Qua quá trình đào tạo OKRs cho doanh nghiệp Việt, chuyên gia thấy các sếp hiện nay thường có những điểm mạnh và nhưng mặt hạn chế nào?
quản trị doanh nghiệp
,okrs coach/founder vnokrs/chairman seongon.
Chào bạn.
Câu hỏi này khá hóc búa. Để nói rằng "Sếp Việt Nam" hay "Doanh nghiệp Việt Nam" thì quá rộng và bản thân tôi chưa trải nghiệm đủ để nói khái quát như vậy. Ngoài ra thì tôi có xu hướng dẫn chứng bằng số liệu, hiện tại Việt Nam chưa có các số liệu hỗ trợ các nhận định. Vì vậy tôi trả lời với tư cách cá nhân, góc nhìn hẹp của bản thân:
- Điểm mạnh: các Sếp rất chăm học cái mới và học rất nhanh (có lẽ đây là một đặc tính đáng quý của người Việt Nam). Bên cạnh đó sự nhạy bén trong tư duy kinh doanh cũng là điều nổi trội ở các CEO mà tôi có dịp làm việc cùng.
- Điểm hạn chế: chưa có lối tư duy Logic, thiên về cảm tính/ý kiến chủ quan/trải nghiệm cá nhân vì vậy đánh mất cơ hội tìm hiểu các lý thuyết ở tầng Nguyên Lý. Câu nói thường xuyên là 'theo tôi là, ý kiến của tôi là" mà không dựa vào các Lý thuyết đã được đúc kết. Và bởi vì thực hành dựa trên "chủ nghĩa kinh nghiệm" mà các CEO đã làm sai tương đối nhiều, đi ngược và các Nguyên lý Bất biến trong Quản trị, dẫn tới hệ quả là dẫn mất niềm tin với nhân viên. Khi đã có niềm tin về việc nhân viên của mình không tốt, sẽ rất mất công khi muốn thay đổi điều đó. Và đó là cái mà tôi cùng đội ngũ của mình đang tập trung vào trong giai đoạn này: chia sẻ về Nguyên Lý Quản Trị và thay đổi các niềm tin sai lầm.
Trân trọng,
Mai Xuân Đạt
Chào bạn.
Câu hỏi này khá hóc búa. Để nói rằng "Sếp Việt Nam" hay "Doanh nghiệp Việt Nam" thì quá rộng và bản thân tôi chưa trải nghiệm đủ để nói khái quát như vậy. Ngoài ra thì tôi có xu hướng dẫn chứng bằng số liệu, hiện tại Việt Nam chưa có các số liệu hỗ trợ các nhận định. Vì vậy tôi trả lời với tư cách cá nhân, góc nhìn hẹp của bản thân:
- Điểm mạnh: các Sếp rất chăm học cái mới và học rất nhanh (có lẽ đây là một đặc tính đáng quý của người Việt Nam). Bên cạnh đó sự nhạy bén trong tư duy kinh doanh cũng là điều nổi trội ở các CEO mà tôi có dịp làm việc cùng.
- Điểm hạn chế: chưa có lối tư duy Logic, thiên về cảm tính/ý kiến chủ quan/trải nghiệm cá nhân vì vậy đánh mất cơ hội tìm hiểu các lý thuyết ở tầng Nguyên Lý. Câu nói thường xuyên là 'theo tôi là, ý kiến của tôi là" mà không dựa vào các Lý thuyết đã được đúc kết. Và bởi vì thực hành dựa trên "chủ nghĩa kinh nghiệm" mà các CEO đã làm sai tương đối nhiều, đi ngược và các Nguyên lý Bất biến trong Quản trị, dẫn tới hệ quả là dẫn mất niềm tin với nhân viên. Khi đã có niềm tin về việc nhân viên của mình không tốt, sẽ rất mất công khi muốn thay đổi điều đó. Và đó là cái mà tôi cùng đội ngũ của mình đang tập trung vào trong giai đoạn này: chia sẻ về Nguyên Lý Quản Trị và thay đổi các niềm tin sai lầm.
Trân trọng,