Những kinh nghiệm và lưu ý khi xây dựng và thiết kết các chương trình đào tạo trực tuyến tương tác cao?

  1. Công nghệ thông tin

  2. Giáo dục

  3. Đỗ Thành Công

Xin chào chuyên gia, mình muốn được nghe chuyên gia chia sẻ về kinh nghiệm trong thiết kế chương trình của chuyên gia. Vì mình thấy nếu thiết kế chương trình đào tạo trực tuyến chỉ toàn chơi trò chơi hay đọc chép, trình chiếu slide trò chuyện phiếm với nhau thì cũng tốn thời gian mà chưa chắc hiệu quả. Mong được chuyên gia giải đáp cho câu hỏi này.

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

,

giáo dục

,

trưởng phòng đào tạo & phát triển

,

học viện chiến lược nhân sự hsm/chuyên gia đào tạo trực tuyến (virtual training)

Chào bạn,

Đúng như bạn nói, nếu đào tạo trực tuyến mà chỉ cho chơi trò chơi, lồng hết hoạt động này hoạt động kia cho không khí vui vẻ, tích cực thì chưa chắc hiệu quả.

Vậy đâu là những yếu tố quan trọng nhất giúp xây dựng và thiết kế chương trình đào tạo trực tuyến hiệu quả?

Công xin phép chia sẻ 4 yếu tố quan trọng nhất theo trải nghiệm thực tế của mình:

1. Bắt đầu từ MỤC TIÊU HỌC TẬP

Đây là yếu tố sẽ quyết định toàn bộ tất cả các nội dung, phương pháp và hoạt động sẽ sử dụng trong lớp học trực tuyến. Giảng viên nên trả lời rõ ràng 2 câu hỏi sau trước khi bắt tay vào thiết kế bài giảng:

- Học viên sẽ thực hiện/làm được điều gì sau khi học xong?

- Làm sao để biết học viên đã thực hiện/làm được điều đó?

Ví dụ: Nếu mục tiêu của khoá học chỉ là học viên hiểu và giải thích được một số kiến thức nào đó, các hoạt động học tập có thể sử dụng phần minh hoạt, thảo luận nhóm, hỏi đáp. Còn nếu mục tiêu là học viên cần áp dụng được một kỹ năng nào đó thì trong khoá học bắt buộc cần có phần thực hành, đóng vai để học viên được làm và được nhận phản hồi của giảng viên.

2. Cứ sau 4 phút cần có một tương tác với học viên

Đây là 1 nguyên tắc quan trọng giúp học viên liên tục tập trung vào bài giảng. Học viên sẽ rất dễ bị sao nhãng khi học trực tuyến, do vậy khi thiết kế chương trình, giảng viên nên lồng ghép các tương tác sau mỗi 4 phút. Ví dụ bài giảng 60 phút thì giảng viên có thể cân nhắc lồng ghép 12-15 tương tác. Nếu giảng viên thực hiện 1 hoạt động nào đó quá lâu thì ngay lập tức học viên sẽ thấy nhàm chán và mất tập trung.

3. Am hiểu về nền tảng/công cụ đào tạo trực tuyến

Mỗi một công ty/ tổ chức đều dùng 1 nền tảng đào tạo khác nhau (ZOOM, MS Teams, Google Meet, Webex...). Mỗi nền tảng này đều có ưu điểm và nhược điểm. Các tính năng trên các nền tảng cũng sẽ khác nhau. Do vậy, việc am hiểu về nền tảng sẽ giúp các giảng viên có ý tưởng thiết kế các hoạt động học tập phù hợp nhất. Đồng thời, trên thế giới đang có rất nhiều các công cụ hỗ trợ đào tạo trực tuyến vượt trội, giảng viên có thể nghiên cứu để có thể triển khai nhiều trải nghiệm học tập khác biệt cho học viên

Ví dụ: Ở trên ZOOM và Webex, học viên có thể viết vẽ cùng lúc trên màn hình thông qua tính năng Annotation, giảng viên có thể thiết kế rất nhiều hoạt động để học viên được viết và chia sẻ ý tưởng trực tiếp trên màn hình. Còn Google Meet và MS Teams lại không có, giảng viên sẽ không triển khai được các hoạt động viết vẽ như vậy.

4. Trình độ công nghệ của giảng viên và học viên

Đây cũng là yếu tố rất cần cân nhắc. Nếu giảng viên rất yếu về công nghệ thì bài giảng không nên lồng ghép quá nhiều hoạt động phức tạp, chỉ nên dùng các tính năng và công cụ phổ biến & đơn giản. Còn học viên mà yếu công nghệ thì cũng không nên triển khai quá nhiều công cụ/tính năng vì sẽ khiến học viên bị rối khi tương tác.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý xem hầu hết học viên học bằng điện thoại hay máy tính. Nếu học trên điện thoại, các tương tác sẽ cần hạn chế, đặc biệt là nên sử dụng tối đa các tính năng sẵn có của nền tảng trực tuyến và không nên dùng các công cụ thứ 3 (khiến học viên phải thoát khỏi nền tảng để thực hiện)

----

Trên đây là 4 nguyên tắc quan trọng giúp các giảng viên tự tin xây dựng và thiết kế bài giảng trực tuyến hiệu quả:

- Mục tiêu học tập

- Thời lượng tương tác

- Nền tảng công nghệ

- Trình độ công nghệ của Giảng viên, Học viên

Hy vọng phần trả lời này hữu ích với bạn.

Trả lời

Chào bạn,

Đúng như bạn nói, nếu đào tạo trực tuyến mà chỉ cho chơi trò chơi, lồng hết hoạt động này hoạt động kia cho không khí vui vẻ, tích cực thì chưa chắc hiệu quả.

Vậy đâu là những yếu tố quan trọng nhất giúp xây dựng và thiết kế chương trình đào tạo trực tuyến hiệu quả?

Công xin phép chia sẻ 4 yếu tố quan trọng nhất theo trải nghiệm thực tế của mình:

1. Bắt đầu từ MỤC TIÊU HỌC TẬP

Đây là yếu tố sẽ quyết định toàn bộ tất cả các nội dung, phương pháp và hoạt động sẽ sử dụng trong lớp học trực tuyến. Giảng viên nên trả lời rõ ràng 2 câu hỏi sau trước khi bắt tay vào thiết kế bài giảng:

- Học viên sẽ thực hiện/làm được điều gì sau khi học xong?

- Làm sao để biết học viên đã thực hiện/làm được điều đó?

Ví dụ: Nếu mục tiêu của khoá học chỉ là học viên hiểu và giải thích được một số kiến thức nào đó, các hoạt động học tập có thể sử dụng phần minh hoạt, thảo luận nhóm, hỏi đáp. Còn nếu mục tiêu là học viên cần áp dụng được một kỹ năng nào đó thì trong khoá học bắt buộc cần có phần thực hành, đóng vai để học viên được làm và được nhận phản hồi của giảng viên.

2. Cứ sau 4 phút cần có một tương tác với học viên

Đây là 1 nguyên tắc quan trọng giúp học viên liên tục tập trung vào bài giảng. Học viên sẽ rất dễ bị sao nhãng khi học trực tuyến, do vậy khi thiết kế chương trình, giảng viên nên lồng ghép các tương tác sau mỗi 4 phút. Ví dụ bài giảng 60 phút thì giảng viên có thể cân nhắc lồng ghép 12-15 tương tác. Nếu giảng viên thực hiện 1 hoạt động nào đó quá lâu thì ngay lập tức học viên sẽ thấy nhàm chán và mất tập trung.

3. Am hiểu về nền tảng/công cụ đào tạo trực tuyến

Mỗi một công ty/ tổ chức đều dùng 1 nền tảng đào tạo khác nhau (ZOOM, MS Teams, Google Meet, Webex...). Mỗi nền tảng này đều có ưu điểm và nhược điểm. Các tính năng trên các nền tảng cũng sẽ khác nhau. Do vậy, việc am hiểu về nền tảng sẽ giúp các giảng viên có ý tưởng thiết kế các hoạt động học tập phù hợp nhất. Đồng thời, trên thế giới đang có rất nhiều các công cụ hỗ trợ đào tạo trực tuyến vượt trội, giảng viên có thể nghiên cứu để có thể triển khai nhiều trải nghiệm học tập khác biệt cho học viên

Ví dụ: Ở trên ZOOM và Webex, học viên có thể viết vẽ cùng lúc trên màn hình thông qua tính năng Annotation, giảng viên có thể thiết kế rất nhiều hoạt động để học viên được viết và chia sẻ ý tưởng trực tiếp trên màn hình. Còn Google Meet và MS Teams lại không có, giảng viên sẽ không triển khai được các hoạt động viết vẽ như vậy.

4. Trình độ công nghệ của giảng viên và học viên

Đây cũng là yếu tố rất cần cân nhắc. Nếu giảng viên rất yếu về công nghệ thì bài giảng không nên lồng ghép quá nhiều hoạt động phức tạp, chỉ nên dùng các tính năng và công cụ phổ biến & đơn giản. Còn học viên mà yếu công nghệ thì cũng không nên triển khai quá nhiều công cụ/tính năng vì sẽ khiến học viên bị rối khi tương tác.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý xem hầu hết học viên học bằng điện thoại hay máy tính. Nếu học trên điện thoại, các tương tác sẽ cần hạn chế, đặc biệt là nên sử dụng tối đa các tính năng sẵn có của nền tảng trực tuyến và không nên dùng các công cụ thứ 3 (khiến học viên phải thoát khỏi nền tảng để thực hiện)

----

Trên đây là 4 nguyên tắc quan trọng giúp các giảng viên tự tin xây dựng và thiết kế bài giảng trực tuyến hiệu quả:

- Mục tiêu học tập

- Thời lượng tương tác

- Nền tảng công nghệ

- Trình độ công nghệ của Giảng viên, Học viên

Hy vọng phần trả lời này hữu ích với bạn.