Tại sao phương Tây thường đi tiên phong trong lĩnh vực khoa học?

  1. Trần Trọng Toàn

Trước hết mình xin lỗi nếu câu hỏi này có phần 'chụp mũ' quá đáng, vì bản thân mình cũng ko hoàn toàn chắc chắn nếu nhận định trên là đúng. Nhưng mình cảm thấy những quốc gia phương Tây 'có vẻ' luôn đi trước các khu vực còn lại trên thế giới về mặt khoa học kỹ thuật.

Xuất thân là một du học sinh về khoa học, đã được trải nghiệm nền giáo dục cả Đông lẫn Tây, liệu anh Toàn có thể cho biết đâu là sự khác biệt giúp cho phương Tây luôn có được những thành tựu khoa học vượt trội? Do sở hữu nguồn kinh phí, hay do một sự khác biệt nào đó trong cách suy nghĩ, tư tưởng?

Từ khóa: 

giáo dục phương tây

,

khoa học

,

khoa học phương tây

,

tiến sĩ vật lý

,

giảng viên tại đại học công nghệ sydney

Cám ơn câu hỏi cuả Nam,

Đây là một câu hỏi hay và mình cũng tự hỏi chính mình trong suốt thời gian qua. Và sau đây là những điều mình nghiệm ra:

Việc Phương Tây họ đi trước Phương Đông mình về khoa học kỹ thuật là điều mọi người đều phải công nhận. Và theo mình thì điều này do vài nguyên nhân sau đây:

1) Cách giáo dục của hệ thống giáo dục và tư tưởng của hs và giáo viên:

Học sinh Phương Tây được giáo dục theo cách học ít, chơi nhiều; học lý thuyết luôn đi đôi với thực hành. Thầy cô luôn quan tâm đến việc làm cho học sinh hứng thú trong học tập và giải thích kiến thức hs học bằng những hiện tượng gắn liền với thực tế. Điều này khiến cho hs cảm thấy thích thú và cảm thấy ham học hỏi, tìm tò, và không cảm thấy áp lực phải học thuộc lòng để lấy điểm số cao.

Khi thầy cô nói sai một kiến thức, học sinh có thể đứng dậy phát biểu phản bác, và thầy cô, nếu thực sự sai, sẽ phải công nhận và sửa sai. Chuyện này là rất bình thường chứ không có gí là hỗn láo hay mất dạy gì cả. Ngược lại thầy cô sẽ cảm thấy rất vui vì hs hiểu bài mình giảng (chính vì hiểu bài thấu suốt nên mới có thể phản bác chính xáv như vậy).

Thầy cô thường đề cao tính tự học của hs, cho nên thầy cô thường xuyên cho ít bài tập về nhà, nhưng đa số đòi hỏi sự tìm tòi và tự học cao. Chuyện bắt ép học sinh học thuộc lòng và tạo áp lực là gần như không có. Học theo nhóm cũng được đề cao, các bạn học sinh thường được khuyến khích bàn bạc và làm dề tài theo nhóm và chấm điểm theo nhóm. Đây là cơ hội để các hs rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm và biết cách làm một thành viên trong nhóm là như thế nào.

2) Khuyến khích hs phát triển khả năng thiên bẩm của mình ngay từ thủa nhỏ:

Do xã hội Phương Tây không quá coi trọng việc trở thành bác sĩ, giáo sư hay kỹ sư của hs sau này, nên giáo viên được đào tạo để họ có thể nhận ra năng khiếu của hs ngay từ lúc nhỏ, bất kể đó là năng khiếu về thể thao, âm nhạc hay là hội họa. Do hs được tự do phát triển khả năng và sở thích, cho nên các em sớm biết được mình thực sự thích lĩnh vực nào và muốn làm gì sau này. Từ đó, các em tập trung nhiều vào lĩnh vực mà mình có năng khiếu và giảm tập trung vào những môn học khác. Phu huynh cũng vậy, họ cũng muốn con mình làm gì mà nó thích nhất chứ không nhất thiết phải là kỹ sư, bác sĩ thì mới nở mặt nở mày, cho dù là nó thích làm công nhân hay làm quét dọn, miễn là nó thực sư cảm thấy thích, thực sự cảm thấy hạnh phúc là bậc làm cha làm mẹ vui rồi. Chính vì vậy nên, các em thực sự muốn nghiên cứu khoa học thì cực kỳ đam mê khoa học chứ không phải vì muốn làm nở mặt cha mẹ, họ hàng hay là muốn có dang vọng. Các em này, do quá đam mê khoa học nên dành hầu hết thời gian cho việc đọc sách, coi video vì khoa học, cũng như tự làm một số thí nghiệm đơn giản khi có điều kiện. Cứ như vậy các em này lớn lên với niềm đam mê khoa học cháy bỏng và các em làm nghiên cứu khoa học giống như đi chơi và cảm thấy rất thoải mái. Có như vậy người làm nghiên cứu khoa học mới đạt được đỉnh cao và có những nghiên cứu đột phá.

Ở xã hội Châu Á thì ngược lại, nếu con cái học văn hóa không giỏi, không làm bác sĩ kỹ sư được thì cha mẹ cảm thấy mất mặt, thấy xấu hổ với bà con dòng họ, với xã hội.

3) Suy nghĩ “bên ngoài cái hộp” (think outside of the box):

Các hs luôn được khuyến khích và kích thích khả năng sáng tạo của mình. Các em học sinh Phương Tây đa số không thấy được cái “box”, cho nên các em thoải mái suy nghĩ bên ngoài nó. Ví dụ các em vẽ bức tranh trong đó có mấy cái cây màu xanh da trời (thay vì phải là màu xanh lá cây). Thầy cô sẽ không nói là các em vẽ sai, mà sẽ dõi theo và cho lời khuyên để các em thoải mái sáng tạo.

4) Cơ sở vật chất:

Các nước Phương Tây đi trước về khoa học cộng nghệ nên có một số lợi thế nhất định so với các nước Á Đông. Nhưng lợi thế này là ít đáng kể nhất. Và lợi thế này đang dần mất đi, khi mà các đại học ở Singapore (NUS, NTU), China (Peking, Tsing Hua, Fudan…), Japan (Tokyo, Kyoto, Osaka…), Korea (Seoul, KAIST,KIST…) đang được đầu tư trang thiết bị đến “tận răng” và do đó đã dần chiếm lĩnh các vị trí cao trong bảng xếp hạng top 100 của thế giới. Có thể bạn phải bất ngờ khi nhìn vào bảng xếp hạng dưới đây.

Theo mình nghĩ nếu nền giáo dục VN có thể thay đổi dần dần và học hỏi những điều hay từ các nước Phương Tây và bạn bè châu Á thì chúng ta có thể chờ đợi một điều kỳ diệu xảy ra ở tương lai không xa lắm.

Toàn.
Trả lời

Cám ơn câu hỏi cuả Nam,

Đây là một câu hỏi hay và mình cũng tự hỏi chính mình trong suốt thời gian qua. Và sau đây là những điều mình nghiệm ra:

Việc Phương Tây họ đi trước Phương Đông mình về khoa học kỹ thuật là điều mọi người đều phải công nhận. Và theo mình thì điều này do vài nguyên nhân sau đây:

1) Cách giáo dục của hệ thống giáo dục và tư tưởng của hs và giáo viên:

Học sinh Phương Tây được giáo dục theo cách học ít, chơi nhiều; học lý thuyết luôn đi đôi với thực hành. Thầy cô luôn quan tâm đến việc làm cho học sinh hứng thú trong học tập và giải thích kiến thức hs học bằng những hiện tượng gắn liền với thực tế. Điều này khiến cho hs cảm thấy thích thú và cảm thấy ham học hỏi, tìm tò, và không cảm thấy áp lực phải học thuộc lòng để lấy điểm số cao.

Khi thầy cô nói sai một kiến thức, học sinh có thể đứng dậy phát biểu phản bác, và thầy cô, nếu thực sự sai, sẽ phải công nhận và sửa sai. Chuyện này là rất bình thường chứ không có gí là hỗn láo hay mất dạy gì cả. Ngược lại thầy cô sẽ cảm thấy rất vui vì hs hiểu bài mình giảng (chính vì hiểu bài thấu suốt nên mới có thể phản bác chính xáv như vậy).

Thầy cô thường đề cao tính tự học của hs, cho nên thầy cô thường xuyên cho ít bài tập về nhà, nhưng đa số đòi hỏi sự tìm tòi và tự học cao. Chuyện bắt ép học sinh học thuộc lòng và tạo áp lực là gần như không có. Học theo nhóm cũng được đề cao, các bạn học sinh thường được khuyến khích bàn bạc và làm dề tài theo nhóm và chấm điểm theo nhóm. Đây là cơ hội để các hs rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm và biết cách làm một thành viên trong nhóm là như thế nào.

2) Khuyến khích hs phát triển khả năng thiên bẩm của mình ngay từ thủa nhỏ:

Do xã hội Phương Tây không quá coi trọng việc trở thành bác sĩ, giáo sư hay kỹ sư của hs sau này, nên giáo viên được đào tạo để họ có thể nhận ra năng khiếu của hs ngay từ lúc nhỏ, bất kể đó là năng khiếu về thể thao, âm nhạc hay là hội họa. Do hs được tự do phát triển khả năng và sở thích, cho nên các em sớm biết được mình thực sự thích lĩnh vực nào và muốn làm gì sau này. Từ đó, các em tập trung nhiều vào lĩnh vực mà mình có năng khiếu và giảm tập trung vào những môn học khác. Phu huynh cũng vậy, họ cũng muốn con mình làm gì mà nó thích nhất chứ không nhất thiết phải là kỹ sư, bác sĩ thì mới nở mặt nở mày, cho dù là nó thích làm công nhân hay làm quét dọn, miễn là nó thực sư cảm thấy thích, thực sự cảm thấy hạnh phúc là bậc làm cha làm mẹ vui rồi. Chính vì vậy nên, các em thực sự muốn nghiên cứu khoa học thì cực kỳ đam mê khoa học chứ không phải vì muốn làm nở mặt cha mẹ, họ hàng hay là muốn có dang vọng. Các em này, do quá đam mê khoa học nên dành hầu hết thời gian cho việc đọc sách, coi video vì khoa học, cũng như tự làm một số thí nghiệm đơn giản khi có điều kiện. Cứ như vậy các em này lớn lên với niềm đam mê khoa học cháy bỏng và các em làm nghiên cứu khoa học giống như đi chơi và cảm thấy rất thoải mái. Có như vậy người làm nghiên cứu khoa học mới đạt được đỉnh cao và có những nghiên cứu đột phá.

Ở xã hội Châu Á thì ngược lại, nếu con cái học văn hóa không giỏi, không làm bác sĩ kỹ sư được thì cha mẹ cảm thấy mất mặt, thấy xấu hổ với bà con dòng họ, với xã hội.

3) Suy nghĩ “bên ngoài cái hộp” (think outside of the box):

Các hs luôn được khuyến khích và kích thích khả năng sáng tạo của mình. Các em học sinh Phương Tây đa số không thấy được cái “box”, cho nên các em thoải mái suy nghĩ bên ngoài nó. Ví dụ các em vẽ bức tranh trong đó có mấy cái cây màu xanh da trời (thay vì phải là màu xanh lá cây). Thầy cô sẽ không nói là các em vẽ sai, mà sẽ dõi theo và cho lời khuyên để các em thoải mái sáng tạo.

4) Cơ sở vật chất:

Các nước Phương Tây đi trước về khoa học cộng nghệ nên có một số lợi thế nhất định so với các nước Á Đông. Nhưng lợi thế này là ít đáng kể nhất. Và lợi thế này đang dần mất đi, khi mà các đại học ở Singapore (NUS, NTU), China (Peking, Tsing Hua, Fudan…), Japan (Tokyo, Kyoto, Osaka…), Korea (Seoul, KAIST,KIST…) đang được đầu tư trang thiết bị đến “tận răng” và do đó đã dần chiếm lĩnh các vị trí cao trong bảng xếp hạng top 100 của thế giới. Có thể bạn phải bất ngờ khi nhìn vào bảng xếp hạng dưới đây.

Theo mình nghĩ nếu nền giáo dục VN có thể thay đổi dần dần và học hỏi những điều hay từ các nước Phương Tây và bạn bè châu Á thì chúng ta có thể chờ đợi một điều kỳ diệu xảy ra ở tương lai không xa lắm.

Toàn.

Mình cảm ơn câu hỏi rất chi tiết và có tâm của chuyên gia nhé. Đúng là nền giáo dục ở VN mình cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Mình cảm thấy sẽ cần phải đào sâu nghiên cứu vấn đề này hơn nữa. Một lần nữa cảm ơn chuyên gia!