Giải mã "Pháp Luân Công" - tại sao chúng ta không nên quay lưng lại với bộ môn này? (P.1)

  1. Văn hóa

Pháp Luân Công (viết tắt: PLC), còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa) là một bộ môn khí công, được cho là bắt nguồn tại Trung Quốc. Trong khi nhiều người tập cho biết PLC đã mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe & thay đổi lớn cho cuộc sống của họ, thì một đại bộ phận quần chúng lại e sợ rằng bộ môn này có thể chỉ là một trò bịp bợm, tệ hơn là một "giáo phái" (cult) với mục đích chính trị.

Việc này thực hư là như thế nào? Bản chất của bộ môn này rốt cục là gì? Nó mang lại lợi ích hay rủi ro cho người tập? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

falun-dafa

Nguồn: Stop Organ Harvesting.

Pháp Luân Công xuất hiện như thế nào?

Bộ môn này lần đầu được giới thiệu đến với đông đảo cộng đồng người dân Trung Quốc vào ngày 13/5/1992, bởi ông Lý Hồng Chí (Li Hongzhi). Chỉ trong vòng 2 năm, PLC đã được biết đến và luyện tập rộng rãi bởi hàng triệu người, tại Trung Quốc và cả các nước khác.

Được biết, từng có thời điểm số lượng học viên của bộ môn này đã lên đến 70 triệu người tại Trung Quốc, và khoảng 30 triệu người tại nước ngoài. Chính việc này đã dấy lên một mối lo ngại cho các nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ: họ e sợ rằng số lượng người tập đông đảo của PLC (vốn còn nhiều hơn số đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc/ĐCSTQ vào thời điểm đó) có thể gây rối loạn đất nước họ.

Vào tháng 7/1999, ĐCSTQ chính thức tuyên bố PLC là một môn tập bất hợp pháp. Theo sau lệnh cấm này chính là cuộc thảm sát trên diện rộng các học viên PLC tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 2000.

mo-noi-tang

Chính quyền Trung Quốc đàn áp học viên Pháp Luân Công. Nguồn: minghui.org

Hoa hậu Canada Anastasia Lin từng nhiều lần lên án cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc. Nguồn: YouTube.

Tại sao chính quyền Trung Quốc cấm Pháp Luân Công?

Ngoài lý do đã đề cập trên, thì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dưới đây là 3 nguyên nhân chính giải thích cho việc tại sao chính quyền Trung Quốc lại "căm ghét" bộ môn này đến vậy:

1) Việc mất khả năng gây ảnh hưởng đến với công chúng (số đảng viên ít hơn học viên PLC) tạo ra tâm lý đố kỵ, ghen ghét nơi nhà cầm quyền Trung Quốc.

2) Tư tưởng "Chân, Thiện, Nhẫn" (mình sẽ nói kỹ hơn ở phần 2 của bài viết) cùng việc khuyến khích người tập theo đuổi cuộc sống tâm linh, phá vỡ các khuôn khổ thế tục của PLC đi ngược lại với tư tưởng trị nước của ĐCSTQ.

3) Một nguồn lợi nhuận khổng lồ của chính quyền Trung Quốc đến từ việc buôn bán nội tạng của người tập PLC - được cho là khỏe mạnh & chậm lão hóa hơn nội tạng của người bình thường.

dan-ap

Học viên Pháp Luân Công bị mổ nội tạng. Nguồn: trithucvn.net

Clip bóc trần các chiêu trò truyền thông của chính quyền TQ nhằm bêu riếu hình ảnh Pháp Luân Công. Nguồn: YouTube.

Vậy, học viên PLC rốt cục đã được truyền dạy những gì? Môn tập này có gì đặc biệt, khiến nó lọt vào tầm ngắm của chính quyền Trung Quốc?

Nguồn gốc bộ môn Pháp Luân Công

Việc này có thể sẽ được phần nào lý giải qua nguồn gốc của PLC, vốn cũng không kém phần đặc biệt, thậm chí là kỳ lạ.

Theo ông Lý Hồng Chí, bộ môn PLC thuộc nhóm các bộ môn khí công, vận dụng các nguyên lý & tư tưởng của Phật Gia & Đạo Gia. Trái với suy nghĩ của nhiều người, PLC thực chất không được "sáng lập" ra bởi Lý Hồng Chí.

Trong các bài giảng của mình, Lý Hồng Chí từng nói rằng bộ môn này đã được truyền dạy lại cho ông từ các sư phụ khác. Các sư phụ này lại được truyền dạy từ các sư phụ đi trước nữa. Những người này phần lớn là các khí công sư tu luyện trên núi, tách biệt hẳn với xã hội con người. Nhiều người trong số họ được cho là đã tu luyện đến mức đắc đạo, có thể sống suốt hàng nghìn năm mà không chết.

ly-hong-chi

Ông Lý Hồng Chí trong một tư thế Pháp Luân Công. Nguồn: thinhnguyen.org

Thông tin sau đây có thể khiến cho bạn đọc bất ngờ, nhưng môn PLC, theo lời ông Lý Hồng Chí, thực chất cũng không phải là một môn tập "cổ truyền". Chà, thực ra gọi là "cổ truyền" cũng đúng một nửa, bởi lẽ môn tập này đã xuất hiện từ rất lâu trong quá khứ. Nhưng nó không xuất phát từ một xã hội "cổ đại", như cách hiểu thông thường của chúng ta.

Lý Hồng Chí giảng rằng PLC thực chất là thành tựu của một xã hội rất hiện đại, đã từng tồn tại trên hành tinh chúng ta từ cách đây rất lâu trong quá khứ. Nền văn minh này đã phát triển hiện đại đến mức, họ hiểu & nắm bắt được cách thức hoạt động của các trường năng lượng, của cái mà chúng ta hay gọi là "khí", hoặc nội công/nội lực. PLC vì thế đã ra đời, như một phương pháp giúp con người sử dụng các nguồn năng lượng đó.

Không may, những nền văn minh hiện đại này, khi phát triển đến một mức độ nào đó, đều sẽ có khuynh hướng tự tiêu diệt (chủ yếu là vì chiến tranh, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên...) - một ví dụ là nền văn minh Atlantis. Lý Hồng Chí đã gọi những nền văn minh như vậy là "văn minh tiền sử" - tức những nền văn minh đã tồn tại từ rất lâu trước khi lịch sử nhân loại bắt đầu được ghi nhận.

van-minh-tien-su

Những nền "văn minh tiền sử" hiện đại vượt bậc liệu đã từng tồn tại trong quá khứ? Nguồn: NeoGAF.

Những lý thuyết "kỳ lạ" của bộ môn Pháp Luân Công

Giống như bao môn tập khác, PLC bao gồm cả phần lý thuyết và thực hành (sẽ được phân tích ở phần 2 của bài viết). Phần này sẽ tập trung phân tích các lý thuyết của PLC.

Có lẽ, với một nguồn gốc có phần..."viễn tưởng" như đã đề cập, bạn đọc hẳn cũng đã đoán trước được rằng những lý thuyết mà bộ môn này truyền đạt đến học viên cũng không kém phần kỳ lạ. Sau đây là những lý thuyết chính yếu, quan trọng nhất của PLC:

1) Sự tồn tại của không gian siêu hình

Đây có lẽ là lý thuyết căn bản nhất của PLC. Theo đó, học viên PLC, sau khi luyện tập một thời gian sẽ có khả năng lĩnh hội & khai thác nguồn năng lượng từ các chiều không gian cao hơn 3 chiều trong không gian vật lý (physical space): chiều dài (length), chiều rộng (width), chiều cao (height) như chúng ta đã biết.

Nguồn năng lượng đến từ không gian siêu hình (metaphysical space) này, theo Lý Hồng Chí giảng, có dạng xoắn ốc, tương tự như hình ảnh của các thiên hà (galaxy). Bởi vậy, ông gọi những tạo hình xoắn ốc này là "Pháp Luân", trong đó:

galaxy

Nguồn: timesnownews.com

  • "Pháp", tức "Đại Pháp" - ám chỉ trí huệ, trí tuệ (wisdom) của Sáng Thế Chủ (Đấng Sáng Tạo), đã tạo nên vũ trụ & vạn vật.
  • "Luân" có thể được dịch sát nghĩa đen thành "bánh xe" (tương tự với thuật ngữ luân xa trong môn Yoga).
tinh-cong-tu-luyen

Logo của Pháp Luân Công được cách điệu cho giống với hình ảnh của các thiên hà. Nguồn: YouTube.

Như vậy, "Pháp Luân", với cách dịch "bánh xe Đại Pháp" - có thể được hiểu là các vòng xoáy năng lượng đến từ Đấng Sáng Tạo, mà học viên PLC có thể lĩnh hội & khai thác, thông qua luyện tập.

Giống như những thiên hà, các vòng xoáy năng lượng này xoay chuyển liên tục. Khác biệt ở chỗ chúng tồn tại trong không gian siêu hình, nên mắt thịt của chúng ta không thể nhìn thấy được.

2) Thời gian là hư ảo

Lý Hồng Chí giảng rằng, vào khoảnh khắc khi một đứa bé ra đời, thì mọi sự kiện trong cuộc đời của nó đã xảy ra hết, kể từ khi nó mới được sinh ra, cho đến lúc lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con đẻ cái và qua đời...

Ông cũng cho biết, những sự kiện nhỏ trong cuộc đời của đứa bé này có thể được thay đổi, dựa vào ý chí & các quyết định mỗi ngày của nó, nhưng những sự kiện lớn (ví dụ: gia cảnh nó sinh ra trong, cách thức & thời điểm nó sẽ chết...) thì không bao giờ có thể được thay đổi.

Có lẽ lý thuyết này phần nào cũng giống với lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi ông giảng rằng mỗi khi thiền định, chúng ta luôn cần tập trung vào khoảnh khắc hiện tại (the present moment) và tuyệt đối quên đi cảm nhận về thời gian, bởi lẽ thời gian là một thứ không có thật.

khi-cong

Nguồn: concordia.ca

3) Đầu thai chuyển kiếp

Lý Hồng Chí cũng giảng về sự tồn tại của các kiếp sống khác nhau của con người. Kiếp sống hiện tại của chúng ta không phải là duy nhất, mà ta đã trải qua vô số các lần chuyển sinh, lúc giàu lúc nghèo, lúc nam lúc nữ, lúc làm người lúc làm súc vật...

Để giải thích cho việc này, ông đã đưa ra dẫn chứng như sau về chữ "ngộ" trong câu nói mà chúng ta thường sử dụng: "tôi vừa ngộ ra một chân lý...". Theo cách dịch nghĩa thông thường, câu nói trên có thể được dịch thành "tôi vừa hiểu (understand) được một chân lý...". Tuy nhiên, Lý Hồng Chỉ nói rằng ý nghĩa gốc của chữ "ngộ" lại không phải là "hiểu", mà là "nhớ lại", hoặc "lặp lại". Tương tự với từ "hội ngộ" (gặp lại).

Theo đó, câu nói trên phải được dịch thành "tôi vừa nhớ lại (remember) một chân lý...". Câu này có hàm ý gì? Nó hàm ý rằng người nói đã học được chân lý này tại một thời điểm nào đó trong quá khứ. Lý Hồng Chí muốn nói rằng, thời điểm đó chính là tiền kiếp của chúng ta.

phap-luan-cong

Nguồn: Spirit Articles.

4) "Nghiệp" (Karma) là một dạng vật chất

Theo Lý Hồng Chí, khái niệm mà Phật Gia gọi là "nghiệp" (hoặc nghiệp lực), từ gốc tiếng Phạn là karma (dịch nghĩa đen: hành động/action), thực chất là một dạng vật chất thực sự tồn tại trong không gian sống của con người chúng ta. Ông cũng cho biết, vật chất "nghiệp" này có màu đen, và tạo thành một trường màu đen bao quanh cơ thể chúng ta. Điều khiến chúng ta không nhìn thấy nghiệp là bởi vì nó vốn tồn tại trong một chiều không gian khác, giống như các Pháp Luân.

Tồn tại song song với "nghiệp", chính là "đức" - một trường vật chất có màu trắng, cũng luôn bao quanh cơ thể chúng ta. Lý Hồng Chí giải thích, 2 trường "nghiệp" & "đức" luôn tồn tại song song với nhau ở mỗi người. Gần như không có người nào chỉ sở hữu 1 trong 2 trường vật chất này.

Đặc biệt: mỗi khi bạn làm việc tốt (ví dụ: dắt tay một cụ già qua đường, giúp một phụ nữ đang mang vác đồ nặng, cho thú cưng của bạn ăn...), thì một phần trường vật chất màu đen (phần "nghiệp") sẽ được chuyển đổi thành màu trắng (phần "đức"). Điều ngược lại sẽ xảy ra khi bạn làm những điều bất hảo (ví dụ: ăn trộm, ăn cướp, giết người, đánh đập người yếu thế, chó mèo, cư xử tàn nhẫn với người khác, tạo khẩu nghiệp...).

chan-thien-nhan

Chịu khổ sẽ nhận "đức", làm ác sẽ nhận "nghiệp". Nguồn: steelrivergames.com

Ngoài ra, những người đang chịu khổ nạn (ví dụ: bị đánh đập, cưỡng đoạt tài sản, đối xử kì thị...) cũng sẽ nhận được phần "đức" từ kẻ đã đánh đập, bóc lột mình. Những kẻ hung hãn này cũng sẽ nhận lại phần "nghiệp" từ chính những nạn nhân của chúng.

Quan trọng hơn cả là, những người nào sở hữu càng nhiều phần "đức" sẽ có cơ hội được chuyển sinh thành các dạng thức tồn tại cao hơn (ví dụ: thần, tiên, Phật...) vào các kiếp sắp tới. Ngược lại, những kẻ bị bao quanh bởi quá nhiều "nghiệp" sẽ vĩnh viễn mắc kẹt trong "cõi mê" của con người, thậm chí bị đày đọa làm súc vật.

5) Nền tảng của Phật Gia, Đạo Gia & khoa học thiên văn

Ngoài việc vận dụng những tư tưởng & lý thuyết của cả Phật Gia & Đạo Gia, như đã đề cập trên, thì bộ môn PLC còn được xây dựng dựa trên các lý thuyết trong khoa học thiên văn (vốn là một lĩnh vực phát triển tất yếu của một nền "văn minh tiền sử" hiện đại). Sự kết hợp này được thể hiện rõ ràng qua logo của PLC:

phap-luan-dai-phap

Logo của Pháp Luân Công. Nguồn: Wikipedia.

Để giải thích cho ý nghĩa của logo trên, Lý Hồng Chí đã nói rằng các hình chữ Vạn (卍) và Âm Dương đại diện cho các thiên hà trong vũ trụ của chúng ta. Trong đó, hình chữ Vạn lớn nhất ở giữa logo tượng trưng cho thiên hà Milky Way của chúng ta, được bao quanh bởi các thiên hà khác - đây là một sự thật hiển nhiên trong lĩnh vực thiên văn.

Ngoài ra, Lý Hồng Chí cũng giảng rằng vì màu sắc ở các chiều không gian khác nhau sẽ rất khác nhau (vì các hạt photon rung động ở những tần số khác nhau). Đó là lý do tại sao những vòng Âm Dương trong logo trên mang màu sắc khá kỳ lạ, không phải đen-trắng như chúng ta thường thấy.

Bộ môn PLC còn chứa đựng những lý thuyết nào khác? Chúng ta có thể áp dụng chúng như thế nào vào cuộc sống hằng ngày? Các bạn hãy cùng đón đọc phần 2 của bài viết nhé!


Nguồn:

Website chính thức của Pháp Luân Công:

Lý Hồng Chí (1994) Ebook "Chuyển Pháp Luân" (Zhuan Falun):

Friends of Falun Gong (2015) 4 common misconceptions about Falun Gong:

CNN (2002) Falun Gong: A brief but turbulent history.

Từ khóa: 

pháp luân công

,

pháp luân đại pháp

,

tĩnh công tu luyện

,

khí công

,

chân thiện nhẫn

,

văn hóa

Chào người viêt báo, cũng như bạn Dạ Vũ Thanh Phiền, mình có mấy ý kiến thế này, Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện, tu luyện nghĩa là ko ngừng đề cao đạo đức để trở thành một người tốt, rồi tốt hơn nữa, chân chính đạt tới giác ngộ về tâm linh. Dĩ nhiên trong quá trình đấy, ngoài việc trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống chân chính ra, thì Pháp môn cũng sẽ giúp người tu luyện có những lý giải sâu sắc về văn hóa tiền sử, luân hồi, lịch sử,khoa học siêu thường, nhân thể học, thiên văn học, nghệ thuật,................. và các cách nhìn nhận khác về đúng sai thiện ác, đó là sự lựa chọn của họ, tôi nghĩ nên tôn trọng điều đó.

 Điều thứ 2, như bạn Dạ Vũ Thanh Phiền nó ko chứng minh đc luân hồi, các cao nhân sống đc nghìn năm... là lừa rối vậy bạn cho tôi hỏi, Phật gia có rất nhiều điều mà khoa học chưa thể lý giải đc , vậy đó có phải là lừa đảo ko, có rất nhiều hiện tượng phản ánh đến đời thực  tại mà chúng ta dùng khoa học thực chứng ko liễu giải thích đc vậy bạn giải thích sao? Bạn bảo nhờ thành tựu của y học hiện đại con người mới sống đến 6x vậy tại sao trong lịch sử có người vẫn sống đến 80-90 tuổi hoặc hơn vậy, tại sao con người có nhiều thành tựu y học như vậy sao vẫn có những người mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư rồi qua  đời, nếu niềm tin  vào tâm linh là ngu dốt vậy tại có rất nhiều điều hiện tại khoa học kiểm chứng đc nhưng các  Pháp môn tu luyện đã giảng  nó trc đấy cả nghìn năm, bạn giải thích đc ko 

Tôi ko có ý  chỉ trích ai cả, tôi thấy các bạn hiểu nhầm Pháp môn này nên có ý nói rõ để các bạn hiểu, và có thêm một cách để  tìm hiểu những điều mới, và có ích hơn cho sự tu dưỡng, đề cao về tâm linh của các bạn..... Thứ các bạn ko thấy, ko hiểu, khoa học thực chứng chưa chứng thực đc ko có nghĩa là nó ko tồn tại, chỉ đơn giản một điều trí tuệ của chúng ta đủ lớn để hiểu chúng mà thôi

Trả lời

Chào người viêt báo, cũng như bạn Dạ Vũ Thanh Phiền, mình có mấy ý kiến thế này, Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện, tu luyện nghĩa là ko ngừng đề cao đạo đức để trở thành một người tốt, rồi tốt hơn nữa, chân chính đạt tới giác ngộ về tâm linh. Dĩ nhiên trong quá trình đấy, ngoài việc trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống chân chính ra, thì Pháp môn cũng sẽ giúp người tu luyện có những lý giải sâu sắc về văn hóa tiền sử, luân hồi, lịch sử,khoa học siêu thường, nhân thể học, thiên văn học, nghệ thuật,................. và các cách nhìn nhận khác về đúng sai thiện ác, đó là sự lựa chọn của họ, tôi nghĩ nên tôn trọng điều đó.

 Điều thứ 2, như bạn Dạ Vũ Thanh Phiền nó ko chứng minh đc luân hồi, các cao nhân sống đc nghìn năm... là lừa rối vậy bạn cho tôi hỏi, Phật gia có rất nhiều điều mà khoa học chưa thể lý giải đc , vậy đó có phải là lừa đảo ko, có rất nhiều hiện tượng phản ánh đến đời thực  tại mà chúng ta dùng khoa học thực chứng ko liễu giải thích đc vậy bạn giải thích sao? Bạn bảo nhờ thành tựu của y học hiện đại con người mới sống đến 6x vậy tại sao trong lịch sử có người vẫn sống đến 80-90 tuổi hoặc hơn vậy, tại sao con người có nhiều thành tựu y học như vậy sao vẫn có những người mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư rồi qua  đời, nếu niềm tin  vào tâm linh là ngu dốt vậy tại có rất nhiều điều hiện tại khoa học kiểm chứng đc nhưng các  Pháp môn tu luyện đã giảng  nó trc đấy cả nghìn năm, bạn giải thích đc ko 

Tôi ko có ý  chỉ trích ai cả, tôi thấy các bạn hiểu nhầm Pháp môn này nên có ý nói rõ để các bạn hiểu, và có thêm một cách để  tìm hiểu những điều mới, và có ích hơn cho sự tu dưỡng, đề cao về tâm linh của các bạn..... Thứ các bạn ko thấy, ko hiểu, khoa học thực chứng chưa chứng thực đc ko có nghĩa là nó ko tồn tại, chỉ đơn giản một điều trí tuệ của chúng ta đủ lớn để hiểu chúng mà thôi

Pháp Luân Công là môn tu luyện rất tốt. Sau 1 thời gian thực hành tu luyện mình đã bỏ hẳn rượu bia, bỏ game, bỏ xem phim đồi trụy, các căn bệnh mãn tính đã khỏi hoàn toàn. Mình đã đọc nhiều sách của Pháp Luân Công và hiểu là người tu luyện phải tu tâm tính theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày, bỏ đi những thói hư tật xấu, tâm không tốt, ý định hành động xấu, làm người tốt ở mọi hoàn cảnh...trong gia đình cần hiếu kính cha mẹ, trong công việc cần tận tâm làm cho tốt, và phải tuân thủ nghiêm luật pháp quốc gia, góp phần tích cực bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Vẫn là câu hỏi cũ - bằng chứng thực tế:

  • Kiếm mấy thành phần sống mấy nghìn năm ra đây nói chuyện, còn chỉ nghe 1 thành phần đi truyền đạo của bản thân "kể lại" thì ko khác gì đi nghe mấy thanh niên đa cấp đâu.
  • Lấy truyện tranh với phim scifi ra làm luận điểm thì cũng kinh rồi, sẽ chẳng bao h có một nền văn minh nào phát triển đến mức rực rỡ như thế kia mà bụp 1 cái wipe sạch bách ko còn 1 dấu tích gì đâu. Muốn người ta tin thì mang bằng chứng khảo cổ ra đây.
  • Không gian siêu hình? Lol, mô hình toán có ko? Mô phỏng có ko? Hay ít nhất là bằng chứng thực tế? Cái quái gì cũng ko có hết. Thời gian không gian là hai thứ gắn liền với nhau, hay là phủ nhận hoàn toàn luôn cả thuyết tương đối. Vẽ ra 1 thứ không ai chứng minh được rồi lấy cái đấy làm cơ sở cho những cái mình tự bịa ra thì dễ lắm.
  • Không có luân hồi, không có đầu thai chuyển kiếp và ko có định luật bảo toàn linh hồn. Phản biện thì chứng minh đi, còn ko chứng minh được thì nó cũng chỉ là trò nhảm nhí bịa ra lòe người. Là cái mà những thành phần yếu đuối ko có khả năng phản kháng lại tự huyễn ra để an ủi bản thân mình.
  • Tôi quen kha khá người tập cái này, và họ tin là thay vì dùng thuốc thì tập PLC chữa được ung thư và cơ số bệnh khác =)). Có vẻ niềm tin này ko đúng lắm, vì sau 1 thời gian ko đi viện thì có vẻ được người nhà đưa vào trong tình trạng không khả quan cho lắm.
  • Ngoài ra, thì xa xưa trước đây, lúc các đạo kia còn gọi là nguyên thủy và chính thống, tỷ lệ người theo cũng ko ít. Thì tuổi thọ trung bình của con người ko đến 40 tuổi. Hiện tại lên được 6x chủ yếu là nhờ thành tựu y học. Ko hiểu sao vẫn có nhiều thành phần tìm cách đi ngược lại sự phát triển. 

nghe bảo lý hồng chí bị ung thư. giáo chủ luyện tập mà mắc bệnh nan y thì ko phải rồi