Có thể nào áp dụng triết lý đạo Phật vào việc cải cách giáo dục Việt Nam? (P.2)
Giáo dục luôn là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với sự phồn vinh của một đất nước, bởi nó có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển lâu dài của các thế hệ tương lai. Nhưng nó có thực sự đang được quan tâm một cách đúng mực?
Trong phần trước của bài viết, chúng ta đã bàn luận về những vấn đề và thực trạng đáng quan ngại của nền giáo dục Việt Nam (GDVN) và đưa ra luận điểm rằng sự áp dụng các triết lý đạo Phật vào việc cải cách GDVN có thể là một giải pháp khả quan.
Phần trước của bài viết đã phân tích tại sao những hệ tư tưởng từ Phật Giáo như lối tư duy thực tiễn, tư duy phản biện, cách tiếp cận (approach) với giáo dục theo hướng "tối giản" (minimalism) nên được tham khảo và nếu được có thể đưa vào việc cải cách GDVN.
Phần này của bài viết sẽ tập trung phân tích những phương pháp cụ thể hơn, mang tính cá nhân nhiều hơn, mà mỗi bạn đọc có thể tự áp dụng, nhằm thay đổi và nâng cao hiệu quả trong việc học tập cũng như công tác giảng dạy của mình.
Nguồn: Everyday Power Blog
Bước trên con đường Trung Đạo (Middle Way) đến với giáo dục
Trung Đạo (Middle Way, hoặc Middle Path), còn gọi là Bát Chánh Đạo, là phương pháp mà các hành giả Phật Giáo khuyên người học áp dụng, nhằm hạn chế và thoát khỏi mọi khổ đau (mời bạn đọc tìm hiểu thêm về nội dung Bát Chánh Đạo tại đây).
Về căn bản, một người khi đã bước trên con đường Trung Đạo cần phải học cách kiểm soát và khắc chế khuynh hướng sa lầy vào bất cứ một thói quen suy nghĩ hoặc hành động nào đấy theo cách quá cực đoan. Một người chỉ có thể được cho là đã áp dụng phương pháp Trung Đạo một cách thành công, khi anh ta biết cách giữ cân bằng trong mọi hoạt động trong cuộc sống của mình, khi anh ta biết điểm dừng. Đây cũng là nguồn gốc của cái tên Trung Đạo, từ "trung" ở đây có nghĩa là trung dung, không thái quá theo bất cứ hướng nào.
Bước trên con đường Trung Đạo tức là tránh khỏi các thái cực (trắng & đen). Nguồn: The Last American Vagabond
Nếu các em học sinh sinh viên (HSSV) biết cách áp dụng phương pháp này, tự nhận thức được rằng vào thời điểm nào cần học chăm chỉ hơn, cũng như thời điểm nào cần nghỉ ngơi, thư giãn, biết tiến biết thoái...thì các em có thể tránh được những cơn căng thẳng (stress) và đau đầu không đáng có, đến từ việc học.
Việc này tất nhiên đòi hỏi một sự rèn luyện qua thời gian dài, bởi lẽ con người chúng ta vốn không thực sự giỏi việc kiểm soát bản thân và giữ quân bình.
Bên cạnh đó, nếu bản thân các nhà quản lý giáo dục, cũng như các thầy cô giáo, có thể áp dụng phương pháp Trung Đạo trong giảng dạy và biết cách hạn chế tham vọng về điểm thi đua và bệnh thành tích của mình. Bằng cách này, có lẽ các em HSSV cũng sẽ phần nào cởi bỏ bớt được áp lực học tập!?
Bệnh thành tích trong giáo dục. Nguồn: dantri.com.vn
Có thể đưa Chánh Niệm (Mindfulness) và thiền định (meditation) vào không gian lớp học?
Lợi ích của việc thực hành Chánh Niệm và thiền định (bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về những lợi ích của thiền định tại đây) có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với nhiều bạn đọc.
Hầu hết chúng ta đều đã biết được những lợi ích đến từ việc hành thiền, ví dụ như giúp giữ tâm hồn chúng ta được an tịnh (peace of mind), dẫn tới việc cải thiện sức khỏe tâm lý. Một tâm lý tích cực sẽ tạo ra một thân thể khỏe mạnh. Và ngược lại, việc giữ Chánh Niệm (bạn đọc có thể tìm hiểu lại định nghĩa tại đây) có thể giúp chúng ta đẩy lùi những thói hư tật xấu, vì thế có thể tránh xa được bệnh tật.
Ngoài lợi ích về sức khỏe tinh thần và thể chất, việc hành thiền còn có thể giúp các em HSSV, và cả thầy cô giáo, rèn luyện và nâng cao khả năng tập trung của mình - khả năng đang dần thui chột trong chúng ta, trong thời đại nhiễu loạn thông tin, lạm dụng Internet và mạng xã hội ngày nay.
Nguồn: startmag.it
Trong môi trường làm việc hiện đại, các nhân viên cũng thường được khuyến khích phải có khả năng thực hiện một lúc nhiều công việc khác nhau (multitask), tuy nhiên sẽ phải đánh đổi số lượng với chất lượng công việc. Vì lý do đó, việc dạy cho các em hiểu được tầm quan trọng của thiền định và khả năng tập trung là vô cùng quan trọng.
Hiện nay, rất nhiều trường học tại các nước phương Tây, cả tiều học và trung học, đã đưa thiền định vào danh sách những môn học cho các em HSSV. Việt Nam chúng ta có lẽ cũng nên tham khảo hình thức giáo dục hóa thiền định này.
Cuối cùng, việc duy trì Chánh Niệm và hành thiền có thể giúp các em HSSV và các thầy cô giáo đánh thức và nuôi dưỡng Phật tính trong mình, giúp bản thân trở thành những công dân tốt và có ích trong xã hội; đồng thời có khả năng thực sự cởi mở bản thân, bởi mục đích cuối cùng của Phật Giáo chính là để khống chế Bản Ngã con người, nên những HSSV và giáo viên biết hành thiền sẽ có thể mở rộng các mối quan hệ dễ dàng hơn, tạo nền tảng cho một cuộc sống trọn vẹn, đủ đầy hơn.
Nguồn: centroterapiainfantil.com
Lời kết
Như vậy, các triết lý đạo Phật hoàn toàn có thể được áp dụng vào việc cải cách giáo dục, trong nhiều cách khác nhau, để góp phần đem lại cho giới HSSV và cả thầy cô giáo một hệ thống giáo dục cởi mở và hiệu quả hơn.
Việc áp dụng những triết lý này vào toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia theo những cách cụ thể như thế nào sẽ là một vấn đề cần phải bàn bạc kỹ lưỡng, nhưng ít nhất thì trước mắt, mỗi cá nhân chúng ta có thể thử áp dụng một vài những phương pháp cụ thể như Trung Đạo hoặc thiền định để thử tính hiệu quả của chúng đối với việc học tập.
Ngoài ra, việc xây dựng và trau dồi tư duy phản biện và khả năng nhận định đúng-sai cũng là một điều vô cùng quan trọng đối với người học, bởi lẽ một triết lý được cho là đúng đắn ngày hôm trước, vẫn hoàn toàn có thể bị phản chứng vào ngày hôm sau, không loại trừ chính những triết lý đạo Phật.
Nhiệm vụ của mỗi người chúng ta có lẽ là phải không ngừng trau dồi và bổ sung kiến thức, đồng thời liên tục tự đánh giá xem những kiến thức đó có hợp lý và áp dụng được với bản thân hay không, và không bao giờ được dừng bước trên con đường tìm kiếm chân lý và sự thật, bởi lẽ:
"Trên đời có ba điều không thể vĩnh viễn bị che lấp: Mặt trăng, Mặt trời và Sự Thật"
_ Đức Thích Ca Mâu Ni.
Nguồn: Pravs World
Cá nhân bạn đọc có suy nghĩ như thế nào về việc áp dụng các triết lý và hệ tư tưởng của Phật Giáo vào nền GDVN hiện tại? Các bạn có nghĩ đó là một phương án hiệu quả và khả thi không? Hãy cùng chia sẻ tại phần bình luận của bài viết nhé!
Nguồn:
triết lý đạo phật
,giáo dục việt nam
,cải cách giáo dục
,giáo sư chu hảo
,thiền định
,giáo dục
Cá nhân mình thì không thông thạo Phật giáo, lại càng không thể hiểu được hết triết lý đạo Phật, nhưng mình nghĩ giáo dục thời nay cũng lắm nhiêu khê. Mang tiếng cải cách giáo dục, chứ mình thấy đa số đều là muốn trên bảo dưới phải nghe, bảo học là phải học, bất kể đúng sai ra sao; đã học là phải thuộc, bất kể có hiểu hay không; rồi đã thuộc là phải thi đỗ, bất kể kiến thức có thế nào... Rốt cuộc là không biết họ muốn cải cách giáo dục theo kiểu nào, muốn sáng dân hay muốn làm cho dân tối tăm, mờ mịt thêm hơn. Lão Tử có một câu như thế này về triết lý giáo dục:
Thiện nhân giả bất thiện nhân chi sư
Bất thiện nhân giả, thiện nhân chi tư
Tức là: Người lành là thầy của kẻ ngu. Kẻ ngu là của cải của người lành.
Ý muốn nói mục đích của những người có quyền, ở đây là những người làm giáo dục, có thể là cả Bộ giáo dục, thậm chí là ở trên trên nữa, là phải làm sao cho thiên hạ càng ngu càng tốt. Vì lúc đó, ai cũng được vừa ý. Các "bậc đáng kính" ở trên vừa ý, mà các thầy cũng tha hồ kiếm được của cải từ triết lý giáo dục đó. Thành ra, có áp dụng triết lý đạo Phật vào giáo dục Việt Nam thì cũng chỉ là ở một bộ phận nhỏ, vài cá nhân đơn lẻ, hay giáo dục tại gia đình. :3
Tất nhiên là nếu áp dụng được triết lý đạo Phật vào giáo dục hiện nay thì mình nghĩ là quá tốt. Vì đạo Phật sẽ hướng con người ta đến những giá trị chân thiện mỹ tốt đẹp. Mặc dù mình cho rằng làm thế để vận dụng triết lý đạo Phật vào trong giáo dục là một câu hỏi không đơn giản, khi mà nó cần phải thỏa mãn được 3 vấn đề:
1. Bản chất con người là gì?
2. Nền giáo dục ấy muốn con người trở thành cái gì?
3. Phải làm gì để có con người chúng ta muốn?
Nguyễn Ánh Nguyệt
Cá nhân mình thì không thông thạo Phật giáo, lại càng không thể hiểu được hết triết lý đạo Phật, nhưng mình nghĩ giáo dục thời nay cũng lắm nhiêu khê. Mang tiếng cải cách giáo dục, chứ mình thấy đa số đều là muốn trên bảo dưới phải nghe, bảo học là phải học, bất kể đúng sai ra sao; đã học là phải thuộc, bất kể có hiểu hay không; rồi đã thuộc là phải thi đỗ, bất kể kiến thức có thế nào... Rốt cuộc là không biết họ muốn cải cách giáo dục theo kiểu nào, muốn sáng dân hay muốn làm cho dân tối tăm, mờ mịt thêm hơn. Lão Tử có một câu như thế này về triết lý giáo dục:
Thiện nhân giả bất thiện nhân chi sư
Bất thiện nhân giả, thiện nhân chi tư
Tức là: Người lành là thầy của kẻ ngu. Kẻ ngu là của cải của người lành.
Ý muốn nói mục đích của những người có quyền, ở đây là những người làm giáo dục, có thể là cả Bộ giáo dục, thậm chí là ở trên trên nữa, là phải làm sao cho thiên hạ càng ngu càng tốt. Vì lúc đó, ai cũng được vừa ý. Các "bậc đáng kính" ở trên vừa ý, mà các thầy cũng tha hồ kiếm được của cải từ triết lý giáo dục đó. Thành ra, có áp dụng triết lý đạo Phật vào giáo dục Việt Nam thì cũng chỉ là ở một bộ phận nhỏ, vài cá nhân đơn lẻ, hay giáo dục tại gia đình. :3
Tất nhiên là nếu áp dụng được triết lý đạo Phật vào giáo dục hiện nay thì mình nghĩ là quá tốt. Vì đạo Phật sẽ hướng con người ta đến những giá trị chân thiện mỹ tốt đẹp. Mặc dù mình cho rằng làm thế để vận dụng triết lý đạo Phật vào trong giáo dục là một câu hỏi không đơn giản, khi mà nó cần phải thỏa mãn được 3 vấn đề:
1. Bản chất con người là gì?
2. Nền giáo dục ấy muốn con người trở thành cái gì?
3. Phải làm gì để có con người chúng ta muốn?