Có phải chúng ta đang sống trong một thế giới ảo (Holographic Universe)? (P.2)

  1. Khoa học

phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về một vài dẫn chứng cho việc con người đang sống trong một thế giới ảo, một không gian vi tính còn gọi là vũ trụ toàn ảnh. Mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu xem tại sao việc nói rằng chúng ta đang sống trong một thế giới ảo là điều vô cùng khả thi qua phần thứ 2 của bài viết.

Tỉ lệ vàng và dãy số Fibonacci

Dãy số Fibonacci, đôi khi còn gọi là Tỉ lệ Vàng (The Golden Ratio), đã được phát hiện ra bởi nhà toán học tài năng người Ý với biệt danh Fibonacci, sống vào đầu thế kỉ 13. Thế nên sau khi tìm ra hệ số, ông đã dùng chính tên mình đặt cho nó. Được biết, ông đã từng chu du khắp Arab vào thời niên thiếu, và áp dụng những quy tắc toán học của xứ sở này cho việc phát triển hệ số vàng.

Dãy số này được ông Fibonacci phát hiện ra thông qua việc quan sát tập tính sinh sản của thỏ theo từng tháng:

fibonacci-rabbits

Nguồn: SlideShare

  • Tháng đầu tiên: nuôi 1 cặp thỏ con, 1 đực 1 cái cùng với nhau (thỏ F0).
  • Tháng thứ 2: 2 thỏ con lớn lên và bắt đầu giao phối (thỏ F1).
  • Tháng thứ 3: cặp thỏ bố mẹ đẻ ra 1 cặp thỏ con, 1 đực 1 cái (thỏ F2).
  • Tháng thứ 4: cặp thỏ bố mẹ F1 đẻ lứa tiếp theo, cặp thỏ con F2 bắt đầu lớn lên và giao phối. Bây giờ cả bầy đã có 3 cặp thỏ tổng cộng.
  • Tháng thứ 5: cặp thỏ bố mẹ F1 và thỏ con F2 cùng đẻ thêm 2 cặp thỏ con nữa. Trong khi cặp thỏ thứ ba lớn lên. Bây giờ cả bầy thỏ có tổng cộng 5 cặp.

...cứ như vậy, ông Fibonacci nhận thấy số lượng các cặp thỏ trong bầy tăng dần theo thứ tự: 1, 1, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233...với số sau có giá trị bằng tổng hai số trước cộng lại.

Điểm đặc biệt đáng kinh ngạc của dãy số Fibonacci là, những con số trong dãy số trên được thể hiện trong rất nhiều những sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên.

Mời bạn đọc theo dõi video sau:

Nguồn: YouTube

he-so-vang

Dãy số Fibonacci được thể hiện trong rất nhiều sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên. Nguồn: launchcg.com

Ngoài ra, tỉ lệ vàng cũng được thể hiện trong các biểu tượng tâm linh và tôn giáo:

vong-am-duong

Biểu tượng Âm Dương của Đạo Giáo. Nguồn: Wikipedia

chu-van

Biểu tượng chữ Vạn của Phật Giáo (trái) và Hitler. Nguồn: thehande.wordpress.com

chu-van-cac-nen-van-minh

Biểu tượng chữ Vạn trong các nền văn minh cổ đại khác. Nguồn: TV Tropes

milky_way

Thiên hà Milky Way của chúng ta. Nguồn: Universe Today

Khi quan sát kỹ, chúng ta có thể thấy được rằng cả biểu tượng Âm Dương và chữ Vạn đều mang cấu trúc xoắn ốc giống với dãy số Fibonacci. Thiên hà Milky Way của chúng ta, cùng vô vàn những sự vật và hiện tượng thiên nhiên khác, như video trên cho thấy, cũng mang cấu trúc tương tự.

Như vậy, có lẽ nào những bậc giác giả như Đức Phật, Lão Tử và Trang Tử (2 vị triết gia Trung Quốc tạo dựng nền tảng cho Đạo Giáo - tìm hiểu thêm tại đây) và các nền văn minh cổ đại khác từ hàng nghìn năm trước đã hiểu được bản chất thực sự của vũ trụ, rằng thế giới này chẳng qua chỉ là một không gian vi tính được thiết lập nên bởi thuật toán (algorithm) mang tên Fibonacci!?

Công nghệ Hologram (ảnh toàn ký) đương đại

Trong cuốn Vũ Trụ Toàn Ảnh (Holographic Universe) của mình, ông Michael Talbot đã lập luận rằng việc con người đang sống trong một thế giới ảo có thể được chứng minh nhờ vào tính tương đồng trong "nguyên lý hoạt động" giữa cơ thể con người và công nghệ Hologram đương đại.

Trước hết, chúng ta cần hiểu được công nghệ Hologram là gì, và nó khác biệt như thế nào với công nghệ hình ảnh 2D thông thường?

Công nghệ Hologram, còn gọi là ảnh toàn ký, có thể được hiểu nôm na là công nghệ hình chiếu ảo 3D: thay vì tạo ra một bức ảnh 2 chiều có dạng dẹp, công nghệ Hologram cho ta những ảnh ảo dạng khối 3 chiều:

cong-nghe-anh-toan-ky

Hình 1: Công nghệ Hologram tạo ra các hình ảnh 3D. Nguồn: Physics Stack Exchange

Khi đem so sánh công nghệ Hologram và công nghệ hình ảnh 2D (hình ảnh chụp được từ máy ảnh thông thường), đội nghiên cứu của ông Talbot đã phát hiện ra một khác biệt quan trọng: thông tin và dữ liệu toàn bộ của một bức ảnh Hologram có thể được lưu trữ trong từng mảnh nhỏ li ti cục bộ của bức ảnh đó. Trong khi những bức ảnh 2D không mang đặc tính này.

Mời bạn đọc xem xét ví dụ sau để có thể hiểu rõ hơn về sự khác biệt này

Tưởng tượng rằng nàng "Scarlett Witch" xinh đẹp Elizabeth Olsen nhờ bạn chụp một tấm hình bằng máy ảnh thông thường và có được tấm hình sau:

New Project (2)

Nguồn: FCBA History

Giả sử bạn dùng máy ảnh phim, để có được tấm ảnh trên của người đẹp, bạn đã phải rửa ảnh từ thước phim sau:

anh-2d

Thước phim 2D thường thấy. Nguồn: nicholascamera.com

Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng bạn dùng kéo và cắt thước phim làm đôi, và tiếp tục rửa một bức ảnh khác của người đẹp từ thước phim đã bị cắt này. Sau khi rửa ảnh, bạn sẽ có được bức hình như sau:

New Project (3)

(Hiệu chỉnh bởi tác giả bài viết qua Photopea)

Vậy, bức hình 2D của nàng phù thủy Scarlett đã bị mất một nửa phần thân dưới, do thước phim 2D bị cắt bớt một nửa. Đây cũng chính là nguyên lý hoạt động của hình ảnh 2D: tình trạng phim thế nào thì ảnh khi rửa ra cũng y như vậy.

Còn hình ảnh 3D thì sao?

Tưởng tượng rằng bạn dùng công nghệ máy ảnh Hologram và chụp hình một cô gái. Sau đó, bạn chiếu hình ảnh này lên bằng cách sử dụng máy chiếu 3D (tương tự như trong Hình 1). Lúc này, máy chiếu sẽ cho bạn một hình ảnh như sau:

New Project

Hình ảnh Hologram của cô gái, chụp bằng máy ảnh 3D. Nguồn: butr.net

Dưới đây là một thước phim Hologram điển hình, trông hoàn toàn khác với các thước phim 2D thông thường:

film-anh-toan-ky

Nguồn: ebay.co.uk

Bây giờ, với thước phim Hologram này, bạn cũng dùng kéo và cắt nó làm đôi. Sau đó bạn cũng bỏ thước phim đã cắt này trở lại vào máy chiếu. Lúc này, thay vì cho ra hình ảnh cô gái trên bị mất một nửa khuôn mặt, giống như tình trạng đã xảy ra với bức ảnh 2D của Scarlett Witch, máy chiếu Hologram sẽ cho ra hình ảnh như sau:

New Project (1)

Hình ảnh Hologram của cô gái sau khi thước phim bị cắt đôi. (Hiệu chỉnh bởi tác giả bài viết qua Photopea)

Vậy, việc cắt đôi thước phim Hologram khiến cho hình ảnh Hologram của cô gái bị nhòa đi, thay vì bị cắt làm đôi như với các thước phim 2D.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra: khi thước phim Hologram này càng bị cắt nhỏ thành nhiều mảnh, hình ảnh Hologram của cô gái sẽ càng trở nên nhòa hơn (thay vì cũng bị cắt nhỏ thành nhiều mảnh giống thước phim). Nhưng tuyệt nhiên chúng ta vẫn luôn có được hình ảnh đầy đủ, trọn vẹn của toàn bộ khuôn mặt của cô gái. Đây chính là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa công nghệ ảnh 2D và công nghệ Hologram.

Đây có lẽ cũng là nguyên nhân tại sao công nghệ này được gọi là ảnh toàn ký, ám chỉ rằng mọi dữ liệu và thông tin của cái toàn bộ luôn được chứa trong tất cả các phần nhỏ cục bộ (hình ảnh khuôn mặt cô gái được chứa trong tất cả các mảnh phim Hologram, dù chúng bị cắt nhỏ đến đâu).

Vậy, ông Talbot có ý gì khi nói rằng nguyên lý hoạt động của cơ thể con người mang tính tương đồng với công nghệ Hologram?

Trước hết, chúng ta sẽ nói về não bộ và trí nhớ của con người. Ông Talbot cho biết, não bộ và trí nhớ của con người vốn không hoạt động theo cách mà chúng ta vẫn nghĩ. Đa phần chúng ta, kể cả một bộ phận các nhà khoa học, đều có suy nghĩ: mỗi phần của bộ não chịu trách nhiệm chứa một mảng ký ức khác nhau.

Qua những thí nghiệm của mình, ông Talbot đã chứng minh được rằng giả thuyết trên là sai. Trong tất cả những bệnh nhân của ông - những người mắc các chứng bệnh liên quan đến não bộ, nên cần phải thực hiện những phẫu thuật cắt bỏ bớt một vài phần của bộ não.

nao-bo-anh-toan-ky

Mỗi phần trong bộ não có thực sự chỉ chịu trách nhiệm cho một mảng ký ức? Nguồn: npr.org

Khi được hỏi, những bệnh nhân này cho biết họ không hề quên đi bất cứ mảng ký ức cụ thể nào. Họ vẫn nhớ tất cả những sự kiện đã xảy ra xuyên suốt cuộc đời họ, nhưng so với những người không bị cắt bớt các phần trong bộ não, trí nhớ của những bệnh nhân này có phần nhạt nhòa và không rõ ràng bằng.

Đặc biệt, những người nào càng bị cắt bớt nhiều phần trong bộ não thì trí nhớ họ sẽ càng trở nên nhòa hơn: họ vẫn nhớ toàn bộ các sự kiện chính yếu trong cuộc đời họ (ví dụ: công tác ở đâu, có lập gia đình hay không...) nhưng quên gần hết những chi tiết của các sự kiện (ví dụ: năm bao nhiêu tuổi bắt đầu đi làm, năm ngoái đi du lịch những đâu...).

Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về lĩnh vực châm cứu (acupuncture), Talbot và nhóm nghiên cứu của ông cũng phát hiện ra nguyên tắc hoạt động tương tự trên cơ thể con người: chỉ cần châm cứu đúng vào các huyệt đạo quan trọng, chúng ta có thể chữa khỏi những căn bệnh và cơn đau trên toàn bộ cơ thể.

New Project

Các huyệt đạo trên vành tai và bàn tay. (Hiệu chỉnh bởi tác giả bài viết qua Photopea)

Như vậy, cả trí nhớ, não bộ và cơ thể chúng ta đều hoạt động theo nguyên lý của ảnh toàn ký (Hologram): thông tin và dữ liệu của cái toàn bộ được chứa trong cái cục bộ:

  • Toàn bộ hình ảnh Hologram của cô gái được chứa trong từng mảnh nhỏ li ti của thước phim Hologram.
  • Toàn bộ các mảng ký ức của một người được chứa trong từng phần của não bộ người đó.
  • Các chứng bệnh và cơn đau trên toàn bộ cơ thể có thể được chữa khỏi bằng cách châm cứu các huyệt đạo trên từng bộ phận trong cơ thể.

Điều này ám chỉ rằng, não bộ và cơ thể của con người chúng ta cũng mang bảng chất của ảnh toàn ký!? Của một ảo ảnh không gian 3 chiều!? Và nếu như điều đó đúng thì việc con người chúng ta đang sống trong một vũ trụ toàn ảnh cũng không có gì quá khó hiểu!

Mời bạn đọc bấm vào đây để tiếp tục theo dõi phần cuối của bài viết.


Nguồn:

Byrne, M. (2015) Rabbits all the way down: the Fibonacci sequence.

Talbot, M. (1991) The Holographic Universe.

Thomas, R. (2015) The Fibonacci sequence: a brief introduction.

Từ khóa: 

vũ trụ toàn ảnh

,

holographic universe

,

thế giới ảo

,

ảnh toàn ký

,

hologram

,

khoa học

1. cả biểu tượng Âm Dương và chữ Vạn đều mang "cấu trúc xoắn ốc của hệ số Fibonacci".

"cấu trúc xoắn ốc của hệ số Fibonacci" cái này ko biết là do dịch thuật hay do tác giả cố tình đưa vào để thêm tính thuyết phục, vì theo mình biết ko có bất cứ định nghĩa nào như vậy cả. Dãy số Fibonacci nó xuất hiện trong tự nhiên là do các số lượng các nhánh xoắn ốc theo các số trong dãy số trên, chứ bản thân cấu truc xoắn ốc ko liên quan gì đến dãy số này cả. Các bạn có thể xem thêm trên wiki, phần dãy số Fibonacci trong tự nhiên: link cuối bài

Vì vậy, biểu tượng Âm Dương hay chữ Vạn... có vẻ ko liên quan gì ở đây. Nó chỉ có cấu trúc xoắn ốc và ko có phần nào phía to bằng tổng 2 phần ngay trước nó, như định nghĩa của dãy Fibonacci.

Và nữa là ng ta thường gọi là dãy Fibonacci chứ ko phải là hệ số. Đừng nhầm lẫn với tỷ lệ vàng.

2. Việc cắt đôi tấm hình. Có thể tác giả ko biết hoặc cố ý ko nhắc đến?!?!!

Ảnh hologram thì mình biết còn việc chụp bằng máy ảnh 3D thì mình chưa tìm hiểu. Nhưng ảnh 2D vẫn tương tự. Nhưng ko phải là cắt đôi mà bạn phải cắt theo 1 chiều thành từng dải mảnh, rồi ghép lại theo kiểu lấy 1 dải bỏ dải tiếp theo. Kết quả bạn vẫn sẽ nhận được 1 tấm hình như vậy nhưng mờ hơn. Cái này mình ko nhớ từ khóa để tìm, nhưng chắc chắn nó vẫn như ảnh 3D trong bài.

3. Việc ký ức một người. Trc đây munhf xem trên NHK thì phải. Ký ức được chia lẻ ra và mỗi phân vùng nhớ 1 phần chứ ko dồn hết về 1 phân vùng như ổ cứng máy tính. Mờ nhạt vì những phần đã cắt bỏ chứa chỉ 1 phần thông tin. Điều đó cũng chẳng thể nói lên rằng cơ thể là hình chiếu hologram. 2 cái theo mình hầu như chẳng liên quan gì nhau.

4. Huyệt đạo châm chỗ này hết đau chỗ kia. Thì có liên quan gì? Não mình liên kết vấn đề kém hay 2 vấn đề hoàn toàn ko liên quan gì đến nhau? Huyệt đạo là các đầu mối dây thần kinh, mạch máu. Và hệ thống thần kinh thì thường liên kết với nhau thành một hệ thống. Như hệ thống điện thoại. Khi bấm số đầu này thì đầu kia đổ chuông vậy. Việc kích thích đầu dây thần kinh ở 1 điểm có thể tạo ra các xung thần kinh làm ảnh hưởng đến 1 vùng khác trên cơ thể. Vậy thì có vấn đề gì với việc cơ thể hay vũ trụ là ảnh toàn ký.

Nếu muốn nói ảnh toàn ký thực sự thì phải nói đến DNA. Chỉ cần 1 cho tất cả và tất cả chỉ có 1. Nhưng DNA là 1 câu chuyện khác. Ko có tác dụng gì ở đây.

Trên đây mình chỉ ra những điểm theo hiểu biết của mình là bất hợp lý. Mình sẽ đọc tiếp phần 3. Còn phần 1 thì thiên hướng triết học quá, tính sau.

Trả lời

1. cả biểu tượng Âm Dương và chữ Vạn đều mang "cấu trúc xoắn ốc của hệ số Fibonacci".

"cấu trúc xoắn ốc của hệ số Fibonacci" cái này ko biết là do dịch thuật hay do tác giả cố tình đưa vào để thêm tính thuyết phục, vì theo mình biết ko có bất cứ định nghĩa nào như vậy cả. Dãy số Fibonacci nó xuất hiện trong tự nhiên là do các số lượng các nhánh xoắn ốc theo các số trong dãy số trên, chứ bản thân cấu truc xoắn ốc ko liên quan gì đến dãy số này cả. Các bạn có thể xem thêm trên wiki, phần dãy số Fibonacci trong tự nhiên: link cuối bài

Vì vậy, biểu tượng Âm Dương hay chữ Vạn... có vẻ ko liên quan gì ở đây. Nó chỉ có cấu trúc xoắn ốc và ko có phần nào phía to bằng tổng 2 phần ngay trước nó, như định nghĩa của dãy Fibonacci.

Và nữa là ng ta thường gọi là dãy Fibonacci chứ ko phải là hệ số. Đừng nhầm lẫn với tỷ lệ vàng.

2. Việc cắt đôi tấm hình. Có thể tác giả ko biết hoặc cố ý ko nhắc đến?!?!!

Ảnh hologram thì mình biết còn việc chụp bằng máy ảnh 3D thì mình chưa tìm hiểu. Nhưng ảnh 2D vẫn tương tự. Nhưng ko phải là cắt đôi mà bạn phải cắt theo 1 chiều thành từng dải mảnh, rồi ghép lại theo kiểu lấy 1 dải bỏ dải tiếp theo. Kết quả bạn vẫn sẽ nhận được 1 tấm hình như vậy nhưng mờ hơn. Cái này mình ko nhớ từ khóa để tìm, nhưng chắc chắn nó vẫn như ảnh 3D trong bài.

3. Việc ký ức một người. Trc đây munhf xem trên NHK thì phải. Ký ức được chia lẻ ra và mỗi phân vùng nhớ 1 phần chứ ko dồn hết về 1 phân vùng như ổ cứng máy tính. Mờ nhạt vì những phần đã cắt bỏ chứa chỉ 1 phần thông tin. Điều đó cũng chẳng thể nói lên rằng cơ thể là hình chiếu hologram. 2 cái theo mình hầu như chẳng liên quan gì nhau.

4. Huyệt đạo châm chỗ này hết đau chỗ kia. Thì có liên quan gì? Não mình liên kết vấn đề kém hay 2 vấn đề hoàn toàn ko liên quan gì đến nhau? Huyệt đạo là các đầu mối dây thần kinh, mạch máu. Và hệ thống thần kinh thì thường liên kết với nhau thành một hệ thống. Như hệ thống điện thoại. Khi bấm số đầu này thì đầu kia đổ chuông vậy. Việc kích thích đầu dây thần kinh ở 1 điểm có thể tạo ra các xung thần kinh làm ảnh hưởng đến 1 vùng khác trên cơ thể. Vậy thì có vấn đề gì với việc cơ thể hay vũ trụ là ảnh toàn ký.

Nếu muốn nói ảnh toàn ký thực sự thì phải nói đến DNA. Chỉ cần 1 cho tất cả và tất cả chỉ có 1. Nhưng DNA là 1 câu chuyện khác. Ko có tác dụng gì ở đây.

Trên đây mình chỉ ra những điểm theo hiểu biết của mình là bất hợp lý. Mình sẽ đọc tiếp phần 3. Còn phần 1 thì thiên hướng triết học quá, tính sau.