Bạn Tin Vào Sự Ngẫu Nhiên Hay Sắp Đặt
Einstein là nhà khoa học đưa ra quan điểm mọi thứ trong vũ trụ đều có quy luật, không tồn tại sự ngẫu nhiên. Ông tổng kết bằng phát ngôn nổi danh: “Chúa trời không hề gieo xúc xắc”.
Trong thuyết cơ học lượng tử Einstein cho rằng, chắc chắn có một điều gì đó được ẩn giấu bên trong các hạt nhân, một biến số quyết định sự phân rã của nguyên tử.
Sau Đó Một cuộc nghiên cứu quy mô được tiến hành bởi các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự phân rã của các nguyên tử phóng xạ là hoàn toàn ngẫu nhiên. Không thể tìm ra nổi quy luật nào thống nhất cho chúng, cũng như chẳng có biến số nào như Einstein đã tin tưởng và bảo vệ.
Và xin lỗi Einstein đã sai , Vũ Trụ này tràn ngập những sự ngẫu nhiên đến kì lạ.
1.Vị trí của trái đất trong vũ trụ :
Trái đất của chúng ta là hoàn hảo để tồn tại sự sống, sự hoàn hảo ấy là một tổ hợp ngẫu nhiên từ vị trí của hệ mặt trời, mặt trời, mặt trăng, từ trường, khí quyển…nếu thiếu một trong các yếu tố “ngẫu nhiên” này sẽ không có chúng ta.
Bài này mình đã phân tích chuyên sâu rồi nên mời các bạn đọc lại tại đây :
2.Khởi nguồn của sự sống trên trái đất là ngẫu nhiên?
Các nhà khoa học cho rằng sự sống ngẫu nhiên phát sinh từ vật chất không sống, từ các chất vô cơ thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, rồi tiến hoá thành sinh giới ngày nay.
Mời đọc bài phân tích của mình :
3.Tiến hóa muôn loài :
Tất cả các loài động thực vật bao gồm cả chúng ta, còn tồn tại đến thời điểm này đều là tập hợp của một quá trình ngẫu nhiên liên tiếp xảy ra hàng tỷ năm nay.
Một loài cá sống trong hang động không có ánh sáng bị mất mắt , rõ ràng môi trường sống không phải là nguyên nhân khiến nó mất mắt, mà hoàn toàn là đột biến ngẫu nhiên.
Một loài chuột lông trắng sống ở vùng đá đen nham thạch ngẫu nhiên đột biến thành màu đen nên đã ẩn mình được trong lớp đất đá và tồn tại được trước những loài thú săn mồi…
Một bộ tộc người mang tên Bajau chuyên sống bằng nghề lặn biển có lá nách lớn hơn người thường 50% và có thể lặn sau 13 phút dưới nước, đó cũng là một sự ngẫu nhiên kì diệu…
4.Khoa học luôn cố tìm ra đáp án cho những sự ngẫu nhiên đó.
Trải qua hàng nghìn năm, khoa học luôn cố gắng phát triển để giải mã tất cả những bí ẩn của tự nhiên.Nhưng năm 1931, nhà toán học trẻ Kurt Gödel có một khám phá mang tính bước ngoặt, gây ra những chấn động lớn như những gì Albert Einstein đã làm.
Khám phá của Gödel không chỉ áp dụng cho toán học, mà thực ra áp dụng cho tất cả các ngành của khoa học, logic và hiểu biết của con người nói chung. Nó thực sự làm rung chuyển trái đất.
Định lý Bất toàn của Gödel nói rằng:
“Bất cứ điều gì mà bạn có thể vẽ một vòng tròn bao quanh nó sẽ không thể tự giải thích về bản thân nó mà không tham chiếu đến một cái gì đó ở bên ngoài vòng tròn – một cái gì đó mà bạn phải thừa nhận là đúng nhưng không thể chứng minh.”
VD Bạn có thể vẽ một vòng tròn xung quanh một chiếc xe đạp nhưng sự tồn tại của chiếc xe đạp đó dựa vào một nhà máy ở bên ngoài vòng tròn đó. Chiếc xe đạp không thể tự giải thích sự tồn tại của bản thân nó.
Theo khoa học, nếu vũ trụ này không được tạo ra bởi một thực thể nào đó thì ắt hẳn nó phải từ hư vô.
Nhưng nếu vũ trụ sinh ra từ hư vô thì há chẳng phải phản khoa học hay sao, khoa học là duy vật , là vật chất, ko có định nghĩa hư vô trong khoa học.
Nếu vẽ một vòng tròn quanh Khoa học thì ta thấy rằng Khoa học sẽ không thể tự lấp đầy những khoảng trống của chính nó.Mà phải cần thứ gì đó ngoài Khoa học.
Đó chính là Triết Học.
Hư vô chính là triết học, nó phản khoa học nhưng lại là cái có thể chứng minh cho sự bất lực không thể tự giải đáp của Khoa học.
Đó chính là lí do tại sao nhiều nhà Khoa Học từ vô thần đã trở nên hữu thần.
Còn bạn ? Bạn tin vũ trụ này là tổ hợp của các sự kiện ngẫu nhiên, hay có sự sắp đặt từ một thế lực nào khác ?
Nguồn : Trường Vũ
Woo Map
Cùng tìm hiểu về "Con mắt thứ ba" - giác quan bí mật mà mỗi người chúng ta đều sở hữu (P.1)
noron.vn
Giải mã "Pháp Luân Công" - tại sao chúng ta không nên quay lưng lại với bộ môn này? (P.1)
noron.vn