Vì sao các ký tự trên bàn phím máy tính không xếp theo thứ tự ABC như trong bảng chữ cái?
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao bàn phím của máy tính, điện thoại hay các thiết bị công nghệ khác lại sử dụng kiểu bố cục QWERTY, thay vì sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái hay chưa?
công nghệ thông tin
Đã từng có một người viết bài trả lời ở đây
Nhưng... câu trả lời ở đó có thể không thỏa mãn bạn. Tôi trả lời ngắn gọn về lịch sử...
Bàn phím QWERTY được phát minh rất lâu trước khi máy tính, vào những năm 1870, do Christopher Sholes, một nhà báo, phát minh ra nhằm mục đích tăng tốc độ đánh máy lên tối ưu. Ông cũng là một người được nêu tên trong những người phát minh ra máy đánh chữ hiện đại.
Phiên bản đầu tiên của Sholes vẫn có thứ tự ABC, và có 2 hàng nút giống như phím piano. Tuy nhiên, ông nhanh chóng nhận ra nó không thuận lợi, nên bắt đầu thay đổi vị trí các phím. Cuối cùng ông dừng lại với bàn phím QWERTY.
Một trong những cái tối ưu nằm ở chỗ khi đánh thì liên tục chuyển tay. Tức là khi bạn đánh một chữ có vài ký tự, sẽ tối ưu nhất khi bạn đánh một ký tự bằng tay phải, rồi tới tay trái, rồi tới tay phải. Khi đó, ngay khi tay phải bạn đang nhấn xuống thì tay trái có thể di chuyển đến vị trí tiếp theo rồi, như vậy là tiết kiệm khoảng thời gian di chuyển bàn tay hoặc ngón tay.
Hiện nay, bố cục QWERTY được sử dụng rộng rãi trong các ngôn ngữ sử dụng chữ viết Latin, các ngôn ngữ khác đôi khi sử dụng lại, đôi khi có chút thay đổi. Mục tiêu vẫn như cũ: nhằm cải thiện tốc độ đánh máy.
Nếu bạn để ý, bạn có thể thấy hầu hết các nguyên âm đều ở hàng đầu (trừ 'A') và tất cả đều ở vị trí dễ bấm, vì được sử dụng rất nhiều. Ngược lại, những ký tự ít sử dụng trong tiếng Anh như 'Q', 'Z', 'X',... lại nằm ở vị trí khó bấm hơn.
Nói thêm một tý về bảng mã Telex của tiếng Việt, bạn cũng có thể thấy nó rất tối ưu cho việc bấm phím:
- Bỏ qua dấu nón '^', vì được tạo thành từ nhấp đúp 'A', 'E', 'O', 'D' => 'Â', 'Ê', 'Ô', 'Đ'.
- Dấu móc được tạo từ ký tự 'W' đằng sau 'U', 'O', và nó nằm ở 2 bên khác nhau, 'O' và 'U' luôn được đánh bằng tay phải còn 'W' thì tay trái.
- Trường hợp chữ 'Ă' thì hơi đặc biệt xíu, vì 2 phím này gần nhau, nhưng không ảnh hưởng lắm, vì 'A' thường được đánh bằng ngón út và 'W' thì bằng ngón nhẫn, nên cũng khá tiết kiệm thời gian.
- Cuối cùng là các dấu thanh: huyền (F) và sắc (S) là đối đầu nhau thông qua phím 'D', còn hỏi (R) và ngã (X) thì đối đầu nhau cũng thông qua 'D', chỉ có dấu nặng là ở tay phía bên kia.
Chính vì cái tinh tế đó của bộ gõ VN telex nên tôi ngay từ nhỏ đã học và sử dụng nó. Tôi chả hiểu sao lại có người phát minh ra bộ gõ VNI nữa. Nên nhớ, bộ gõ VN telex được phát minh ra từ rất lâu so với VNI, thời còn xài máy đánh điện (tức máy telex), lúc đó bàn phím QWERTY đã được sử dụng phổ biến (trên máy đánh chữ). Bộ gõ VN telex được phát minh để tăng tốc độ đánh điện có dấu tiếng Việt. Thế rồi khi máy tính thịnh hành thì bộ gõ VNI lại xuất hiện, và đánh dấu bằng dãy số từ 1 đến 9. haha...
Kha Nguyen
Đã từng có một người viết bài trả lời ở đây
Vì sao bàn phím máy tính được xếp theo thứ tự QWERTY?
noron.vn
Nhưng... câu trả lời ở đó có thể không thỏa mãn bạn. Tôi trả lời ngắn gọn về lịch sử...
Bàn phím QWERTY được phát minh rất lâu trước khi máy tính, vào những năm 1870, do Christopher Sholes, một nhà báo, phát minh ra nhằm mục đích tăng tốc độ đánh máy lên tối ưu. Ông cũng là một người được nêu tên trong những người phát minh ra máy đánh chữ hiện đại.
Phiên bản đầu tiên của Sholes vẫn có thứ tự ABC, và có 2 hàng nút giống như phím piano. Tuy nhiên, ông nhanh chóng nhận ra nó không thuận lợi, nên bắt đầu thay đổi vị trí các phím. Cuối cùng ông dừng lại với bàn phím QWERTY.
Một trong những cái tối ưu nằm ở chỗ khi đánh thì liên tục chuyển tay. Tức là khi bạn đánh một chữ có vài ký tự, sẽ tối ưu nhất khi bạn đánh một ký tự bằng tay phải, rồi tới tay trái, rồi tới tay phải. Khi đó, ngay khi tay phải bạn đang nhấn xuống thì tay trái có thể di chuyển đến vị trí tiếp theo rồi, như vậy là tiết kiệm khoảng thời gian di chuyển bàn tay hoặc ngón tay.
Hiện nay, bố cục QWERTY được sử dụng rộng rãi trong các ngôn ngữ sử dụng chữ viết Latin, các ngôn ngữ khác đôi khi sử dụng lại, đôi khi có chút thay đổi. Mục tiêu vẫn như cũ: nhằm cải thiện tốc độ đánh máy.
Nếu bạn để ý, bạn có thể thấy hầu hết các nguyên âm đều ở hàng đầu (trừ 'A') và tất cả đều ở vị trí dễ bấm, vì được sử dụng rất nhiều. Ngược lại, những ký tự ít sử dụng trong tiếng Anh như 'Q', 'Z', 'X',... lại nằm ở vị trí khó bấm hơn.
Nói thêm một tý về bảng mã Telex của tiếng Việt, bạn cũng có thể thấy nó rất tối ưu cho việc bấm phím:
Chính vì cái tinh tế đó của bộ gõ VN telex nên tôi ngay từ nhỏ đã học và sử dụng nó. Tôi chả hiểu sao lại có người phát minh ra bộ gõ VNI nữa. Nên nhớ, bộ gõ VN telex được phát minh ra từ rất lâu so với VNI, thời còn xài máy đánh điện (tức máy telex), lúc đó bàn phím QWERTY đã được sử dụng phổ biến (trên máy đánh chữ). Bộ gõ VN telex được phát minh để tăng tốc độ đánh điện có dấu tiếng Việt. Thế rồi khi máy tính thịnh hành thì bộ gõ VNI lại xuất hiện, và đánh dấu bằng dãy số từ 1 đến 9. haha...