Về giai đoạn An Dương Vương?
Hi anh Lộc, may quá noron cho em cơ hội hỏi a về một số vấn đề lịch sử:
- Thành cổ loa có phải được xây dựng trong giai đoạn này, hay là do thời năm 900 sau cn, có bằng chứng về mặt khoa học(ví dụ như sử dụng phương pháp C14 đối với những mũi tên đồng được cho là thời kỳ ADV), Em tìm nhưng không thấy công bố nào.
- Thời kỳ này tự dưng bắt đầu có tên (hoặc được các sử gia thời sau gọi như thế) trong khi thời trước không có.
người kể chuyện lịch sử
Về thành Cổ Loa thì chưa chắc lắm còn nỏ thần và mũi tên thì có khả năng.
Huyền sử hay dã sử thì cũng dựa một phần nào đó sự thực chứ không phải hoàn toàn hư cấu. Như chuyện cuộc chiến thành Troy trong trường ca Illiads, các nhà khảo cổ đã lần ra được dấu vết của thành Troy thật bị lửa hỏa thiêu. Hoặc thành phố vàng El Dorado cũng để lại dấu tích cho người sau tìm kiếm. Trở lại, khi mình đọc về thành Cổ Loa và đặc biệt là thứ vũ khí lợi hại của Thục Phán thì tin rằng nó xuất hiện thời đó thật.
“Hồi bấy giờ, ở phía Bắc Âu Lạc có nước Nam Việt của Triệu Đà là một nước cường thịnh. Cậy có đất rộng, dân đông, lại thiện chiến, Triệu Đà mấy lần kéo quân sang đánh, nhưng mỗi lần vượt cõi là một lần chuốc lấy thất bại. Bên này An Dương Vương sai đem nỏ thần ra bắn. Mỗi phát bắn ra, tên bay rào rào, quân Nam Việt chết như rạ. Thấy nhiều phen bị thiệt hại nặng nề, Triệu Đà đành phải gác chuyện can qua.”
Nỏ thực ra xuất hiện từ khá sớm vào thời Chiến Quốc của Tàu, nhưng nỏ lợi hại như của Âu Lạc thì chưa từng thấy, đó là lý do Triệu Vũ Đế khá sốc khi quân Nam Việt phải chịu hàng loạt cơn mưa tên giáng xuống. Về sau ông tìm cách nẫng luôn công nghệ thần kỳ này đem về thì An Dương Vương mới chịu quit game. Chuyện “đạo chích” ăn cắp bản quyền trong lịch sử không hiếm.
Hồi hai con quái vật La Mã và Carthage choảng nhau để giành quyền bá chủ Địa Trung Hải, Carthage có tàu Quinreme rất ghê gớm, La Mã chỉ có tàu ghẻ Trireme thôi, đụng nhau là thấy mẹ liền. Thế là La Mã nhân dịp một chiếc Quinreme lạc trôi trong hải phận của mình bèn tìm cách bắt cóc. Sau đó họ mổ ra để tìm hiểu cấu tạo, đồng thời nhân giống hàng loạt tàu Quinreme chính hiệu La Mã. Carthage bị đánh tơi bời hoa lá hẹ và đành chấp nhận nhường Địa Trung Hải cho chủ mới. Nhà thông thái Achimedes của Hy Lạp chế tạo được các loại vũ khí kỳ dị như cà nông hơi nước, cho đến nổi tiếng nhất là súng mặt trời, hoặc các món ăn chơi của Đức Quốc xã cũng đều thất truyền khi chủ nhân của chúng đi chầu âm phủ.
Loại nỏ lợi hại của An Dương Vương bị đánh cắp, và có lẽ cũng thất truyền khi nhà Triệu diệt vong. Ít ai biết trong thời Tam Quốc, chúa tể Đông Ngô Tôn Quyền trong lúc đánh nhau với Lưu Bị và Tào Tháo vẫn dành một sự quan tâm đặc biệt cho nhà Triệu. Vị hoàng đế mắt biếc râu tía sai Lã Du xuống kinh đô cũ của nhà Triệu đào lăng mộ để tìm kiếm vật quý, nhưng chỉ thấy mộ của Triệu Anh Tề. Châu báu được moi lên nhưng tuyệt nhiên không thấy dấu tích của nỏ thần. Mộ của Triệu Văn Đế Triệu Muội (con trai Mỵ Châu – Trọng Thủy) đến thế kỷ 20 mới được khai quật, nhiều bảo vật khắp thế giới được phát hiện, nhưng phương thức chế tạo nỏ thần vẫn bặt tăm. Chỉ với cung liên hợp làm bằng gỗ, ghép thêm sừng và gân, dán bằng keo nấu từ xương, mà người Mông Cổ đã mở được một lãnh thổ vô cùng khủng bố. Thử nghĩ với tính cách hung hãn hiếu chiến, cộng thêm nỏ thần nữa thì người Việt còn tiến xa tới đâu ở Đông Nam Á?
Thứ Lộc thấy gần với mô tả nỏ thần An Dương Vương nhất có lẽ là Hwacha của các thanh niên K-Pop Hàn Xẻng
“Nói đoạn, thần đi thẳng xuống biển. Vua An Dương Vương đưa vuốt cho viên tướng Cao Lỗ, bảo làm lẫy nỏ như lời dặn của thần. Nỏ làm xong, mỗi một phát bắn hàng ngàn mũi tên tua tủa bay vút ra, kẻ địch dù đông cũng khó lòng sống sót.”
Phạm Vĩnh Lộc
Về thành Cổ Loa thì chưa chắc lắm còn nỏ thần và mũi tên thì có khả năng.
Huyền sử hay dã sử thì cũng dựa một phần nào đó sự thực chứ không phải hoàn toàn hư cấu. Như chuyện cuộc chiến thành Troy trong trường ca Illiads, các nhà khảo cổ đã lần ra được dấu vết của thành Troy thật bị lửa hỏa thiêu. Hoặc thành phố vàng El Dorado cũng để lại dấu tích cho người sau tìm kiếm. Trở lại, khi mình đọc về thành Cổ Loa và đặc biệt là thứ vũ khí lợi hại của Thục Phán thì tin rằng nó xuất hiện thời đó thật.
“Hồi bấy giờ, ở phía Bắc Âu Lạc có nước Nam Việt của Triệu Đà là một nước cường thịnh. Cậy có đất rộng, dân đông, lại thiện chiến, Triệu Đà mấy lần kéo quân sang đánh, nhưng mỗi lần vượt cõi là một lần chuốc lấy thất bại. Bên này An Dương Vương sai đem nỏ thần ra bắn. Mỗi phát bắn ra, tên bay rào rào, quân Nam Việt chết như rạ. Thấy nhiều phen bị thiệt hại nặng nề, Triệu Đà đành phải gác chuyện can qua.”
Nỏ thực ra xuất hiện từ khá sớm vào thời Chiến Quốc của Tàu, nhưng nỏ lợi hại như của Âu Lạc thì chưa từng thấy, đó là lý do Triệu Vũ Đế khá sốc khi quân Nam Việt phải chịu hàng loạt cơn mưa tên giáng xuống. Về sau ông tìm cách nẫng luôn công nghệ thần kỳ này đem về thì An Dương Vương mới chịu quit game. Chuyện “đạo chích” ăn cắp bản quyền trong lịch sử không hiếm.
Hồi hai con quái vật La Mã và Carthage choảng nhau để giành quyền bá chủ Địa Trung Hải, Carthage có tàu Quinreme rất ghê gớm, La Mã chỉ có tàu ghẻ Trireme thôi, đụng nhau là thấy mẹ liền. Thế là La Mã nhân dịp một chiếc Quinreme lạc trôi trong hải phận của mình bèn tìm cách bắt cóc. Sau đó họ mổ ra để tìm hiểu cấu tạo, đồng thời nhân giống hàng loạt tàu Quinreme chính hiệu La Mã. Carthage bị đánh tơi bời hoa lá hẹ và đành chấp nhận nhường Địa Trung Hải cho chủ mới. Nhà thông thái Achimedes của Hy Lạp chế tạo được các loại vũ khí kỳ dị như cà nông hơi nước, cho đến nổi tiếng nhất là súng mặt trời, hoặc các món ăn chơi của Đức Quốc xã cũng đều thất truyền khi chủ nhân của chúng đi chầu âm phủ.
Loại nỏ lợi hại của An Dương Vương bị đánh cắp, và có lẽ cũng thất truyền khi nhà Triệu diệt vong. Ít ai biết trong thời Tam Quốc, chúa tể Đông Ngô Tôn Quyền trong lúc đánh nhau với Lưu Bị và Tào Tháo vẫn dành một sự quan tâm đặc biệt cho nhà Triệu. Vị hoàng đế mắt biếc râu tía sai Lã Du xuống kinh đô cũ của nhà Triệu đào lăng mộ để tìm kiếm vật quý, nhưng chỉ thấy mộ của Triệu Anh Tề. Châu báu được moi lên nhưng tuyệt nhiên không thấy dấu tích của nỏ thần. Mộ của Triệu Văn Đế Triệu Muội (con trai Mỵ Châu – Trọng Thủy) đến thế kỷ 20 mới được khai quật, nhiều bảo vật khắp thế giới được phát hiện, nhưng phương thức chế tạo nỏ thần vẫn bặt tăm. Chỉ với cung liên hợp làm bằng gỗ, ghép thêm sừng và gân, dán bằng keo nấu từ xương, mà người Mông Cổ đã mở được một lãnh thổ vô cùng khủng bố. Thử nghĩ với tính cách hung hãn hiếu chiến, cộng thêm nỏ thần nữa thì người Việt còn tiến xa tới đâu ở Đông Nam Á?
Thứ Lộc thấy gần với mô tả nỏ thần An Dương Vương nhất có lẽ là Hwacha của các thanh niên K-Pop Hàn Xẻng
“Nói đoạn, thần đi thẳng xuống biển. Vua An Dương Vương đưa vuốt cho viên tướng Cao Lỗ, bảo làm lẫy nỏ như lời dặn của thần. Nỏ làm xong, mỗi một phát bắn hàng ngàn mũi tên tua tủa bay vút ra, kẻ địch dù đông cũng khó lòng sống sót.”