. Điều này có thể xuất phát từ việc xung quanh họ có quá nhiều kẻ yếu hoặc nhận được quá nhiều lời khen thiếu khách quan. Ngược lại, người giỏi thường mày mò nhiều thứ, gặp những kiến thức nhức óc, rối não thì lại cảm thấy bản thân kém cỏi. Điều này cũng dễ thấy ở thời học sinh, khi bạn làm 1 bài tập khó bạn sẽ tự ti hơn hẳn và cảm thấy bản thân rất bình thường. Theo mình, việc nghĩ bản thân là giỏi sẽ khiến bản thân thỏa mái hơn còn ngược lại sẽ giúp phát triển năng lực hơn.