Có phải chúng ta đang sống trong một thế giới ảo (Holographic Universe)? (P.3)

  1. Khoa học

Trong những phần trước (mời bạn đọc tham khảo Phần 1Phần 2 của bài viết), chúng ta đã điểm qua một loạt các dẫn chứng cho thấy tại sao con người hoàn toàn có khả năng chỉ đang tồn tại trong một thế giới ảo, một không gian vi tính, một vũ trụ toàn ảnh - còn gọi là Holographic Universe.

Chúng ta đã bàn về tính thiếu tin cậy của các giác quan của con người, tính thuyết phục của các giấc mơ, những loại sóng tồn tại trong không gian sống của chúng ta (như sóng radio, sóng Wi-Fi, sóng ánh sáng...), hệ số Fibonacci và công nghệ ảnh toàn ký (Hologram).

Còn có những dẫn chứng nào khác cho thấy sự tồn tại của vũ trụ toàn ảnh? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua phần cuối của bài viết nhé!

Thí nghiệm khe đôi (Double Slit) trong vật lý lượng tử (Quantum Physics)

Trước khi đi sâu vào thí nghiệm này, chúng ta hãy cùng quay ngược lại với lĩnh vực vật lý lượng tử đã học thời cấp 3. Để giải thích một cách ngắn gọn cho bạn đọc:

quantum-physics

Nguồn: Free Video Lectures

Thế giới vật chất mà chúng ta sống trong được cấu tạo từ những hạt phân tử (molecule) và nguyên tử (atom) nhỏ li ti. Một nguyên tử lại được cấu thành bởi các hạt proton (điện tích +), electron (điện tích -) và neutron (trung tính). Bản thân các hạt này lại được cấu thành bởi các hạt khác còn nhỏ hơn nữa. Những hạt siêu nhỏ này được gọi là hạt lượng tử. Ví dụ: các hạt quark, lepton, gluon, photon (hạt cấu thành nên trường điện từ quanh ta)...Vật lý lượng tử là ngành vật lý nghiên cứu quy tắc hoạt động của các hạt lượng tử này.

Vậy, vật lý lượng tử có gì đặc biệt? Mời bạn đọc theo dõi video sau, về thí nghiệm khe đôi (Double Slit):

Nguồn: YouTube

Như vậy, sau thí nghiệm, tiến sỹ Quantum đã phát hiện ra rằng các hạt lượng tử không chỉ có thể tồn tại dưới cả 2 dạng sóng (wave) và hạt (marble), mà chúng còn có thể linh hoạt biến đổi dạng tồn tại từ sóng sang hạt và ngược lại, tùy thuộc vào việc ta có quan sát chúng hay không. Cứ như thể là những hạt lượng tử này cũng có một độ thông minh, một khả năng suy nghĩ và ý thức nhất định, để có thể tự động biến đổi theo từng tình huống.

Vậy, trí thông minh này, khả năng tự ý thức này của các hạt lượng tử - các hạt căn bản nhất cấu thành nên vũ trụ của chúng ta - từ đâu mà đến? Phải chăng vũ trụ của chúng ta chính là một thực thể sống (entity) có khả năng tự ý thức và suy nghĩ!? Và nếu đó là sự thực, thì ai hoặc cái gì đã tạo ra thực thể này!?

Dù sao thì, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều điểm tương đồng giữa các tế bào và cơ quan trong cơ thể người và các thực thể vũ trụ (ngôi sao, tinh vân...) và chính bản thân vũ trụ. Vậy thì nói rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống trong thực chất chính là một thực thể sống cũng không phải một điều quá khó hiểu!

the-goi-ao

Sự tương đồng giữa cơ thể con người và các thực thể trong vũ trụ. Nguồn: Pinterest

Và, nếu như dạng tồn tại của vạn vật xung quanh ta, kể cả cơ thể của con người chúng ta, đều có thể linh động biến đổi (giữa dạng sóng và hạt) và mang tính bất định như thí nghiệm khe đôi cho thấy, thì liệu những cảm nhận của chúng ta về bản ngã của mình, về tính xác định, tính thật của thế giới này có thực sự đáng tin cậy!?

Các chuyên gia nói gì về thế giới ảo?

Elon Musk - doanh nhân, tỉ phú người Mỹ gốc Nam Phi, nhà sáng lập công ty SpaceX và đồng sáng lập của Tesla Motors và PayPal - ông là người tiên phong trong việc phóng thành công tên lửa tái sử dụng (recyled rocket) đầu tiên trên thế giới, đưa một chiếc xe hơi vào vũ trụ, cùng nhiều thành tựu khác.

Trong một buổi nói chuyện tại Hội Nghị Cấp Cao Toàn Cầu (World Government Summit) 2017, khi được hỏi về việc liệu nhân loại có đang tồn tại trong một thế giới ảo, Elon Musk đã trả lời rằng đó là một việc hoàn toàn khả thi:

Nguồn: YouTube

Elon Musk lập luận: khi quan sát quá trình phát triển của các thế hệ video game (trò chơi điện tử/vi tính), chúng ta sẽ nhận thấy rằng những thế hệ game đầu tiên có cấu hình và giao diện cực kì đơn giản, ví dụ điển hình là game "Pong", được phát triển và giới thiệu đến cộng đồng người chơi vào năm 1972:

pong-game

Nguồn: Codelab Academy of Young Innovators

Thế hệ tiếp theo là dòng game 2D nhưng có cấu hình phức tạp và giống với đời thực hơn, điển hình là những game như StarCraft (1998) và The Sims (2000):

star-craft

Game dàn trận"StarCraft" nổi tiếng một thời. Nguồn: imgur.com

the-sims

Game "The Sims" thế hệ đầu. Nguồn: ru.wikipedia.org

Sau đó, các game tiếp tục được nâng cấp và phát triển thành game 3D (giao diện không gian 3 chiều, đa góc nhìn), khiến cho cảnh vật trong game trở nên càng lúc càng giống cảnh vật ngoài đời hơn. Điển hình là các hệ game đua xe và "chặt chém" (hack & slash) như:

top speed 3d

Game "Top Speed 3D" (2014). Nguồn: appcake.net

Dynasty-Warriors

Game "Dynasty Warriors 9" (2018). Nguồn: GaneRevolution

Không dừng lại ở đó, các nhà làm game quyết định phát triển và nâng cấp giao diện của các game lên một tầng mức cao hơn nữa, thông qua việc tích hợp game vào công nghệ VR - virtual reality (thực tế ảo). Với các game VR hiện tại, người chơi không còn đơn thuần chỉ điều khiển những nhân vật trong game nữa, mà họ nhập vai trở thành chính những nhân vật đó và sống trong chính game mà họ đang chơi, dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn:

VR-games

Các game thủ "nhập vai" và "sống trong game". Nguồn: Phys.org

realistic-games

Các game thủ dường như sống trong một thực tại khác khi chơi game VR. Nguồn: GameTyrant

Một loại hình khác và tương tự game VR chính là các dòng game vận dụng công nghệ AR - augmented reality (tương tác thực tế-ảo). Dòng game này tích hợp không gian trong game vào với không gian thực, giúp cho người chơi có được góc nhìn và những trải nghiệm thú vị hơn từ chính các cảnh vật xung quanh họ:

augmented-reality-gaming

Không gian ảo và thực được tích hợp vào nhau. Nguồn: Blippar

pokemon-go-ar-game

Game "Pokemon Go" gây sốt vào năm 2016 là một game AR điển hình. Nguồn: blog.fulllab.com.br

Như vậy, chỉ trong khoảng 40 năm, các dòng game đã liên tục được phát triển và càng ngày càng trở nên khó phân biệt với đời thực. Elon Musk lập luận: vậy chúng ta đâu thể nào chắc chắn được rằng thế giới này, "thực tại" này không phải là một hệ game cao cấp hơn, được phát triển bởi một nền văn minh khác, một chủng loài khác tiên tiến và hiện đại hơn?

Lời kết

Con người chúng ta về bản chất là một giống loài có khuynh hướng bảo thủ và thích bám víu vào những hiểu biết cũ, những điều quen thuộc. Xuyên suốt lịch sử, những người như Galileo (người đưa ra thuyết "Trái Đất hình cầu"/Spherical Earth), Copernicus (người đưa ra thuyết "Nhật Tâm"/Heliocentric - Trái Đất và các hành tinh xoay quanh Mặt Trời), chúa Jesus và cả Đức Phật, đã luôn gặp phải sự chống đối từ phía các nhà thờ và những người sùng đạo và có tư duy cứng nhắc hạn hẹp.

holographic-universe

Nguồn: Out of the Box Science

Những nhà khoa học và những bậc giác giả này, tuy bị nhạo báng, xua đuổi, thậm chí bị tra tấn và giết chết, nhưng chúng ta không thể chối cãi cái chân lý trong những phát kiến của họ.

Việc chứng minh được rằng con người đang tồn tại trong một thế giới ảo hay thật, có lẽ sẽ còn phải mất một vài thế kỉ, thậm chí vài nghìn năm nữa. Nhiệm vụ của mỗi người chúng ta chính là quan tâm hơn và tích cực nghiên cứu về vấn đề này vậy.


Nguồn:

Orzel, C. (2015) Six things everyone should know about quantum physics.

NASA Earth Observatory (2009) Planetary motion: the history of an idea that launched the scientific revolution.

Rouse, M. (2015) Quantum Theory.

Wolf, J. (2016) The truth about Galileo and his conflict with the Catholic Church.

Từ khóa: 

vũ trụ toàn ảnh

,

holographic universe

,

ảnh toàn ký

,

hologram

,

thế giới ảo

,

khoa học

Đọc xong 3 phần bài viết của bạn, mình tự hỏi liệu tất cả các sự phát triển & tiến hóa về công nghệ của loài người hiện nay: ví dụ như Trí tuệ nhân tạo (AI), các công nghệ 2D, 3D rồi AR, VR... nó là một kịch bản của vũ trụ dành cho trái đất chúng ta.

Kiểu đến 1 thời điểm nào đó, vũ trụ lại mở cho chúng ta một ít tín hiệu, để con người đi gần hơn với nền văn minh; cho nhân loại thêm 1 ít tri thức, để bước gần hơn, khám phá gần hơn những thứ mà chúng ta thường gán cho cái gọi là "viễn tưởng".

Mà có khi nào, những người chết, bước sang thế giới khác mới thực sự là Sống & đang Sống ở thế giới văn minh hơn chúng ta ? Và chúng ta tưởng như là tiến hóa nhưng thực chất là đang u mê :)) 


Trả lời

Đọc xong 3 phần bài viết của bạn, mình tự hỏi liệu tất cả các sự phát triển & tiến hóa về công nghệ của loài người hiện nay: ví dụ như Trí tuệ nhân tạo (AI), các công nghệ 2D, 3D rồi AR, VR... nó là một kịch bản của vũ trụ dành cho trái đất chúng ta.

Kiểu đến 1 thời điểm nào đó, vũ trụ lại mở cho chúng ta một ít tín hiệu, để con người đi gần hơn với nền văn minh; cho nhân loại thêm 1 ít tri thức, để bước gần hơn, khám phá gần hơn những thứ mà chúng ta thường gán cho cái gọi là "viễn tưởng".

Mà có khi nào, những người chết, bước sang thế giới khác mới thực sự là Sống & đang Sống ở thế giới văn minh hơn chúng ta ? Và chúng ta tưởng như là tiến hóa nhưng thực chất là đang u mê :)) 


1. Hạt lượng tử: hình như ko có định nghĩa này.

Cơ học lượng tử là một trong những lý thuyết cơ bản của vật lý học. Cơ học lượng tử là phần mở rộng và bổ sung của cơ học Newton (còn gọi là cơ học cổ điển), là cơ sở của nhiều chuyên ngành vật lý và hóa học như vật lý chất rắn, hóa lượng tử, vật lý hạt. Khái niệm lượng tử dùng để chỉ một số đại lượng vật lý như năng lượng không liên tục mà rời rạc. (https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Cơ_học_lượng_tử)

Còn việc các hành trạng của electron trong thí nghiệm mình xin ko bàn đến. (Các nhà vật lý hàng đầu thế giới còn trọc đầu nữa là "nhà bình dân học vụ"). Nhưng việc electron thể hiện như vậy cũng đâu có nghĩa là nó hay vũ trụ có trí khôn. Nếu thực sự nó có trí khôn để lựa chọn sao trong rất nhiều lần như vậy nó ko lựa chọn lấy 1 lần giao thoa bình thường. Vì vậy, đó chỉ có thể đc gây ra bởi sự quan sát của quan sát viên bởi một sự "vướng víu" nào đó chưa thể giải thích được. 

2. Sự tương đồng giữa vũ trụ và cơ thể. Có thể có, có thể không nhưng minh họa thì chắc chắn là không. 

- Đầu tiên có thể nói 2 sự vật hoàn toàn không có 1 chút gì gọi là điểm chung. À nhầm. Có 1 cái đó là hình dạng, giống giống nhau vậy thôi. Ví dụ hình đầu tiên. Cái khối đậm đặc nhất là nơ-ron thần kinh, nó là 1 tế bào, các sợi chung quanh là các sợi trục, sợi nhánh để dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Còn ảnh kia (phải gọi là 1 phần nhỏ của vũ trụ, chứ ko phải là The Universe như trong hình - lại một kiểu cố tình chăng) phần đậm đặc là tập hợp nhiều các "cụm thiên hà", phần sợi, cũng là các cụm thiên hà thôi nhưng ít hơn và bị kéo dãn bởi các phần đậm đặc. Vậy thì 2 cái có gì giống nhau. Đừng thấy nó tựa tựa nhau mà đánh đồng vậy chứ. Hay như hình thứ 2, 1 cái là tế bào phân chia, 1 cái là ngôi sao đang tung ra vật chất, tương đồng chỗ nào nhỉ?

- Thứ hai (đầu tiên ở tít trên kia) ở hình đầu tiên, vũ trụ đó chỉ là giả thuyết hình dung của các nhà khoa học dựa trên phông vi sóng chứ loài người chưa pro đến độ có thể quan sát đc đến vậy đâu, ta ở trong nó nên không thể thấy nó như vậy được. Kính Hubble nhìn vũ trụ y như chúng ta tự nhìn cơ thể mình mà ko xó cái gương nào vậy.

- Cuối cùng (của 2. thôi). Những hình death star hay tinh vân con cua, nó không có màu như vậy đâu. Kính Hubble chụp hình và NASA tô màu cho chúng đấy, tuy cũng có theo thực tế nhưng nhìn nó ko sặc sỡ vậy đâu nhé. Nên thực tế cũng chẳng có gì là tương đồng.

3. Chung quy mọi cảm nhận của ta đối với thế giới đều là các tín hiệu điện - hóa diễn ra trong não. Nếu có một hệ thống có thể giả lập được các tín hiệu đó thì việc ta ở trong thực tế hay ở trong một "ma trận" là hoàn toàn giống nhau và không thể nào phân biệt được - Steven Hawking (không đúng nguyên văn lắm).

Bình luận này ko phản bác việc chúng ta là ảo hay là thật mà mình chỉ muốn chỉ ra những điểm chưa logic trong bài. Bởi một nhà văn thì ko thể thiếu "hư cấu" đc. 

Con người sống là để tồn tại và truyền lại gen cho đời sau. Còn những câu hỏi ở phần 1, cả ngàn năm nay chưa ai lý giải thỏa đáng đc. Nhưng hãy cứ tin thế giới này là thật đi, con người sẽ có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại. Chứ đừng cho rằng cuộc sống là ảo để mà sống buông thả. Vì những dãy số 1000111 có thể được viết lại trong thế giới ảo nhưng trong thế giới thật thì hoàn toàn không.

Bạn có phải một ĐTĐP