Thôi miên có giống trong phim ảnh và sách vở không ạ?

  1. Vũ Phi Yên

Mình có xem nhiều phim về thôi miên và đọc một ít sách, bài báo online về đề tài này. Mình cũng có làm theo một số hướng dẫn tự thôi miên, thấy chúng khá giống các bài tập thiền định nhưng không có kết quả hay trải nghiệm gì đặc biệt.

Không biết cảm giác của người bị thôi miên là như thế nào ạ. Họ có thể bị gieo một ý nghĩ hoặc định hướng một hành động không? Lúc đó các giác quan có hoạt động tốt, suy nghĩ có rõ ràng hay như là ngủ mơ?

Từ khóa: 

thôi miên

,

tâm lý

,

​giảng viên

,

huấn luyện và tư vấn tâm lý

Chào bạn,

Có nhiều phim ảnh có đề cập đến Thôi miên như một yếu tố "đinh", gây chú ý. Vì mục tiêu đó, thường các sự kiện liên quan đến thôi miên được đẩy thành rất kịch tính, hay đi kèm với các chủ đề khiến con người rất sợ/rất thích, như tình dục, tiền (lừa đảo), giết người, vân vân. Vì thế, có, có tương đối giống nhưng thôi miên trong thế giới thật không thường kịch tính đến mức đó. Thỉnh thoảng cũng có những biên kịch thiếu hiểu biết về kỹ thuật này nên viết không đúng, vì thế, các bộ phim mà trình độ của những người sản xuất càng cao, càng nghiêm túc thực hiện thì càng có giá trị tham khảo.

Sách cũng vậy. Gần đây tôi có thấy một số bạn bè chuyền tay nhau đọc quyển "Tôi biết gì? Về thôi miên" thuộc loạt sách Que sais-je? của Pháp, quyển này hết sức sơ lược và được viết đã từ rất xưa, nên khó có thể tóm lược được hết những điều thú vị cũng như không cho ta biết về những kỹ thuật hiện đại. Có sách cho ta bức tranh toàn cảnh và ít thiên lệch, nhưng cũng có những sách mang nhiều điểm không phù hợp với hiểu biết của thời nay. 
Về thôi miên, thường đây là một quá trình hết sức cá nhân và riêng biệt, vì một người đều có lịch sử cuộc đời riêng, cá tính riêng, độ nhạy với ám thị (tiếng Anh: suggestibility) riêng. Để thôi miên tốt, nhà thôi miên phải rất nhạy cảm, linh hoạt, thường xuyên điều tiết những từ ngữ sử dụng, tông giọng, câu chuyện dẫn dắt... cho hợp với người đang hiện diện trước mặt mình.

Vì vậy, những mẩu ghi âm thôi miên có sẵn thường có hiệu quả rất hạn chế, khá ít người nghe có thể được dẫn dắt vào thôi miên nhờ vào các đoạn youtube hoặc mp3. Tuy nhiên, khi không có cơ hội gặp gỡ một nhà thôi miên thật, nghe qua những đoạn ấy cũng giúp mang lại chút khái niệm. Thôi miên tập thể cũng sẽ hạn chế như thế, vì không cách nào điều tiết cho thích hợp với từng cá nhân. 

Người trong trạng thái thôi miên dễ nhận ám thị, dễ được/bị "gieo một ý nghĩ hoặc định hướng một hành động", vì thế sự tin tưởng đối với nhà thôi miên nên được thiết lập thật vững từ trước đó. Nếu không, sự nghi ngờ, lo âu, "không biết người này có ý định gì khác với tôi không" có thể cản trở quá trình, khiến thôi miên mãi mà không "vào" được. Không dễ thôi miên một người như phim ảnh cho chúng ta thấy đâu.

Cảm nhận trạng thái "thôi miên" (tiếng Anh: Trance) là thế nào: nên trực tiếp trải nghiệm một lần với nhà thôi miên có kinh nghiệm mà bạn tin tưởng. Đây chính là điều khiến cho rất khó tự học thôi miên chỉ qua sách vở và video. Bạn cần trải nghiệm thật. 

Về việc người được thôi miên có tỉnh táo hay không, tôi xin trả lời ngắn gọn:

  • Thôi miên không phải là trạng thái ngủ (ngủ thật thì người khác không thôi miên bạn trong lúc ấy được. Sóng não của ngủ sâu quá chậm và thường bạn sẽ không nghe thấy người thôi miên nói gì). 
  • Trong trường hợp Thôi miên cổ điển, thôi miên Erickson: ngườ được thôi miên sẽ hơi thụ động, hơi chìm vào chính nội tâm/vô thức của mình, ít chỉ trích hay phân tích các ám thị. Sóng não hơi chậm (theta) so với trạng thái tỉnh táo (beta)
  • Trong trường hợp Thôi miên nhân văn: Rất tỉnh, cảm nhận "rộng" hơn bình thường, dễ dàng liên tưởng, thấy được toàn cảnh, liên kết được các chủ đề khác nhau, v.v. Sóng não là gamma. ,
Trả lời

Chào bạn,

Có nhiều phim ảnh có đề cập đến Thôi miên như một yếu tố "đinh", gây chú ý. Vì mục tiêu đó, thường các sự kiện liên quan đến thôi miên được đẩy thành rất kịch tính, hay đi kèm với các chủ đề khiến con người rất sợ/rất thích, như tình dục, tiền (lừa đảo), giết người, vân vân. Vì thế, có, có tương đối giống nhưng thôi miên trong thế giới thật không thường kịch tính đến mức đó. Thỉnh thoảng cũng có những biên kịch thiếu hiểu biết về kỹ thuật này nên viết không đúng, vì thế, các bộ phim mà trình độ của những người sản xuất càng cao, càng nghiêm túc thực hiện thì càng có giá trị tham khảo.

Sách cũng vậy. Gần đây tôi có thấy một số bạn bè chuyền tay nhau đọc quyển "Tôi biết gì? Về thôi miên" thuộc loạt sách Que sais-je? của Pháp, quyển này hết sức sơ lược và được viết đã từ rất xưa, nên khó có thể tóm lược được hết những điều thú vị cũng như không cho ta biết về những kỹ thuật hiện đại. Có sách cho ta bức tranh toàn cảnh và ít thiên lệch, nhưng cũng có những sách mang nhiều điểm không phù hợp với hiểu biết của thời nay. 
Về thôi miên, thường đây là một quá trình hết sức cá nhân và riêng biệt, vì một người đều có lịch sử cuộc đời riêng, cá tính riêng, độ nhạy với ám thị (tiếng Anh: suggestibility) riêng. Để thôi miên tốt, nhà thôi miên phải rất nhạy cảm, linh hoạt, thường xuyên điều tiết những từ ngữ sử dụng, tông giọng, câu chuyện dẫn dắt... cho hợp với người đang hiện diện trước mặt mình.

Vì vậy, những mẩu ghi âm thôi miên có sẵn thường có hiệu quả rất hạn chế, khá ít người nghe có thể được dẫn dắt vào thôi miên nhờ vào các đoạn youtube hoặc mp3. Tuy nhiên, khi không có cơ hội gặp gỡ một nhà thôi miên thật, nghe qua những đoạn ấy cũng giúp mang lại chút khái niệm. Thôi miên tập thể cũng sẽ hạn chế như thế, vì không cách nào điều tiết cho thích hợp với từng cá nhân. 

Người trong trạng thái thôi miên dễ nhận ám thị, dễ được/bị "gieo một ý nghĩ hoặc định hướng một hành động", vì thế sự tin tưởng đối với nhà thôi miên nên được thiết lập thật vững từ trước đó. Nếu không, sự nghi ngờ, lo âu, "không biết người này có ý định gì khác với tôi không" có thể cản trở quá trình, khiến thôi miên mãi mà không "vào" được. Không dễ thôi miên một người như phim ảnh cho chúng ta thấy đâu.

Cảm nhận trạng thái "thôi miên" (tiếng Anh: Trance) là thế nào: nên trực tiếp trải nghiệm một lần với nhà thôi miên có kinh nghiệm mà bạn tin tưởng. Đây chính là điều khiến cho rất khó tự học thôi miên chỉ qua sách vở và video. Bạn cần trải nghiệm thật. 

Về việc người được thôi miên có tỉnh táo hay không, tôi xin trả lời ngắn gọn:

  • Thôi miên không phải là trạng thái ngủ (ngủ thật thì người khác không thôi miên bạn trong lúc ấy được. Sóng não của ngủ sâu quá chậm và thường bạn sẽ không nghe thấy người thôi miên nói gì). 
  • Trong trường hợp Thôi miên cổ điển, thôi miên Erickson: ngườ được thôi miên sẽ hơi thụ động, hơi chìm vào chính nội tâm/vô thức của mình, ít chỉ trích hay phân tích các ám thị. Sóng não hơi chậm (theta) so với trạng thái tỉnh táo (beta)
  • Trong trường hợp Thôi miên nhân văn: Rất tỉnh, cảm nhận "rộng" hơn bình thường, dễ dàng liên tưởng, thấy được toàn cảnh, liên kết được các chủ đề khác nhau, v.v. Sóng não là gamma. ,