Tiêu chuẩn về cái đẹp của người Việt Nam xưa và nay có phải ngày càng khác nhau?
Em có một đứa bạn rất hay nghiên cứu về sử sách, có hôm em đọc được quyển "Ngàn năm áo mũ" của nó và biết về tục nhuộm răng xăm mình. Em có thể hỏi anh một số câu hỏi được không ạ?
1. Nhắc đến phong tục nhuộm răng ăn trầu, chúng ta thường thấy hình ảnh những cô gái với hàng răng đen và môi đỏ. Vậy phong tục này có dành cho nam giới không ạ?
2. Ngoài ra, tại sao phong tục ấy ngày càng mờ nhạt và dần biến mất như hiện nay, theo em thấy đa số chỉ còn những cụ già còn thực hiện theo phong tục ấy mà thôi. Sự dần biến mất của tục nhuộm răng ăn trầu có phải là minh chứng cho "Tiêu chuẩn về cái đẹp của người xưa và người hiện đại ngày nay rất khác nhau?"
3. Như em đã đọc được, xăm mình là một trong những phong tục của người xưa. Vậy nó đã từng được công nhận là "đẹp" đối với người xưa phải không ạ? Nếu vậy, tại sao ngày nay nhiều người lại quan niệm rằng "xăm mình là hư hỏng"?
4. Lý do tại sao người xưa thường tìm đến những phong tục rất kì quái và làm đau thể xác chính mình(ví dụ như cà răng căng tai)? Là để chứng minh mình trưởng thành? hay còn lí do nào khác không ạ? Anh có biết những phong tục nào tương tự như vậy còn tồn tại đến tận nay không ạ?
phong tục tập quán
,nhuộm răng ăn trầu
,nhà giáo dục về văn hóa
,lịch sử
Chào em,
Trước khi trả lời câu hỏi, chúng ta cần minh định với nhau rằng văn hóa là một dòng chảy, là những sự lựa chọn liên tục của một cộng đồng người theo những bối cảnh không gian và thời gian, văn hóa có thể học hỏi lẫn nhau. Chính vì văn hóa không đứng yên, cho nên những tiêu chuẩn của nó, bao gồm cả tiêu chuẩn về cái đẹp sẽ bị thay đổi liên tục cho phù hợp với cộng đồng người mới, bối cảnh không gian và thời gian mới.
Tục xăm mình rất thịnh vào thời nhà Trần vì gia tộc Trần xuất thân từ vùng sông nước, tuy vậy đến vua Trần Anh Tông, ngài đã từ chối xăm mình theo cha ông. Tục nhuộm răng ăn trầu, xưa kia dành cho cả Nam lẫn Nữ, các vị quan xưa khi đi đâu đều có người hầu cắp tráp trầu theo sau. Tục nhuộm răng đã mất đi kể từ khi văn hóa phương Tây theo chân người Pháp vào Việt Nam. Tục ăn trầu cũng sắp mất trong thế kỷ này nhưng trầu-cau sẽ vẫn còn tồn tại lâu dài khi trở thành lễ vật không thể thiếu, mang ý nghĩa tín ngưỡng trong lễ cưới.
Người Việt trong qua trình đi dần vào phương Nam từ đồng bằng Bắc Bộ đã phải khuôn mình vào những điều kiện tự nhiên mới, cộng cư với cộng đồng Chăm, Khmer, Hoa và Pháp cộng với chiến tranh đã làm nên những đứt gẫy văn hóa, do đó, tiêu chuẩn về cái đẹp rất đa dạng và ít khi trường tồn. Các nghi thức trưởng thành đặc biệt, chúng ta có thể quan sát trong các cộng đồng dân tộc ít người ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Đó là kết qua lâu dài của lịch sử nên chúng ta cần tôn trọng mà tìm hiểu ngọn ngành chứ không nên cho là kỳ quái.
Hi vọng là những trao đổi này có ích cho câu hỏi của em.
Phan Khắc Huy
Chào em,
Trước khi trả lời câu hỏi, chúng ta cần minh định với nhau rằng văn hóa là một dòng chảy, là những sự lựa chọn liên tục của một cộng đồng người theo những bối cảnh không gian và thời gian, văn hóa có thể học hỏi lẫn nhau. Chính vì văn hóa không đứng yên, cho nên những tiêu chuẩn của nó, bao gồm cả tiêu chuẩn về cái đẹp sẽ bị thay đổi liên tục cho phù hợp với cộng đồng người mới, bối cảnh không gian và thời gian mới.
Tục xăm mình rất thịnh vào thời nhà Trần vì gia tộc Trần xuất thân từ vùng sông nước, tuy vậy đến vua Trần Anh Tông, ngài đã từ chối xăm mình theo cha ông. Tục nhuộm răng ăn trầu, xưa kia dành cho cả Nam lẫn Nữ, các vị quan xưa khi đi đâu đều có người hầu cắp tráp trầu theo sau. Tục nhuộm răng đã mất đi kể từ khi văn hóa phương Tây theo chân người Pháp vào Việt Nam. Tục ăn trầu cũng sắp mất trong thế kỷ này nhưng trầu-cau sẽ vẫn còn tồn tại lâu dài khi trở thành lễ vật không thể thiếu, mang ý nghĩa tín ngưỡng trong lễ cưới.
Người Việt trong qua trình đi dần vào phương Nam từ đồng bằng Bắc Bộ đã phải khuôn mình vào những điều kiện tự nhiên mới, cộng cư với cộng đồng Chăm, Khmer, Hoa và Pháp cộng với chiến tranh đã làm nên những đứt gẫy văn hóa, do đó, tiêu chuẩn về cái đẹp rất đa dạng và ít khi trường tồn. Các nghi thức trưởng thành đặc biệt, chúng ta có thể quan sát trong các cộng đồng dân tộc ít người ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Đó là kết qua lâu dài của lịch sử nên chúng ta cần tôn trọng mà tìm hiểu ngọn ngành chứ không nên cho là kỳ quái.
Hi vọng là những trao đổi này có ích cho câu hỏi của em.