Trẻ em thời nay không có tuổi thơ - "Lỗi không phải ở thời đại, lỗi ở giáo dục của gia đình". Bạn nghĩ sao về quan điểm này?

  1. Phát triển sản phẩm

Hôm nay nhà mình làm đám dỗ, nên mời rất nhiều họ hàng đến. Trong lúc đang dọn dẹp phòng khách thì mình tình cờ chụp được hình ảnh này.

4 bạn ở phía xa đang chơi xe oto là cháu ruột của mình, bạn còn lại ngồi trên ghế chơi game là họ hàng được mời.

Trong trường hợp này thì đây là các bạn ở cùng một thế hệ, có tương đương hoàn cảnh gia đình, và đang xuất hiện ở cùng một môi trường. Nhưng biểu hiện là hoàn toàn trái ngược.

IMG_2988
Từ khóa: 

tuổi thơ

,

thế hệ z

,

giáo dục trẻ

,

phát triển sản phẩm

Trước có câu hỏi này cũng về chủ đề tương tự. Tình huống bạn thớt đưa ra trong câu hỏi dưới cũng phần nào thể hiện sự khác nhau trong cách giáo dục các các gia đình đối với vấn đề có nên cho con cái họ sử dụng công nghệ từ nhỏ hay không.

Cá nhân mình thì cho rằng cha mẹ làm sao thì con sẽ làm vậy. 8/10 trường hợp mình quan sát thấy gia đình có mấy đứa nhỏ suốt ngày cầm điện thoại là vì bố mẹ tụi nó cũng như thế, và họ không ý thức được rằng có những việc họ có thể làm nhưng đứa trẻ thì không nên. Đi ăn cưới hay tiệc tùng gì đó là dễ thấy nhất cách các bố mẹ sử dụng công nghệ làm công cụ giải trí cho con: mâm nào cứ có trẻ nghịch ngợm là thể nào bố mẹ nó cũng dúi cho cái điện thoại cầm để chúng ngồi yên còn bản thân họ rảnh rang ăn uống. Đó là cách dễ nhất và nhanh chóng nhất, ít mất công mất sức mà họ có thể nghĩ tới. Rồi đến khi đứa trẻ bị phụ thuộc vào điện thoại rồi thì nhiều nhà sử dụng chính việc cho con chơi điện thoại là phần thưởng: Ăn ngoan xong thì mẹ cho chơi điện thoại! Con mà hư bố không cho chơi điện thoại đâu! Những nỗ lực mà họ bỏ ra trong việc trông và giáo dục con sẽ đơn giản hơn với sự hỗ trợ của công nghệ trong thời gian đầu, nhưng sau này khi đứa trẻ bị phụ thuộc rồi thì công nghệ trở thành con dao hai lưỡi, nỗ lực để dứt con họ khỏi điện thoại sẽ gấp đôi gấp ba. :)) Cho nên tốt nhất là sướng trước khổ sau, con còn nhỏ thì nhọc một chút, lớn lên dạy sẽ đỡ mệt hơn!

Trả lời

Trước có câu hỏi này cũng về chủ đề tương tự. Tình huống bạn thớt đưa ra trong câu hỏi dưới cũng phần nào thể hiện sự khác nhau trong cách giáo dục các các gia đình đối với vấn đề có nên cho con cái họ sử dụng công nghệ từ nhỏ hay không.

Cá nhân mình thì cho rằng cha mẹ làm sao thì con sẽ làm vậy. 8/10 trường hợp mình quan sát thấy gia đình có mấy đứa nhỏ suốt ngày cầm điện thoại là vì bố mẹ tụi nó cũng như thế, và họ không ý thức được rằng có những việc họ có thể làm nhưng đứa trẻ thì không nên. Đi ăn cưới hay tiệc tùng gì đó là dễ thấy nhất cách các bố mẹ sử dụng công nghệ làm công cụ giải trí cho con: mâm nào cứ có trẻ nghịch ngợm là thể nào bố mẹ nó cũng dúi cho cái điện thoại cầm để chúng ngồi yên còn bản thân họ rảnh rang ăn uống. Đó là cách dễ nhất và nhanh chóng nhất, ít mất công mất sức mà họ có thể nghĩ tới. Rồi đến khi đứa trẻ bị phụ thuộc vào điện thoại rồi thì nhiều nhà sử dụng chính việc cho con chơi điện thoại là phần thưởng: Ăn ngoan xong thì mẹ cho chơi điện thoại! Con mà hư bố không cho chơi điện thoại đâu! Những nỗ lực mà họ bỏ ra trong việc trông và giáo dục con sẽ đơn giản hơn với sự hỗ trợ của công nghệ trong thời gian đầu, nhưng sau này khi đứa trẻ bị phụ thuộc rồi thì công nghệ trở thành con dao hai lưỡi, nỗ lực để dứt con họ khỏi điện thoại sẽ gấp đôi gấp ba. :)) Cho nên tốt nhất là sướng trước khổ sau, con còn nhỏ thì nhọc một chút, lớn lên dạy sẽ đỡ mệt hơn!

Mình luôn quan niệm mỗi thời mỗi khác, không thể áp đặt thời này phải như thời trước được. Bà mình thường hay so với bố mẹ mình là thời bà còn nhỏ cực khổ lắm, ngày chăn trâu chiều về gánh nước bổ củi nấu cơm... chứ ko phải như lúc bố mẹ còn có đồ chơi này nọ. Rồi thì bố mẹ lại so với mình chơi máy tính các kiểu.. Mình mới nói vậy sau này mình lại đi so với thế hệ sau nữa nó cầm cái iPad lướt lướt thì mình có gì gọi là đầy đủ. Mỗi thời mỗi khác biệt chứ sao cứ so sánh.

Vì vậy, việc trẻ ngày nay sa đà vào cái smartphone, rõ là do thời đại này rồi. Nhưng đó có thể xem là tuổi thơ của thời đại này chứ sao gọi là ko tuổi thơ. Chẳng qua vì nó ko giống cái chuẩn tuổi thơ của thời đại trước nên mới bị quy kết như vậy.

Nhưng nói vậy chứ smartphone chỉ là 1 phần của cái tuổi thơ này thôi. Vẫn còn khá nhiều thứ hợp thời và hợp với lứa tuổi của trẻ hơn. Nhưng những cái đó lại mất thời gian. Do hiện nay (cũng là do thời đại) con ng sống xô bồ, chạy đua với thời gian thì lấy đâu rảnh mà chơi những trò tốn thời gian đó. Con thì ít, lại phải giữ nó tránh khỏi những nguy cơ của thời đại như bắt cóc trẻ em, chơi đất cát mất vệ sinh,... Dẫn đến hệ quả nhốt trẻ trong nhà và trao cái ĐT thoại cho trẻ. Vừa an toàn lại vừa có toàn thời gian để làm việc khác.

Và cái đt lại có sức hút rất lớn. Ng lớn còn ko dứt ra đc chứ nói đến trẻ. Vậy là chơi gì nhiều quá thành ra nghiện và nghiện rồi thì đi đâu cũng phải làm tý thôi.

Và việc nghiện thì cái này lại thuộc về trách nhiệm của gia đình. Cụ thể là việc giáo dục hướng dẫn trẻ. Vì khỏe cho mình mà khiến trẻ nghiện đó là gia đình đã sai.

Vậy, việc trẻ (tạm gọi là) ko có tuổi thơ, theo mình, là hệ quả của thời đại hiện nay. Nhưng việc đó chỉ là điều kiện cần thôi. Việc gia đình muốn khỏe cho thân mình mà khiến trẻ bị nghiện đó mới là cái lỗi chính vậy.

Đứa trẻ cầm cái gì, đó là do người lớn đưa cho, nên mọi vấn đề hãy dành cho người lớn, đừng lôi đứa trẻ vào. Tụi nó đơn giản chỉ là ngon là ăn, vui là chơi, màu mè lung linh sặc sỡ là thích.

Mình không thể chịu được vấn đề đơn giản nào đó trong nhà được quyết định bởi một đứa trẻ. Ví dụ, trẻ con thích xem YouTube, thế nên bật kênh khác là nó quấy, nó khóc. Mình không chấp nhận được vì nó đi ngược với tạo hóa. Trong một bầy luôn phải có con đầu đàn, và chắc chắn không phải là con nhỏ nhất mới sinh ra.

Cũng có rất nhiều bài học về việc giạy dỗ con cái đã được giới trẻ nhận ra và khắc phục. Ví dụ, ngoài Bắc ngày xưa hay có cách giỗ trẻ con khi bị vấp ngã, đó là đánh vào đồ vật làm nó ngã. Kiểu "cái bàn nó hư nó làm đau cháu bà". Về sau, đứa trẻ đánh cả bà luôn. Những ví dụ như trên 10 năm trước là nhiều, bây giờ đỡ hơn.

Mình con trẻ con là sự phản ánh của người lớn. Quan sát đứa trẻ có thể giúp mình hiểu rất nhiều về con người của bố mẹ nó. Có người lớn lên với tuổi thơ vất vả, nay cũng chỉ mong những điều tốt nhất cho con. Nhưng đừng vì tấm lòng yêu thương đó mà thành ra nuông chiều, trẻ con nhanh lắm, nhanh lớn, nhanh học hỏi, học hỏi những điều tốt, và cả những điều xấu.

Tương tự nhà mình nhỉ?

Mình thường nói vui là:

  • Tuổi thơ của cha, chú mình là đánh đáo, bắn bi, chăn trâu,...
  • Tuổi thơ của mình là game Audition, Đột kích, Võ Lâm Truyền Kỳ,...
  • Tuổi thơ của em mình là game Dota, LoL,...

Bản chất là định nghĩa "tuổi thơ" khác nhau. Thật là mình cũng thông cảm cho phụ huynh của bạn đang chơi điện thoại kia, vì đôi khi chỉ là để tránh phiền phức thôi thôi - trường hợp này thì gặp phổ biến. Nhà mình nhiều khi cũng làm như thế, nhất là khi cho ăn.

Cái khó của các phụ huynh bây giờ là làm sao để cân bằng được cả 2 thứ: vừa phải cho trẻ tiếp xúc với công nghệ để tránh bị lạc hậu, vừa phải nhận biết được "điểm dừng" (điểm rơi) phù hợp. Mà xác định "điểm rơi" luôn là một việc rất khó (ngày xưa ai hay giải bất đẳng thức ở toán phổ thông thì đều hiểu). Chưa kể xác định được, rồi thực hiện được hay không lại là một câu chuyện khác.

Nói chung là khó đấy, tôi thì nghĩ lỗi thuộc cả về thời đại, và cả giáo dục của gia đình luôn. Trẻ em bây giờ sinh ra đã là "nạn nhân" rồi.

Giá như có ai đó bày cho bọn trẻ cách chơi một món đồ chơi thay vì ba mẹ của các bé đều nhất trí và đồng tình "đưa iphone/ ipad cho nó là xong chuyện!"

Mình rất đồng tình câu nói của bạn. Thật ra, đây không phải là trường hợp khó cứu vãn vì hiện có nhiều bé ở đây và mình chỉ cần kết nối các bé với nhau là được. Bé cũng như người lớn khi xưa thôi, lần đầu tiên gặp bạn cũng rất ngại và không biết làm thế nào. Mình thấy rất vui vì hiện nay thị trường boardgame - các loại game cờ tỷ phú, cá ngựa... sôi động trở lại và có những game được thiết kế sinh động để các em học chuyện cổ tích Việt trong đó nữa. Một hãng giày Việt có đưa ra loại game này, mong người lớn chú ý các em và có thể giới thiệu cho các em những game tương tác con người với nhau nhiều hơn.