Một sinh viên quản lý chi tiêu như thế nào?

  1. Kỹ năng mềm

https://cdn.noron.vn/2021/09/11/1569834438550-1631378637_1024.jpg

Trước đây mình là sinh viên từ tỉnh nên bài viết này mình chia sẻ trên quan điểm một sinh viên xa nhà và tự quản lý chi tiêu nhé.

Có lẽ ngay khi trở thành sinh viên thì đa số chúng ta sẽ vui vẻ, háo hức vì dược bắt đầu một cuộc sông mới, tự do, thoải mái hơn. Đặc biệt trong vấn đề chi tiêu vì giờ đây không có bố mẹ kiểm soát, chúng ta sẽ sử dụng nguồn trợ cấp từ gia đình một cách chủ động, thoải mái nhất. Nhưng thực tế có phải vậy, việc tự quản lý chi tiêu đôi khi lại là con dao hai lưỡi nếu chúng ta không có kỹ năng tốt. Vậy mình đã quản lý chi tiêu như thế nào?

Giới thiệu một chút là mình từng học ở một trường đại học ở khu trung tâm Hà Nội và ở ngay gần khu đó. Mỗi tháng bố mẹ chu cấp khoảng 5 triệu và tiền làm thêm trung bình khoảng 3 triệu - 3 triệu rưỡi vào những năm nhất, năm 2. (Năm 3,4 thì mình bắt đầu làm những công việc khác và thực tập, đồng thời có khá nhiều thay đổi nên mình chỉ đề cập đến khoảng năm 1, 2 thôi nhé)

  1. Khoản chi cố định

  • Tiền phòng: Đây là khoản tiền khá lớn bạn phải bỏ ra và thường thì nó là khoản cố định vì thế bạn nên có tính toán và lựa chọn cẩn thận. Theo ý kiến cá nhân thì mình nghĩ rằng nên ở ghép với bạn bè, người thân quen trước thì share tiền nhà chung sẽ đỡ hơn. Chọn người ở cũng cần cẩn thận nhé vì nhiều trường hợp lừa đảo, vô ý thức, không hợp tính cũng rất rắc rối. Chọn phòng ở thuận tiện đi lại, đừng trong ngõ ngách quá và nơi ở thoải mái là được không cần quá tiện nghi, đầy đủ (vì mình nghĩ đã là sinh viên nên trải nghiệm đúng với cuộc sống sinh viên, chật chội, thiếu thốn một chút cũng không sao). Tiền phòng khoảng 1tr-1tr7 là hợp lý với mình

  • Ăn uống: Mình và bạn ở cùng hay dự trữ đồ ăn, mỗi lần về nhà sẽ mang rất nhiều đồ từ quê lên Hà Nội và tích trữ trong tủ lạnh. Riêng rau, củ, quả thì ăn bữa nào mua bữa đó cho tươi. Việc có sẵn đồ đồtrong tủ khiến mình chăm nấu ăn hơn, tiết kiệm được chi phí cho việc lười và hệ qủa là những bữa ăn ngoài. Tất nhiên sẽ có những bữa ăn vặt hoặc liên hoan tốn tiền hơn nhưng vẫn nên nằm trong kiểm soát nhé. Tiền ăn khoảng 1tr

  • Đi lại: Nếu bạn thuê phòng gần trường thì thực sự nên đi bộ. Vì vừa có sức khỏe, tiết kiệm chi phí, đỡ phải dắt xe vất vả, không sợ mất tiền với mấy chú áo vàng =)). Ngược lại nếu thuê phòng xa thì nên đi bus nhé, làm vé tháng khá rẻ. Nếu bạn di chuyển bằng phương tiện riêng như xe máy thì phải chi kha khá khoản như xăng, rửa xe, vé xe, phạt vi phạm giao thông,.. để đổi lại là sự thuận tiện. Mình thì có xe riêng nhưng mình không sử dụng nhiều trừ khi đi làm thêm và đi chơi ngắn với bạn. Đi ra trường mình hay đi bộ và đi xa thì sử dụng xe bus. Chi phí đi lại khoảng: 300k

2. Khoản chi không cố định

https://cdn.noron.vn/2021/09/11/cach-chi-tieu-hop-ly-cho-sinh-vien-1631378667_1024.jpg
  • Quần áo: Đây có lẽ là khoản chi yêu thích của nhiều bạn sinh viên, đặc biệt ở thời điểm hiện tại có những mùa săn sale lớn. Mình thời điểm đó rất thích mua sắm, ban đầu thì vung tiền rất mạnh vì một phần cũng muốn thay đổi, xây dựng phong cách cá nhân. Nhưng sau đó mình nhận ra rằng quần áo rất dễ lỗi mốt nếu mua sắm một cách tùy hứng thì mình sẽ không đủ tiền dành cho các nhu cầu khác. Vì thế nên bất cứ thứ gì định mua hãy tính toán cẩn thận nhé, đừng để sự tùy hứng nhất thời làm mờ mắt. Chi phí trung bình khoảng 450k/tháng (không phải tháng nào cũng chi 500k mua quần áo mà có những tháng mua nhiều và không mua nên chia cho trung bình ra tầm đó)

  • Mỹ phẩm: Với các bạn nữ thì đây chính là khoản gây ra tổn thất lớn nhất. Mình là đứa rất đam mê skincare nên cũng chi kha khá vào nó. Lời khuyên của mình là mua sản phẩm có nghiên cứu, chọn lọc không phải cứ thấy review tốt là mua mà nên xem xét về thành phần xem có hợp với da của mình không để lựa chọn. Mua sản phẩm theo kỳ và nên xác định được list sản phẩm rõ ràng, mua big size. Chi phí trung bình mỗi tháng khoảng: 350k/tháng (mình thường chia 3 kỳ mua, mỗi kì khoảng hơn 1triệu rưỡi cho tất cả sản phẩm từ mặt đến chân)

  • Ăn chơi, giải trí: Đây cũng là khoản các bạn nên cân đo đong đếm kĩ càng, các cuộc chơi không cần quá đắt đỏ và sang trọng và tần suất vừa phải. Có thể là trà đá vỉa hè, Hồ Tây,,... Đắt đỏ nên hạn chế tùy vào túi tiền nhé. Chi phí trung bình 400k/tháng.

  • Các chi phí khác: Tiền sách, tiền làm tóc, thuốc men khi đau ốm, sắm đồ mới, sửa chữa hỏng hóc,... Chi phí khoảng 300-400k/tháng.

-> Chi phí mỗi tháng ~ 5 triệu

3. Các cách mình sử dụng để quản lý chi tiêu tốt hơn

https://cdn.noron.vn/2021/09/11/images-1631379159-1631379159.jpg
  • Cố gắng không trượt môn: Nghe có vẻ đơn giản nhưng không dễ chút nào, khoản tiền học lại của trường mình khá lớn nên nếu học lại nhiều thì tháng đó phải cắt giảm chi tiêu hết mức

  • Phân chia các khoản thành những phần riêng: Như bạn đã thấy ở trên thì mình đã xác định được khoản chi của mình vì thế nên mỗi tháng khi được chu cấp và nhận lương làm thêm mình sẽ chia thành các phần nhỏ ứng với từng nhu cầu của mình và chỉ cho phép bản thân tiêu dùng trong định mức đó.

  • Ghi chép hoặc tải app quản lý chi tiêu: Cách này giúp bạn sau một tháng có cái nhìn tổng thể xem bản thân đã chi tiêu như thế nào? Có hợp lý không và từ đó vạch ra kế hoach chi tiêu cho tháng tới. Cách này đòi hỏi sự kiên trì tùng ngày nhé và rất nên làm, đừng để tiền bay mà không biết mình đã dùng nó vào việc gì.

  • Tiết kiệm và đầu tư: Bạn nên học cách tiết kiệm với khoản tiền mình chưa dùng tới, thay vì để chúng nằm yên thì tìm tòi cách đầu tư để gia tăng lợi nhuận. Một cách mình từng làm khá an toàn đó là mua vàng. Ngoài ra bạn có thể tham khảo về chứng khoán,..

Quản lý chi tiêu thực tế là một bài toán không đơn giản. Nếu bạn có kỹ năng thì thậm chí nó sẽ giúp bạn sinh lời nhưng ngược lại nếu chi tiêu tùy hứng và vô ích thì bao nhiêu cũng là thiếu và không đủ.

Tham khảo thêm nhé:

Chúc các bạn quản lý chi tiêu thành công nhé!

Nguồn ảnh: Tổng hợp từ Google

Từ khóa: 

quản lý chi tiêu

,

học sinh sinh viên

,

kỹ năng mềm

Cảm ơn Ngọc nhiều về bài viết này nhé. Thực sự là mình cũng đang bế tắc lắm. Mình thường rất ít khi chi tiền cho quần áo, mỹ phẩm, hay đi chơi. Nhưng đổi lại mình ăn rất nhiều :) , hầu như bữa nào cũng phải có thịt, ngựa ngựa thì mua đồ về làm lẩu nướng mỗi tuần. Vậy nên cũng không khi nào tiết kiệm được tiền, mà cũng không biết nên tiết kiệm sao.

Trả lời

Cảm ơn Ngọc nhiều về bài viết này nhé. Thực sự là mình cũng đang bế tắc lắm. Mình thường rất ít khi chi tiền cho quần áo, mỹ phẩm, hay đi chơi. Nhưng đổi lại mình ăn rất nhiều :) , hầu như bữa nào cũng phải có thịt, ngựa ngựa thì mua đồ về làm lẩu nướng mỗi tuần. Vậy nên cũng không khi nào tiết kiệm được tiền, mà cũng không biết nên tiết kiệm sao.

Sinh viên tiết kiệm đươc khó thật, không tiêu âm là may