Chiến tranh Việt Nam và những trận đánh nổi tiếng - Phần 3
Chiến tranh Việt Nam và những trận đánh nổi tiếng - Phần 1
Chiến tranh Việt Nam và những trận đánh nổi tiếng - Phần 2
15. Trận Khâm Đức
Diễn ra vào ngày 10-12/5/1968, có thể xem đây đây là một phiên bản khác của trận Khe Sanh nổi tiếng.
Phía QDNDVN và QGPMN có khoảng 2500 binh sĩ do Chu Huy Mân và Giáp Văn Cương chỉ huy. Phía Mỹ và đồng minh có khoảng 1400 binh sĩ do William Westmoreland, Robert Nelson, Chris Silva... chỉ huy.
Trận đánh kết thúc với thắng lợi của QDNDVN khi xóa xổ được căn cứ quân sự Khâm Đức, buộc Mỹ phải rút bỏ khỏi khu vực. Ngày 12/5/1968 QDNDVN làm chủ hoàn toàn sân bay này.
16. Chiến dịch Campuchia
Diễn ra vào ngày 29/4-22/7/1970, là một chiến dịch lớn trên đất Campuchia do Mỹ, VNCH và Cộng hòa Khmer phát động.
Phía QDNDVN, QGPMN và Khmer Đỏ có khoảng 40.000 binh sĩ do Hoàng Văn Thái và Phạm Hùng chỉ huy. Phía Mỹ, QLVNCH và CH Khmer có khoảng 100.000 binh sĩ do Lưu Mộng Lan, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Creighton Abrams... chỉ huy.
Chiến dịch kết thúc với thắng lợi quân sư cho phía Mỹ khi học thu giữ được nhiều vũ khí và vật tư chiến tranh của QGPMN. Tuy vậy Mỹ vẫn không thể bắt giữ được các lãnh đạo chủ chốt của MTDTGPMN.
17. Chiến dịch Lam Sơn 719
Diễn ra vào ngày 8/2-25/3/1971, là chiến dịch quân sự đầu tiên và quy mô nhất do phía Mỹ, VNCH và Vương quốc Lào phát động sau kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Đây được xem là một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Việt Nam.
Phía QDNDVN, QGOMN và Pathet Lào có khoảng 35.000-50.000 binh sĩ do Lê Trọng Tấn và Lê Quang Đạo chỉ huy. Phía Mỹ, QLVNCH và VQ Lào có khoảng 20.000 binh sĩ QLVNCH và 10.000 lính Mỹ đóng vai trò hậu cần, do Hoàng Xuân Lãm, Dư Quốc Đống, Creighton Abrams... chỉ huy.
Chiến dịch này được phía Mỹ đặc biệt quan tâm vì nó phản ánh kết quả của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh do Mỹ để xướng. QD Mỹ sẽ không tham chiến trực tiếp mà chỉ đóng vai trò hậu cần, vận tải và ném bom hỗ trợ. Lúc đầu Mỹ khá tự tin rằng QLVNCH sẽ thành công vang dội, chứng minh rằng họ có thể tự đứng vững khi đối đầu với QDNDVN. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. QLVNCH đã chiến đấu yếu kém, cả về kỹ thuật và tinh thần chiến đấu. Thêm nữa tướng Lãm hoàn toàn không phải là đối thủ của tướng Tấn!
Khi QLVNCH bắt đầu triệt thoái khỏi Lào, họ đã tự đặt mình vào một cái bẫy đẫm máu. QDNDVN và QGPVN bắt đầu truy kích mạnh mẽ, tiêu diệt gần như các đơn vị thiện chiến nhất của QLVNCH. Nhiều người lính VNCH cởi bỏ quân dụng, vứt bỏ xe cộ để chạy bộ băng rừng về lại biên giới. Cuộc triệt thoái trở thành cuộc bỏ chạy vô tổ chức cùng với thương vong cực lớn.
Chiến dịch kết thúc với thất bại nặng nề cho phía Mỹ và đồng minh. Ngoài ra chiến dịch cũng dạy cho Mỹ bài học đắt giá: trực thăng vũ trang có tính cơ động và cần thiết, nhưng chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể thay thế tăng-thiết giáp.
18. Chiến dịch Chenla II
Diễn ra vào ngày 20/8-3/9/1971, là một chiến dịch quan trọng do Cộng hòa Khmer tự tiến hành với hỗ trợ từ Mỹ.
Phía QDNDVN, QGPMN vả Khmer Đỏ có khoảng 20.000 binh sĩ do Trần Văn Trà chỉ huy. Phía CH Khmer có khoảng 25.000 binh sĩ do Hou Hang Sin chỉ huy.
Chiến dịch kết thúc với thắng lợi quyết định cho QDNDVN khi giữ vững được các căn cứ và khu vực họ kiểm soát. Rõ ràng quân đội CH Khmer không phải là đối thủ của QDNDVN.