Theo chị, nếu bỏ qua mấy cái loằng ngoằng bản sắc dân tộc, thì nếu so sánh về cảnh giới thì thần thoại nào ở mức cao hơn trong 3 thần thoại Trung Hoa, Hy Lạp, Việt Nam?
xã hội
,nhà văn/nhà biên kịch/ nhà sáng lập và quản trị nội dung của book hunter
Không rõ "cảnh giới" mà bạn đề cập đến là gì, nhưng theo tôi, một hệ thống thần thoại tầm cỡ bao gồm mấy yếu tố sau:
- Triết lý siêu hình có đa chiều hay không?
- Hình mẫu đạo đức và lý tưởng có nhân văn và hướng thượng hay không?
- Cấu trúc tuyến truyện và nhân vật phức tạp, liên kết chặt chẽ hay không?
- Quá trình văn bản hóa có giúp thần thoại trở nên hấp dẫn hơn và sâu sắc hơn hay không?
- Thần thoại có bị gắn với nhiều yếu tố mê tín dị đoan hay không?
- Thần thoại có dễ bị trở thành công cụ tuyên truyền hay không?
Với các yếu tố vừa kể trên thì tôi thấy là:
1. Thần thoại Hy Lạp chứa đựng nhiều yếu tố siêu hình; có hình mẫu đạo đức và lý tưởng nhưng chẳng nhân văn cũng không hướng thượng; cấu trúc phức tạp nhưng thiếu chặt chẽ, quá trình văn bản hóa khiến thần thoại Hy Lạp hấp thụ thêm được nhiều yếu tố sáng tạo từ các học giả và nghệ sĩ dân gian.
2. Thần thoại Trung Quốc thiếu yếu tố siêu hình, mặc dù có hình mẫu đạo đức và lý tưởng nhưng quá thiên về định kiến dân tộc mà ít yếu tố nhân văn, nhưng nhân vật và tuyến truyện khá rõ nét và liên kết chặt chẽ, tiếc rằng quá trình văn bản hóa quá nhạt nhẽo, và đặc biệt bị tận dụng tối đa cho tuyên truyền và các hoạt động mê tín dị đoan.
3. Thần thoại Việt Nam là một tổ hợp các câu chuyện rời rạc, thiếu tính hệ thống, không rõ ràng về nguồn gốc. Các dân tộc như Thái, Mường, Mông, Chăm-pa, ... đều có hệ thống thần thoại đa chiều, nhiều tầng lớp và đặc sắc hơn so với thần thoại chính thống mà chúng ta vẫn tin là thần thoại Việt Nam. Trong thần thoại Việt Nam được coi là chính thống bao hàm tất cả các yếu kém giống như thần thoại Trung Quốc, nhưng lại thua xa về tuyến truyện và sự chặt chẽ. Hệ thống thần thoại Việt Nam đang được thừa nhận chính thống hiện nay, theo mình là một cấu trúc được dựng lên vội vã để khẳng định độc lập dân tộc bằng cách xào xáo thêm bớt từ các dân tộc lân cận như Mường - Thái, rồi đắp vào một lớp Hán hóa để không tách xa khỏi hệ thống của "thiên tử".
Thế nên thần thoại Việt Nam cần phải được bóc tách, thậm chí giải thiêng một số trường hợp, để từ đó chúng ta không bị trói buộc trong các định chế tư tưởng do thần thoại tạo ra.
Các bạn có thể đọc thêm bài viết này của mình để hiểu hơn về cách mình tiếp cận thần thoại nhé:
Hà Thủy Nguyên
Không rõ "cảnh giới" mà bạn đề cập đến là gì, nhưng theo tôi, một hệ thống thần thoại tầm cỡ bao gồm mấy yếu tố sau:
- Triết lý siêu hình có đa chiều hay không?
- Hình mẫu đạo đức và lý tưởng có nhân văn và hướng thượng hay không?
- Cấu trúc tuyến truyện và nhân vật phức tạp, liên kết chặt chẽ hay không?
- Quá trình văn bản hóa có giúp thần thoại trở nên hấp dẫn hơn và sâu sắc hơn hay không?
- Thần thoại có bị gắn với nhiều yếu tố mê tín dị đoan hay không?
- Thần thoại có dễ bị trở thành công cụ tuyên truyền hay không?
Với các yếu tố vừa kể trên thì tôi thấy là:
1. Thần thoại Hy Lạp chứa đựng nhiều yếu tố siêu hình; có hình mẫu đạo đức và lý tưởng nhưng chẳng nhân văn cũng không hướng thượng; cấu trúc phức tạp nhưng thiếu chặt chẽ, quá trình văn bản hóa khiến thần thoại Hy Lạp hấp thụ thêm được nhiều yếu tố sáng tạo từ các học giả và nghệ sĩ dân gian.
2. Thần thoại Trung Quốc thiếu yếu tố siêu hình, mặc dù có hình mẫu đạo đức và lý tưởng nhưng quá thiên về định kiến dân tộc mà ít yếu tố nhân văn, nhưng nhân vật và tuyến truyện khá rõ nét và liên kết chặt chẽ, tiếc rằng quá trình văn bản hóa quá nhạt nhẽo, và đặc biệt bị tận dụng tối đa cho tuyên truyền và các hoạt động mê tín dị đoan.
3. Thần thoại Việt Nam là một tổ hợp các câu chuyện rời rạc, thiếu tính hệ thống, không rõ ràng về nguồn gốc. Các dân tộc như Thái, Mường, Mông, Chăm-pa, ... đều có hệ thống thần thoại đa chiều, nhiều tầng lớp và đặc sắc hơn so với thần thoại chính thống mà chúng ta vẫn tin là thần thoại Việt Nam. Trong thần thoại Việt Nam được coi là chính thống bao hàm tất cả các yếu kém giống như thần thoại Trung Quốc, nhưng lại thua xa về tuyến truyện và sự chặt chẽ. Hệ thống thần thoại Việt Nam đang được thừa nhận chính thống hiện nay, theo mình là một cấu trúc được dựng lên vội vã để khẳng định độc lập dân tộc bằng cách xào xáo thêm bớt từ các dân tộc lân cận như Mường - Thái, rồi đắp vào một lớp Hán hóa để không tách xa khỏi hệ thống của "thiên tử".
Thế nên thần thoại Việt Nam cần phải được bóc tách, thậm chí giải thiêng một số trường hợp, để từ đó chúng ta không bị trói buộc trong các định chế tư tưởng do thần thoại tạo ra.
Các bạn có thể đọc thêm bài viết này của mình để hiểu hơn về cách mình tiếp cận thần thoại nhé: