Các anh chị hãy chia sẻ một số tip giúp sinh viên quản lí tài chính tốt?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Câu hỏi được gộp với Có cách nào Quản lý tài chính của sinh viên không?

Đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng công cụ excell thiết kế và quản lý thu chi cá nhân theo hình ảnh của mình, bảng này mình làm từ hồi năm 2 và đến tận bh vẫn tiếp tục sử dụng

Bên cạnh đó ứng dụng trên đt cũng có pm heo đất cũng là 1 công cụ tốt để quản lý chi tiêu

Nguyên tắc chính: Tăng thu giảm chi

Bớt thời gian chơi bời và đi làm thêm vs cv phù hợp để bạn có thêm ngân sách hoặc kinh nghiệm

https://cdn.noron.vn/2021/06/07/88028259558513806-1623074780.pnghttps://cdn.noron.vn/2021/06/07/1742134611582742-1623074780.png
Trả lời

Đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng công cụ excell thiết kế và quản lý thu chi cá nhân theo hình ảnh của mình, bảng này mình làm từ hồi năm 2 và đến tận bh vẫn tiếp tục sử dụng

Bên cạnh đó ứng dụng trên đt cũng có pm heo đất cũng là 1 công cụ tốt để quản lý chi tiêu

Nguyên tắc chính: Tăng thu giảm chi

Bớt thời gian chơi bời và đi làm thêm vs cv phù hợp để bạn có thêm ngân sách hoặc kinh nghiệm

https://cdn.noron.vn/2021/06/07/88028259558513806-1623074780.pnghttps://cdn.noron.vn/2021/06/07/1742134611582742-1623074780.png

Mình thấy đã có 1 bài viết ở Noron chia sẻ về vấn đề này khá hay. Bạn thử đọc xem nhé!

Chào bạn,

Gần đây, mình có học được một tư duy rất hay. Học quản lý tài chính trước hết cần học cách quản lý bản thân. Nếu bạn quản lý bản thân tốt thì sẽ quản lý được tài chính tốt.

Trước đây, mình có tìm hiểu rất nhiều về các cách quản lý tài chính. Ví dụ như quản lý thu nhập theo phương thức 6 chiếc hũ, 50/30/20. Tuy nhiên, tình hình cũng không cải thiện được là bao nhiêu. Mình luôn tiêu số tiền mà mình định bụng để ra. Kể cả khi mình đã để ra thành một món riêng, mình vẫn tìm cách động vào số tiền đó nếu xuất hiện nhu cầu gì đó.

Sau này, mình đã quyết tâm thực hành kỷ luật với bản thân. Sau khi tìm hiểu tình hình thu chi trong vòng 3 tháng liên tiếp, mình biết được chi phí sinh hoạt cần thiết trung bình của mình. Từ đó, mình set up một tỉ lệ phù hợp với bản thân nhưng với một điều kiện là để ít nhất 10% thu nhập vào tiết kiệm. Đây chính là khoản bạn trả cho chính mình để sử dụng trong tương lai.

Vì vậy, khi nhận được lương, mình trích luôn 10% gửi vào tài khoản tiết kiệm. Và đây là khoản tiết kiệm tự động. Bạn có thể set up dịch vụ này với ngân hàng. Phần tiền còn lại, bạn có thể linh hoạt hơn trong chi tiêu.

Chắc bạn đã biết công thức thu nhập = doanh thu - chi phí. Nếu muốn gia tăng thu nhập, bạn phải tăng doanh thu, giảm chi phí. (Ngoài ra, còn cần đầu tư nữa). Tuy nhiên, trước hết bạn có thể làm hai bước này. Trong hai bước này thì giảm chi có vẻ khả thi hơn.

Mình là người thích tối giản. Mình quan niệm chỉ mua món đồ khi thực sự cần. Và sẽ mua một món đồ chất lượng tốt để có thể dùng được lâu. Với mỗi món đồ khi mua, mình thường list ra những lý do mà mình mua chúng. Khi quyết định mua rồi, mình lên mạng và xem món hàng phù hợp với mình. Tuy nhiên, mình cũng chưa mua luôn mà để trong giỏ. Nếu một tuần sau quay lại, mình vẫn muốn mua món đồ này. Mình mới bắt đầu mua nó. Nhờ điều này, mình giảm được chi tiêu vào những món đồ không đáng có.

Ngoài ra, nếu như bạn muốn mua một món đồ nào có giá đắt đỏ, bạn có thể tính toán số tiền mỗi tháng bạn có thể bỏ ra để góp vào mua món đồ đó. Ví dụ, bạn từ bỏ một bữa trà sữa 100 nghìn, trong vòng 3 tháng để mua một chiếc áo mình yêu thích. Như vậy, bạn không phải động vào số tiền tiết kiệm của mình, vẫn sống bình thường và vẫn có một chiếc áo yêu thích.

Về tăng thu nhập, thì mình nghĩ hiện nay, có rất nhiều việc để sinh viên có thể kiếm thêm thu nhập. Tuyệt vời nhất là bạn xác định được công việc mình muốn làm, học hỏi và trau dồi kỹ năng cần thiết trong công việc đó. Như vậy, bạn vừa có thêm tiền và kinh nghiệm. Hiện nay, có rất nhiều công việc chỉ là yêu cầu những kỹ năng bạn có thể trau dồi trong thời gian ngắn, từ 3-6 tháng như content, graphics design, hay coding. Bạn có thể tham khảo rất nhiều khóa học miễn phí trên internet.

Bạn cũng có thể đọc sách để tìm hiểu thêm nhiều cách quản lý tài chính hiệu quả. Mình hay đọc các kiến thức tài chính trên một website có tên leox.vn. Nếu bạn thích bạn có thể tìm hiểu từ đây.

Trên đây là những suy nghĩ của mình. Có thể phù hợp hoặc không phù hợp với bạn. Nhưng mình hy vọng bạn sẽ tìm được một điều nào đó nho nhỏ dành cho mình.

Đầu tiên, Bạn nên có thói quen ghi lại phần chi tiêu của mình nhé, bạn có thể sử dụng app hoặc sổ tuỳ theo sở thích. Sau nguồn ghi chép trên thì tháng sau bạn nên phân nguồn chi tiêu của mình với hạn mức số tiền rõ ràng và cố gắng trong tháng đó không vượt quá. Dần dần thì sẽ thành nếp và bạn có thể quản lý được nguồn tiền không còn tình trạng tiêu tiền vào đâu mà không biết nữa. 
Bạn có thể tham khảo bài viết của mình ở trên noron nhé  Một sinh viên quản lý chi tiêu như thế nào? noron.vn

 

MẸO GIÚP SINH VIÊN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ

Ghi chép các khoản chi tiêu – bí kíp giúp sinh viên quản lý tài chính

ĐẶc trưng trong chi tiêu của sinh viên là hay chi những khoản nhỏ lẻ và không cân đối trong chi tiêu. Cái gì thích sẽ mua thật nhiều và không suy nghĩ, khi hết tiền thì lại cắt xén tiền ăn, tiền sinh hoạt. Bạn sẽ không thể kiểm soát được nguồn tiền của mình nếu không biết mình đã chi tiêu vào những gì. Vì vậy việc ghi chép lại các chi tiêu hàng ngày là rất cần thiết. Với các bạn trẻ, việc hình thành thói quen không phải là điều quá khó. Vậy nên thói quen ghi lại chi tiêu trong ngày sẽ không là điều khó khăn. Sử dụng ngay trên chiếc điện thoại, ứng dụng ghi chép chi tiêu

 Sổ Thu Chi MISA
cho phép bạn ghi chép khoa học, nhanh chóng chi tiêu trong ngày. Đồng thời hỗ trợ thống kê, báo cáo chi tiêu hàng tuần hàng tháng, so sánh mức thu-chi. Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp các bạn sinh viên quản lý tài chính tốt hơn.

Học cách tiết kiệm thông minh

Không nên tiết kiệm theo kiểu “ Tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà nên đặt mục tiêu tài chính trong bối cảnh phù hợp. Bạn cần hiểu rõ mỗi tháng mình thu nhập bao nhiêu (bao gồm cả trợ cấp từ gia đình), chi tiêu vào những khoản gì, khoản nào có thể cắt giảm khoản nào không. Từ đó dự lượng ra khoản mình có thể tiết kiệm hàng tháng. Không nên tiết kiệm quá đà sẽ trở thành hà tiện. Hãy chi tiêu phù hợp và có khoản tiết kiệm nhỏ để đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra.

Học cách nói về tiền

Đa số khi học phổ thông với sự bao bọc của gia đình, các bố mẹ Việt Nam sẽ rất hạn chế cho con sử dụng tiền và nói về tiền với con. Mọi người thường nghĩ rằng tiền bạc là vấn đề tế nhị và hạn chế nói trực tiếp với nhau. Cũng vì thế mà người trẻ Việt Nam khá hạn chế về kỹ năng quản lý tài chính và đầu tư. Hãy học cách nói về tiền và sử dụng tiền, hiểu được nó bạn sẽ biết cách quản lý nó tốt hơn. Nó cũng giúp bạn tránh mất những khoản tiền không đáng có hoặc bị lừa đảo.

Tập dùng các ứng dụng giúp quản lý tài chính nhé. Chia tổng thu nhập vào các hũ chi tiêu khác nhau.