Niềm đam mê và sự chăm chỉ?

  1. Trần Trọng Toàn

Ts Toàn, cá nhân em là một người muốn theo nghành vật lý. Nhưng thật sự nó quá gian nan và khó khăn. Em hiểu bất kì công việc nào cũng là sự vất vả, nhưng em đã từng nghĩ đơn giản hơn.

Khởi đầu với niềm ham mê một cách tự nhiên và tò mò học hỏi, em đã từng ngồi xem youtube hàng giờ đồng hồ để tìm hiểu về vật lý. Em đã từng ngồi lùng sục khắp google để tìm những tài liệu nói về tàu vũ trụ hay danh nhân vật lý. Em cũng đã từng bỏ rất nhiều thời gian chỉ để cố gắng hiểu được tại sao hố đen lại tác động đến thời gian. Lũ bạn thấy em quái đản vì tại sao chúng nó bỏ tiền ra mua doraemon còn em lại bỏ tiền ra mua sách nói về vũ trụ. Nhưng khi bắt đầu học trong hệ thống giáo dục phổ thông, em đã mất đi niềm đam mê ấy. Có phải do hệ thống giáo dục đã thay đổi em hay tại em thiếu đi nghị lực hay...

Và bây giờ em đang đi tìm lại cái sự đam mê đó.

Đôi lúc em không biết em thích cái gì. Lý hay Sinh?

Em không mấy rõ về định nghĩa của thành công, nhưng em cũng xin tạm cho rằng anh là một người thành công. Vậy mạn phép xin anh vài lời khuyên, một cách chân thành nhất.

Gửi anh mọi lời chúc.

P/s: Toàn bộ là những lời chia sẻ chân thành nhất của em, không kiêu ngạo, tự phụ. Em chỉ đang cố học hỏi. Em chỉ ước một ngày nào đó, em có thể đứng trong hàng ngũ của những nhà không học.

Từ khóa: 

tiến sĩ vật lý

,

giảng viên tại đại học công nghệ sydney

Chào bạn Người Ẩn Danh,

Có đam mê về khoa học nói chung và vật lý nói riêng, là điều rất tốt. Và mình tin rằng bạn nên nuôi dưỡng niềm đam mê này. Bạn nên tìm bạn bè có cùng sở thích, diễn đàn thích hợp (cùng lứa tuổi với bản thân) để niềm đam mê có thể được nuôi dưỡng ngày một lớn hơn, bạn nhé!

Dĩ nhiên là càng học lên cao, vật lý, toán học và các môn khoa học khác sẽ càng khó, dòi hỏi rất nhiều thời gian. Và là một người đã từng trải qua hệ thống giáo dục Việt Nam từ tiểu học đến đại học và hệ thống giáo dục quốc tế (Singapore, và Úc), mình thấy rõ rằng ở các nước tiên tiến, học tập lúc nào cũng đi với thực hành và các GS., giáo viên ở đây lúc nào cũng cố gắng liên kết toán học với vật lý, chẳng hạn, để cho các học sinh / sinh viên có thể hiểu được ý nghĩa của các khái niệm vật lý mà không bị nhàm chán.

Ví dụ, hồi học cấp 3 (mình học trường LQĐ TP.HCM), mình được dạy đạo hàm và tích phân trong Toán học. Thế nhưng các thầy cô dạy Toán chỉ dừng ở mức chỉ cho học sinh các khái niêm Toán này thật kĩ lưỡng mà gần như không hề nhắc đến tầm quan trọng của nó trong Vật Lý - ví dụ đạo hàm cấp một của vị trí là vận tốc, cấp hai của vị trí là gia tốc... Một ví dụ khác là ý nghĩa của tích phân, ý nghĩa của ma trận? Sau này khi ở Singapore học Thạc Sĩ, và ở Úc học Tiến Sĩ, mình mới nhận ra là tích phân, chẳng hạn, rất quan trọng trong việc tính toán sự chồng chéo (overlapping) của hai hàm sóng lượng tử và nó giải thích rất nhiều thứ: từ phản ứng hóa học đến tính chất quang lượng tử của các vật chất khác nhau. Còn ma trận thì, nói trắng ra, là "ngôn ngữ mẹ đẻ" của vật lý/quang học lượng tử - cực kì quan trọng trong ngành học này. Tóm lại, mất đi những ví dụ cụ thể về Vật lý chẳng hạn, thì Toán học thật sự rất khô khăn và khó nuốt. Nhiều bạn bè của mình hồi đó chán học Toán cũng vì điều này.

Vậy nên khi học Toán bạn nên có sự tự liên hệ với Vật lý và ngược lại. Bạn nên hỏi thầy cô giáo nếu có thắc mắc về lý thuyết, về khái niệm và nhất là các phương trình. Bạn nên nhớ rằng bạn không thể hiểu Vật Lý hoàn toàn nếu không hiểu được các phương trình Toán học trong nó. Cho nên cố gắng đừng để mất căn bản. Đừng bao giờ ngại hỏi bạn bè và thầy cô để hiểu thông suốt mọi thứ bạn học.

Một điều cần thiết nữa là trau dồi khả năng học tiếng Anh. Vì chỉ có như vậy bạn mới có thể tiếp xúc với những tài liệu Vật lý của thế giới. Chỉ có như vậy bạn mới có thể đi du học sau này và có thể gia nhập đội ngũ các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Chúc bạn thành công trong việc theo đuổi niềm đam mê của mình, bạn nhé 😊

Toàn.

Trả lời

Chào bạn Người Ẩn Danh,

Có đam mê về khoa học nói chung và vật lý nói riêng, là điều rất tốt. Và mình tin rằng bạn nên nuôi dưỡng niềm đam mê này. Bạn nên tìm bạn bè có cùng sở thích, diễn đàn thích hợp (cùng lứa tuổi với bản thân) để niềm đam mê có thể được nuôi dưỡng ngày một lớn hơn, bạn nhé!

Dĩ nhiên là càng học lên cao, vật lý, toán học và các môn khoa học khác sẽ càng khó, dòi hỏi rất nhiều thời gian. Và là một người đã từng trải qua hệ thống giáo dục Việt Nam từ tiểu học đến đại học và hệ thống giáo dục quốc tế (Singapore, và Úc), mình thấy rõ rằng ở các nước tiên tiến, học tập lúc nào cũng đi với thực hành và các GS., giáo viên ở đây lúc nào cũng cố gắng liên kết toán học với vật lý, chẳng hạn, để cho các học sinh / sinh viên có thể hiểu được ý nghĩa của các khái niệm vật lý mà không bị nhàm chán.

Ví dụ, hồi học cấp 3 (mình học trường LQĐ TP.HCM), mình được dạy đạo hàm và tích phân trong Toán học. Thế nhưng các thầy cô dạy Toán chỉ dừng ở mức chỉ cho học sinh các khái niêm Toán này thật kĩ lưỡng mà gần như không hề nhắc đến tầm quan trọng của nó trong Vật Lý - ví dụ đạo hàm cấp một của vị trí là vận tốc, cấp hai của vị trí là gia tốc... Một ví dụ khác là ý nghĩa của tích phân, ý nghĩa của ma trận? Sau này khi ở Singapore học Thạc Sĩ, và ở Úc học Tiến Sĩ, mình mới nhận ra là tích phân, chẳng hạn, rất quan trọng trong việc tính toán sự chồng chéo (overlapping) của hai hàm sóng lượng tử và nó giải thích rất nhiều thứ: từ phản ứng hóa học đến tính chất quang lượng tử của các vật chất khác nhau. Còn ma trận thì, nói trắng ra, là "ngôn ngữ mẹ đẻ" của vật lý/quang học lượng tử - cực kì quan trọng trong ngành học này. Tóm lại, mất đi những ví dụ cụ thể về Vật lý chẳng hạn, thì Toán học thật sự rất khô khăn và khó nuốt. Nhiều bạn bè của mình hồi đó chán học Toán cũng vì điều này.

Vậy nên khi học Toán bạn nên có sự tự liên hệ với Vật lý và ngược lại. Bạn nên hỏi thầy cô giáo nếu có thắc mắc về lý thuyết, về khái niệm và nhất là các phương trình. Bạn nên nhớ rằng bạn không thể hiểu Vật Lý hoàn toàn nếu không hiểu được các phương trình Toán học trong nó. Cho nên cố gắng đừng để mất căn bản. Đừng bao giờ ngại hỏi bạn bè và thầy cô để hiểu thông suốt mọi thứ bạn học.

Một điều cần thiết nữa là trau dồi khả năng học tiếng Anh. Vì chỉ có như vậy bạn mới có thể tiếp xúc với những tài liệu Vật lý của thế giới. Chỉ có như vậy bạn mới có thể đi du học sau này và có thể gia nhập đội ngũ các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Chúc bạn thành công trong việc theo đuổi niềm đam mê của mình, bạn nhé 😊

Toàn.