Làm sao để phản biện mà không khiến người nghe cảm thấy khó chịu?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

phản biện

,

kỹ năng phản biện

,

khó chịu

,

tâm lý học

,

đắc nhân tâm

,

kỹ năng mềm

Thực ra nhiều người đang đánh đồng giữa việc "phản biện" với "phê bình" dẫn đến người nói và người nghe đôi khi có những cảm xúc không tốt về nhau. Người nói chỉ ra điểm sai, thiếu sót của người khác nên cảm thấy áy náy, còn người nghe nghĩ người nói đang đánh giá, xem xét, phê bình mình nên cảm thấy khó chịu. Mình nghĩ phản biện không phải là chứng mình một cái là sai, chỉ đơn thuần chỉ ra ưu nhược điểm rồi rồi chất vấn lẫn nhau mà phản biện là khả năng đào sâu hơn để hiểu bản chất của vấn đề, phát triển dòng suy nghĩ về cùng vấn đề đó. Do đó, đòi hỏi người phản biện phải có khả năng diễn giải, phân tích vấn đề theo quan điểm của mình (tại sao tôi lại đưa ra quan điểm như vậy? ) và nếu ý kiến của bạn hợp tình, hợp lý có khả năng thuyết phục cao đối với người nghe thì không những người nghe không cảm thấy khó chịu mà còn thán phục, ngưỡng mộ bạn. Tuy nhiên, muốn được điều này bạn cần có sự am hiểu vấn đề, kiến thức sâu rộng và rèn luyện tư duy phản biện mỗi ngày.

Trả lời

Thực ra nhiều người đang đánh đồng giữa việc "phản biện" với "phê bình" dẫn đến người nói và người nghe đôi khi có những cảm xúc không tốt về nhau. Người nói chỉ ra điểm sai, thiếu sót của người khác nên cảm thấy áy náy, còn người nghe nghĩ người nói đang đánh giá, xem xét, phê bình mình nên cảm thấy khó chịu. Mình nghĩ phản biện không phải là chứng mình một cái là sai, chỉ đơn thuần chỉ ra ưu nhược điểm rồi rồi chất vấn lẫn nhau mà phản biện là khả năng đào sâu hơn để hiểu bản chất của vấn đề, phát triển dòng suy nghĩ về cùng vấn đề đó. Do đó, đòi hỏi người phản biện phải có khả năng diễn giải, phân tích vấn đề theo quan điểm của mình (tại sao tôi lại đưa ra quan điểm như vậy? ) và nếu ý kiến của bạn hợp tình, hợp lý có khả năng thuyết phục cao đối với người nghe thì không những người nghe không cảm thấy khó chịu mà còn thán phục, ngưỡng mộ bạn. Tuy nhiên, muốn được điều này bạn cần có sự am hiểu vấn đề, kiến thức sâu rộng và rèn luyện tư duy phản biện mỗi ngày.

Chủ yếu ở cách dùng từ khéo léo thôi. Thay vì nói rằng "bạn sai rồi, để tôi giải thích cho" thì nói thế này "mình nghĩ bạn nói gần đúng, để mình bổ sung nhé"

Thông thường chẳng ai thích nghe chê trách và phản biện ý kiến của bản thân cả, nên chúng ta hãy nói theo phương diện góp ý , hoàn thiện câu trả lời cho họ thì vừa không gây khó chịu lại có được thiện cảm.

Phản biện nhưng không phải nói liến thoắng như tát nước vào mặt người ta như muốn ăn tươi nuốt là cái thứ nhất.

Thứ 2 là biểu cảm, thái độ khi phản biện không được khó chịu hay chưng ra cái vẻ mặt khó đăm đăm.

Thứ 3, xác định phản biện để đi đến phương án tốt nhất chứ không nhằm mục đích chiến thắng.

Thứ 4 là phản biện, đi sâu vào vấn đề chứ không vòng vo tam quốc tránh để người nghe khó hiểu.

Thứ 5 có luận điểm, luận cứ, dẫn chứng rõ ràng, hợp lý.

Điều quan trọng là cần tôn trọng và lắng nghe ý kiến phản biện của người khác. Như vậy người khác cũng sẽ lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn.

Nhắc đến quan điểm của người khác một cách đầy tôn trọng chứ không phải kiểu gạt bỏ đi một cách quyết liệt và độc tôn ý kiến của bản thân.

Phản biện theo mục tiêu chung để tìm ra giải pháp tốt nhất chứ không phải để chứng tỏ mình giỏi hơn hay ý kiến của mình là hay nhất.

Dành thời gian tìm kiếm & nghiên cứu kiến thức, thông tin để phản biện 1 cách thuyết phục.

Không mang ý kiến chủ quan, dùng cảm tính để phản biện.

"Theo tâm lý chung của con người: ai cũng thích được khen và không ai muốn bị phê bình."

Viết nhiều vào viết hay vào đi vào lòng người ấy bỏ qua nội dung chính của câu hỏi đê bạn nhé