Thuyết "Tam tòng, Tứ đức" còn giá trị với người phụ nữ hiện đại không?

  1. Phan Khắc Huy

Chào anh,

Em muốn hỏi về thuyết "Tam tòng, Tứ đức" của Khổng Tử, ngày xưa được lấy làm tư tưởng cho người phụ nữ phong kiến phải tuân theo. Vì sao người xưa lại chấp nhận  và học theo thuyết đó ạ?

Nhưng đến thời hiện đại phát triển như bây giờ có sự bình đẵng giữ nam - nữ, thì thuyết đó vẫn còn giá trị không ạ?

Em cảm ơn ạ!

Từ khóa: 

văn hóa

,

phụ nữ

,

nhà giáo dục về văn hóa

,

lịch sử

Chào bạn,

Mỗi một thời đại có bối cảnh tư tưởng, tôn giáo, qui chuẩn xã hội khác nhau. Thuyết "Tam tòng, Tứ đức" của Nho gia ngày xưa phù hợp với điều kiện xã hội bấy giờ nên được người dân tuân theo, nhất là từ thế kỷ XV, nhà Lê xem Nho giáo là quốc giáo. Bất cứ một lý thuyết xã hội nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực.

Xã hội hiện đại là một xã hội đa nguyên, tôn trọng sự khác biệt, do đó cũng sẽ có người hâm mộ mặt tích cực của "Tam tòng, Tứ đức" mà noi theo hay cổ súy nên tất nhiên nó vẫn còn có giá trị tham khảo nhất định. Chúng ta hãy xem nó là một sự lựa chọn trong nhiều sự lựa chọn, đồng ý hay không đồng ý cũng nên dựa trên lý lẽ xác đáng, xuất phát từ cơ sở tôn trọng sự lựa chọn lẫn nhau. 

Trả lời

Chào bạn,

Mỗi một thời đại có bối cảnh tư tưởng, tôn giáo, qui chuẩn xã hội khác nhau. Thuyết "Tam tòng, Tứ đức" của Nho gia ngày xưa phù hợp với điều kiện xã hội bấy giờ nên được người dân tuân theo, nhất là từ thế kỷ XV, nhà Lê xem Nho giáo là quốc giáo. Bất cứ một lý thuyết xã hội nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực.

Xã hội hiện đại là một xã hội đa nguyên, tôn trọng sự khác biệt, do đó cũng sẽ có người hâm mộ mặt tích cực của "Tam tòng, Tứ đức" mà noi theo hay cổ súy nên tất nhiên nó vẫn còn có giá trị tham khảo nhất định. Chúng ta hãy xem nó là một sự lựa chọn trong nhiều sự lựa chọn, đồng ý hay không đồng ý cũng nên dựa trên lý lẽ xác đáng, xuất phát từ cơ sở tôn trọng sự lựa chọn lẫn nhau.