Tại sao anh lại chọn con đường là nghiên cứu sinh?

  1. Nguyễn Việt Hùng

Chào anh,
Em rất ngưỡng mộ với những thành tích và cống hiến khoa học của anh. Em chỉ thắc mắc một điều, nghiên cứu sinh, theo em nghĩ là một công việc tương đối mông lung, vô định. Có bao giờ anh nghĩ :"Mình theo đuổi cái này lâu rồi mà không có kết quả vì nó khó, hay là mình không có khả năng? Vì nó mới hay là mình chưa biết?". Tại sao anh không chọn hướng đi liên quan đến kinh doanh hay làm việc trong một tập đoàn lớn, như thế có lẽ sẽ có nhiều tiền hơn, nhiều động lực hơn? Em cảm ơn anh và chúc anh sức khỏe. ( ͡° ͜ʖ ͡°)
Từ khóa: 

nghiên cứu sinh

,

nhà khoa học về gen di truyền và sinh học phân tử

Hi em, đầu tiên cảm ơn lời khen của em nhé. ^_^

Để trả lời câu hỏi của em, thì cũng có thể một phần anh sinh ra trong một gia đình không phải quá khá giả, nhưng cũng có điều kiện, nên cuộc sống của anh có phần thoải mái hơn, và vì đó anh có cơ hội suy nghĩ theo con đường mình muốn thôi, chứ không phải lo đến tiền nong.

Đó là một phần lý do vì sao hồi đầu anh quyết định theo nghành nghiên cứu, vì anh đam mê, mà không phải quá lo về tương lai. Tất nhiên là anh có lo về sự mung lung của nó, đúng theo cái em nói đó. Anh đã có lúc lo sợ không biết là nó khó hay mình dở, nó mới hay mình chưa biết, nó hay hay do mình chưa đọc đủ, mình nghiên cứu đúng đà hay mình chậm, trời ơi nhiều sự nghi ngờ lắm! XD

Nhưng phần nào cũng do chính mình thôi, tất cả cái trên đều chỉ xảy ra nếu mình quá khép kín trong sự nghiên cứu của mình, nhất là bây giờ, khi có thể dễ dàng tìm hiểu về nghành của mình. Tất cả nghiên cứu chính thống có thể tìm được trên Google Scholar, dù không vô đọc được từng cái, nhưng cũng có thể đọc abstract là đủ biết nghiên cứu đến mức độ nào rồi. Ngoài ra, cũng phải giao tiếp nhiều hơn với những người nghiên cứu như mình, để biết tốc độ nghiên cứu của họ như thế nào, so sánh nghiên cứu của họ với mình xem nếu mình nhanh hay chậm, thì do nghiên cứu của mình dễ hay khó hơn họ, vân vân. Thực sự tất cả cái đó dều giúp ích chính mình nữa, trong quá chình nghiên cứu. Anh thì nghĩ vậy, và đã làm vậy, nên cho đến hết năm thứ hai nghiên cứu tiến sĩ, khi còn chưa viết xong chương 1 của bài luận văn của anh, chưa đăng bài gì cả, anh không lo vì anh tự biết nghiên cứu của mình đang tới đâu. Cho tới bây giờ anh còn chưa đăng bài nào vô tạp trí nào luôn, thú thực là vậy. Mà cũng tự biết là mình không chậm hơn ai, nên anh không lo. Cốt là mình biết cụ thể về nghiên cứu của mình, có kế hoạch rõ ràng dựa theo tìm hiểu của mình, thì okay.

Còn về việc chọn hướng đi liên quan đến kinh doanh thì... thực ra sau khi anh bước vào con đường nghiên cứu một chút, anh cũng có suy nghĩ đến. Anh tự cảm thấy việc mình chỉ nghiên cứu thôi đối với chính anh không đủ. Anh muốn sự ảnh hưởng của anh nó lớn hơn, và anh thấy cách tốt nhất là phải phát triển thêm về hướng thương mại. Như ngày bây giờ, anh cũng đang tìm cơ hội phát triển thêm hướng đó - mục tiêu của anh cuối cùng là thương mại hóa nghiên cứu của anh, để ra tiền để giúp xã hội, và cũng để giúp chính anh có thể phát triển nghiên cứu của mình xa hơn nữa - như vậy mới có thể bền vững lâu dài, anh mới có thể thực sự nghiên cứu cái anh muốn, mà không phải dựa dẫm vào trường nào, viện nghiên cứu nào, hay chính phủ nào cả.

Ở trong nghành điện ảnh Mỹ, có một câu 'one for me, one for you' - những nhà đạo diễn tốt khi làm cùng các hãng lớn thường sẽ ra một giao ước theo hướng đó - họ phát triển một bộ phim theo ý hãng, rồi hãng fund một bộ phim hoàn toàn theo ý đạo diễn. Anh thấy đó cũng là hướng hay cho các nhà nghiên cứu.

Nên em nói đúng đó - nhiều tiền hơn, thì nhiều động lực hơn, đối với anh vì nhiều tiền mới có khả năng quyết định mọi thức, nên là động lực lớn.

Mong là anh đã trả lời được câu hỏi của em. ^_^

Trả lời

Hi em, đầu tiên cảm ơn lời khen của em nhé. ^_^

Để trả lời câu hỏi của em, thì cũng có thể một phần anh sinh ra trong một gia đình không phải quá khá giả, nhưng cũng có điều kiện, nên cuộc sống của anh có phần thoải mái hơn, và vì đó anh có cơ hội suy nghĩ theo con đường mình muốn thôi, chứ không phải lo đến tiền nong.

Đó là một phần lý do vì sao hồi đầu anh quyết định theo nghành nghiên cứu, vì anh đam mê, mà không phải quá lo về tương lai. Tất nhiên là anh có lo về sự mung lung của nó, đúng theo cái em nói đó. Anh đã có lúc lo sợ không biết là nó khó hay mình dở, nó mới hay mình chưa biết, nó hay hay do mình chưa đọc đủ, mình nghiên cứu đúng đà hay mình chậm, trời ơi nhiều sự nghi ngờ lắm! XD

Nhưng phần nào cũng do chính mình thôi, tất cả cái trên đều chỉ xảy ra nếu mình quá khép kín trong sự nghiên cứu của mình, nhất là bây giờ, khi có thể dễ dàng tìm hiểu về nghành của mình. Tất cả nghiên cứu chính thống có thể tìm được trên Google Scholar, dù không vô đọc được từng cái, nhưng cũng có thể đọc abstract là đủ biết nghiên cứu đến mức độ nào rồi. Ngoài ra, cũng phải giao tiếp nhiều hơn với những người nghiên cứu như mình, để biết tốc độ nghiên cứu của họ như thế nào, so sánh nghiên cứu của họ với mình xem nếu mình nhanh hay chậm, thì do nghiên cứu của mình dễ hay khó hơn họ, vân vân. Thực sự tất cả cái đó dều giúp ích chính mình nữa, trong quá chình nghiên cứu. Anh thì nghĩ vậy, và đã làm vậy, nên cho đến hết năm thứ hai nghiên cứu tiến sĩ, khi còn chưa viết xong chương 1 của bài luận văn của anh, chưa đăng bài gì cả, anh không lo vì anh tự biết nghiên cứu của mình đang tới đâu. Cho tới bây giờ anh còn chưa đăng bài nào vô tạp trí nào luôn, thú thực là vậy. Mà cũng tự biết là mình không chậm hơn ai, nên anh không lo. Cốt là mình biết cụ thể về nghiên cứu của mình, có kế hoạch rõ ràng dựa theo tìm hiểu của mình, thì okay.

Còn về việc chọn hướng đi liên quan đến kinh doanh thì... thực ra sau khi anh bước vào con đường nghiên cứu một chút, anh cũng có suy nghĩ đến. Anh tự cảm thấy việc mình chỉ nghiên cứu thôi đối với chính anh không đủ. Anh muốn sự ảnh hưởng của anh nó lớn hơn, và anh thấy cách tốt nhất là phải phát triển thêm về hướng thương mại. Như ngày bây giờ, anh cũng đang tìm cơ hội phát triển thêm hướng đó - mục tiêu của anh cuối cùng là thương mại hóa nghiên cứu của anh, để ra tiền để giúp xã hội, và cũng để giúp chính anh có thể phát triển nghiên cứu của mình xa hơn nữa - như vậy mới có thể bền vững lâu dài, anh mới có thể thực sự nghiên cứu cái anh muốn, mà không phải dựa dẫm vào trường nào, viện nghiên cứu nào, hay chính phủ nào cả.

Ở trong nghành điện ảnh Mỹ, có một câu 'one for me, one for you' - những nhà đạo diễn tốt khi làm cùng các hãng lớn thường sẽ ra một giao ước theo hướng đó - họ phát triển một bộ phim theo ý hãng, rồi hãng fund một bộ phim hoàn toàn theo ý đạo diễn. Anh thấy đó cũng là hướng hay cho các nhà nghiên cứu.

Nên em nói đúng đó - nhiều tiền hơn, thì nhiều động lực hơn, đối với anh vì nhiều tiền mới có khả năng quyết định mọi thức, nên là động lực lớn.

Mong là anh đã trả lời được câu hỏi của em. ^_^

Em cảm ơn câu trả lời rất là nhiệt tình của anh, chúc anh sức khỏe và thành công hơn trong tương lai ^^