Những người trẻ tuổi thường có lợi thế và hạn chế nào khi khởi nghiệp?

  1. Công nghệ thông tin

  2. Lê Huỳnh Kim Ngân

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

,

founder at entrepreneurship education vietnam and founder at twenty.vn

Hi Tuyết Liên,

Xin lỗi bạn vì trả lời trễ, cũng như rất cảm ơn bạn vì đã có một câu hỏi hay ^^ Đây cũng là vấn đề mình hay chia sẻ ở các trường đại học.

Mình định nghĩa người trẻ tuổi là những người ở chừng tuổi 25 tuổi trở xuống, có ít/chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc (vì vừa ra trường ở độ tuổi chừng 22 - 23 tuổi). Nên những chia sẻ sắp tới của mình sẽ dựa trên cột mốc này nha.

Theo mình, người trẻ tuổi có những lợi thế dễ thấy như:

  1. Tuổi trẻ & thời gian: Nếu thất bại ở độ tuổi này, thì việc học hỏi - đứng lên & làm lại dễ dàng hơn. Thử tưởng tượng bạn 50 tuổi, và bạn thất bại, chắc chắn sẽ cảm thấy có áp lực thời gian vô hình hơn.

  2. Chưa có nhiều vướng bận cần phải gánh vác hơn. Ở tuổi trẻ như này, khả năng là chưa có kết hôn/chưa có con cái/chưa có nhiều vướng bận lớn hơn trong cuộc sống, vì vậy chuyện khởi nghiệp sẽ được ưu tiên hơn. Nếu khởi nghiệp ở tuổi lưng chừng như 35 - 40 tuổi, chắc chắn lúc đó người khởi nghiệp sẽ có nhiều yếu tố cân nhắc hơn.

  3. Dễ tìm kiếm bạn đồng hành từ ghế nhà trường: khi có ý định khởi nghiệp ở độ tuổi sinh viên, thì khả năng tìm được bạn bè cùng trang lứa, hay có cùng đam mê với mình dễ hơn. Khi đi làm rồi và lớn tuổi hơn, cần mất thêm một quãng thời gian để tìm hiểu và tìm kiếm người đồng sáng lập với mình.

Bên cạnh đó, người trẻ tuổi khởi nghiệp cũng có những hạn chế, ví dụ như:

  1. Thiếu kinh nghiệm làm việc đa dạng: điều này rất quan trọng. Nhiều bạn trẻ nghĩ là “tôi đã có 3-4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ABC”, nhưng bao nhiêu đó chưa đủ để khởi nghiệp. Bạn cần nhiều kinh nghiệm hơn chỉ là 1 chuyên môn trong 1 lĩnh vực, bởi vì khi khởi nghiệp, ngoài việc zoom in vào chuyên môn, bạn còn cần đủ kiến thức để zoom out. Bạn không cần biết quá nhiều về kế toán, nhưng cũng cần biết đủ để hiểu những vấn đề mà công ty đang/sẽ gặp phải. Bạn không cần là người quản lý tài ba xuất sắc nhất, nhưng bạn cần hiểu bản thân mình giỏi gì và chưa giỏi gì để tìm kiếm những người đồng hành hỗ trợ mình.

  2. Mạng lưới các mối quan hệ cần thiết trong khởi nghiệp kinh doanh: thường để xây dựng được mạng lưới này, cũng cần phải có nhiều kinh nghiệm chuyện môn từ trước đó, và cần có thêm thời gian xây dựng, vun đắp và duy trì những mối quan hệ này.

Mình thấy ở độ tuổi nào lựa chọn khởi nghiệp cũng có những thuận lợi & hạn chế hết. Lời khuyên của mình là cứ làm thôi và… lượng sức mình. Ông bà ta có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” rất đúng đó, quan trọng nhất là “biết ta” nè. Mình khởi nghiệp năm 18 tuổi, rất nhiều thất bại mình đã học được, nhưng mình chưa bao giờ hối hận khi khởi nghiệp sớm. Con đường mình chọn cho sự nghiệp của mình là đi xen kẽ: khởi nghiệp, đi làm tích luỹ thêm kinh nghiệm, rồi khởi nghiệp, rồi lại đi làm tích luỹ thêm kinh nghiệm. Không nhất thiết phải đi theo con đường khởi nghiệp từ đầu tới cuối, tới điểm nào thấy mệt quá thì dừng một chút, rồi… tính tiếp.

Vậy nha!

Trả lời

Hi Tuyết Liên,

Xin lỗi bạn vì trả lời trễ, cũng như rất cảm ơn bạn vì đã có một câu hỏi hay ^^ Đây cũng là vấn đề mình hay chia sẻ ở các trường đại học.

Mình định nghĩa người trẻ tuổi là những người ở chừng tuổi 25 tuổi trở xuống, có ít/chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc (vì vừa ra trường ở độ tuổi chừng 22 - 23 tuổi). Nên những chia sẻ sắp tới của mình sẽ dựa trên cột mốc này nha.

Theo mình, người trẻ tuổi có những lợi thế dễ thấy như:

  1. Tuổi trẻ & thời gian: Nếu thất bại ở độ tuổi này, thì việc học hỏi - đứng lên & làm lại dễ dàng hơn. Thử tưởng tượng bạn 50 tuổi, và bạn thất bại, chắc chắn sẽ cảm thấy có áp lực thời gian vô hình hơn.

  2. Chưa có nhiều vướng bận cần phải gánh vác hơn. Ở tuổi trẻ như này, khả năng là chưa có kết hôn/chưa có con cái/chưa có nhiều vướng bận lớn hơn trong cuộc sống, vì vậy chuyện khởi nghiệp sẽ được ưu tiên hơn. Nếu khởi nghiệp ở tuổi lưng chừng như 35 - 40 tuổi, chắc chắn lúc đó người khởi nghiệp sẽ có nhiều yếu tố cân nhắc hơn.

  3. Dễ tìm kiếm bạn đồng hành từ ghế nhà trường: khi có ý định khởi nghiệp ở độ tuổi sinh viên, thì khả năng tìm được bạn bè cùng trang lứa, hay có cùng đam mê với mình dễ hơn. Khi đi làm rồi và lớn tuổi hơn, cần mất thêm một quãng thời gian để tìm hiểu và tìm kiếm người đồng sáng lập với mình.

Bên cạnh đó, người trẻ tuổi khởi nghiệp cũng có những hạn chế, ví dụ như:

  1. Thiếu kinh nghiệm làm việc đa dạng: điều này rất quan trọng. Nhiều bạn trẻ nghĩ là “tôi đã có 3-4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ABC”, nhưng bao nhiêu đó chưa đủ để khởi nghiệp. Bạn cần nhiều kinh nghiệm hơn chỉ là 1 chuyên môn trong 1 lĩnh vực, bởi vì khi khởi nghiệp, ngoài việc zoom in vào chuyên môn, bạn còn cần đủ kiến thức để zoom out. Bạn không cần biết quá nhiều về kế toán, nhưng cũng cần biết đủ để hiểu những vấn đề mà công ty đang/sẽ gặp phải. Bạn không cần là người quản lý tài ba xuất sắc nhất, nhưng bạn cần hiểu bản thân mình giỏi gì và chưa giỏi gì để tìm kiếm những người đồng hành hỗ trợ mình.

  2. Mạng lưới các mối quan hệ cần thiết trong khởi nghiệp kinh doanh: thường để xây dựng được mạng lưới này, cũng cần phải có nhiều kinh nghiệm chuyện môn từ trước đó, và cần có thêm thời gian xây dựng, vun đắp và duy trì những mối quan hệ này.

Mình thấy ở độ tuổi nào lựa chọn khởi nghiệp cũng có những thuận lợi & hạn chế hết. Lời khuyên của mình là cứ làm thôi và… lượng sức mình. Ông bà ta có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” rất đúng đó, quan trọng nhất là “biết ta” nè. Mình khởi nghiệp năm 18 tuổi, rất nhiều thất bại mình đã học được, nhưng mình chưa bao giờ hối hận khi khởi nghiệp sớm. Con đường mình chọn cho sự nghiệp của mình là đi xen kẽ: khởi nghiệp, đi làm tích luỹ thêm kinh nghiệm, rồi khởi nghiệp, rồi lại đi làm tích luỹ thêm kinh nghiệm. Không nhất thiết phải đi theo con đường khởi nghiệp từ đầu tới cuối, tới điểm nào thấy mệt quá thì dừng một chút, rồi… tính tiếp.

Vậy nha!