Người luôn muốn chứng tỏ mình đúng thường không đủ giỏi?

  1. Phong cách sống

Tôi đã gặp không ít những người dạng như vậy, trong mọi cuộc tranh cãi, họ luôn cố gắng bảo vệ cái tôi, lý lẽ của mình bằng mọi giá. Một số ít trong số họ thậm chí rất dốt, khiến cho họ trở nên rất lố bịch. Còn đa số theo tôi là họ không đủ giỏi, do không biết hạ thấp cái tôi xuống để đi xa hơn.

Từ quan điểm của mình, tôi tin những bậc trí nhân thực sự luôn nghi ngờ bản thân, nghi ngờ kiến thức của mình. Còn những người khăng khăng giữ quan điểm, giữ cái tôi là những kẻ chưa đủ giỏi, chưa đủ hiểu.

Từ khóa: 

phong cách sống

Thường là vậy, nhưng ko phải tất cả. Mình tin là trên đời việc gì cũng có ngoại lệ. Nhưng những câu nói như "thùng rỗng kêu to", "chó sủa là chó ko cắn", "nước lặng chảy sâu"...thì mình thấy rất đúng. Bản năng của con người là luôn phản kháng dữ dội khi cảm thấy bị đe dọa. Và những người thiếu tự tin vào bản thân thì thường hay có cảm giác này.

Vậy còn giải pháp? Mình tin rằng chúng ta, một khi trải nghiệm đủ nhiều, tích lũy đủ kiến thức, thì cảm giác "bị đe dọa" đó cũng sẽ ngày càng ít xuất hiện. :D 

Trả lời

Thường là vậy, nhưng ko phải tất cả. Mình tin là trên đời việc gì cũng có ngoại lệ. Nhưng những câu nói như "thùng rỗng kêu to", "chó sủa là chó ko cắn", "nước lặng chảy sâu"...thì mình thấy rất đúng. Bản năng của con người là luôn phản kháng dữ dội khi cảm thấy bị đe dọa. Và những người thiếu tự tin vào bản thân thì thường hay có cảm giác này.

Vậy còn giải pháp? Mình tin rằng chúng ta, một khi trải nghiệm đủ nhiều, tích lũy đủ kiến thức, thì cảm giác "bị đe dọa" đó cũng sẽ ngày càng ít xuất hiện. :D 

Người giỏi thì họ chỉ cần thể hiện đúng những gì họ biết, và họ cũng không quan tâm tranh đấu hơn thua làm gì. Còn kẻ yếu kém thì tâm lý luôn sợ người khác coi thường, luôn phải cố chứng tỏ bản thân để che đi cái kém cỏi của bản thân. Người giỏi thật sự luôn có tư duy tiếp thu và phát triển, còn kẻ yếu kém thì lại thiên về ích kỷ và thể hiện bản thân nhiều hơn. Hai mục đích nó khác nhau, nên dẫn đến 1 bên luôn tiến lên , còn một bên dậm chân tại chỗ hoặc đi thụt lùi.

Khi ta thật sự biết điều gì đó là đúng, thì việc nói ra điều đó là để chia sẻ, để dẫn đạo, hoặc khai sáng cho người khác, việc gì phải chứng minh hay tranh luận làm gì?
Những người dùng ngôn ngữ, lý luận, số liệu, dẫn chứng để thuyết phục người khác đều là có mục đích khác đằng sau.

- Người khôn luôn nghi ngờ, người ngu luôn chắn chắc.

 - Bạn chắc chứ?

 - Không! :v

Cũng không hẳn, có người mức độ hiểu biết hạn chế vẫn tỏ ra mình đúng trong mọi chuyện. Đây gọi là tâm lý vị kỷ. Họ còn có thể tuyên bố "theo bạn thì đúng nhưng theo tôi thì sai" kể cả bất chấp lẽ phải và khoa học.
Có thể họ nghĩ họ là trung tâm của thế giới

Cũng không hẳn là như vậy, chẳng qua do tính cách, cách suy nghĩ của họ thui