Nguồn gốc sự phát sinh tôn giáo?
tôn giáo
,phó trưởng ban tôn giáo và tín ngưỡng của viện triết học phát triển/tác giả/nhà nghiên cứu tarot
Chào bạn, trước tiên mình xin cám ơn câu hỏi mà bạn đã gửi cho mình. Câu hỏi của bạn đề cập đến một giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển tôn giáo, nên mình sẽ trả lời khái lược trước sau đó sẽ trình bày cụ thể hơn ở bên dưới nhé.
Nếu bỏ qua hết các yếu tố siêu nhiên, có thể thấy tín ngưỡng tôn giáo bắt nguồn từ sự tưởng tượng và sự sợ hãi trước cái không biết của con người. Khi không thể hàng phục được tự nhiên, cũng như không biết vì sao lại thế, thì con người bắt đầu ngước nhìn lên bầu trời và cố lý giải, trí tưởng tượng cũng như nhu cầu tìm một câu trả lời thỏa mãn, đã phát sinh những hình thái tín ngưỡng tôn giáo đầu tiên là đa thần giáo, thờ các vị thần tự nhiên. Và các hình thức tế lễ, cũng như các vật tế là hình thức giao ước, để thỏa hiệp với các đấng siêu nhiên, thí dụ, như hạn hán mùa màn thất bát thì phải tế thần mưa. Đi xa hơn, khi xã hội phát triển, thì lại xuất hiện các vị thần bảo trợ nghề nghiệp như thần săn bắn, thần tài.
Và khi xã hội phát triển hơn, con người lại bắt đầu trăn trở với câu hỏi về bản thân là ai, ý nghĩa của chúng ta trong đời này là gì? Như thế, các tôn giáo lại lần nữa phát triển về mặt đạo đức để trả lời các câu hỏi siêu hình này, cũng như góp phần giải quyết các nhu cầu xã hội như sự bất bình đằng, nghèo khổ, áp bức bóc lột. Chúa Jesus hay Đức Phật xuất hiện trong những bối cảnh nhất định, đều đưa ra những kiến giải về cuộc sống, và cách giải quyết các vấn đề thực tại ở thời điểm đó. Nhưng thời gian trôi qua, xã hội lại phát triển, lại nảy sinh những vấn đề mới, các tôn giáo lại bắt đầu thay đổi, bắt đầu cuộc chiến chống lại chính mình để lột xác. (Đây là phần mà mình nghĩ bạn quan tâm)
Về tôn giáo, tiếng Anh là Religion xuất phát từ tiếng Latinh là Religio với ý nghĩa tôn trọng thần linh hay là sự gắn kết con người và thần linh. Với tôn giáo, có nhiều định nghĩa và các cách tiếp cận khác nhau, và còn nhiều bàn luận không ngơi từ thời của Cicero. Thường người ta tiếp cận các định nghĩa về tôn giáo theo các hướng là về bản thể (substantive) hay có thể hiểu đó là câu hỏi “ tôn giáo là gì?”, hướng tiếp theo là về chức năng của tôn giáo (functional) hay chính là câu hỏi “tôn giáo có thể làm những gì?”, hoặc là hàm chứa cả hai câu hỏi trên.
Như E.B. Tylor khi nói tôn giáo là “niềm tin vào các hữu thể thánh linh” (belief inspiritual beings) thì ông đã đưa ra định nghĩa mang tính bản thể. Còn Émile Durkheim đã nói về chức năng tôn giáo như sau: “Tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều thiêng liêng, nghĩa là được tách biệt, cấm đoán. Những niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng tinh thần, được gọi là giáo hội.” Theo định nghĩa của ông, tôn giáo gắn kết với yếu tố xã hội, phân thành “ thiêng”, “ phàm”, quan điểm của ông tập trung trên nền tảng xã hội học. Hoặc như Milton Yinger định nghĩa tôn giáo là “một hệ thống các niềm tin và thực hành nhờ đó một nhóm người có thể đương đầu với các vấn đề tối hậu của cuộc sống” (a system of beliefs and practices by means of which a group of people struggles with the ultimate problems of the human life), hai ông đều đang nói về việc tôn giáo có thể làm gì.
Marx lại nói về tôn giáo, trong cuốn “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegels”, như sau: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, và là linh hồn của trật tự không có linh hồn. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” (Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a heartless world, and the soul of soulless conditions. It is the opium of the people.). Nổi tiếng và thông dụng nhất vẫn là câu: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” mà nguyên bản là “Sie ist das Opium des Volkes” Có thể thấy, trong định nghĩa này tập trung hai yếu tố lớn, là chức năng của tôn giáo (thứ thuốc giảm đau) và nguồn gốc tôn giáo (đời sống đau khổ). Gây nhiều tranh cãi, vẫn là “Opium” hay thuốc phiện, liệu đây là thứ thuốc giảm đau cho con người ta hi vọng vào tương lai tươi đẹp, hay chỉ là vòng hoa anh túc mang lại cho con người giấc ngủ vĩnh hằng trốn thoát thực tại khắc nghiệt? Còn trong cuốn “ Totem and Taboo”, Sigmund Freud (chịu ảnh hưởng của Auguste Comte) đã tự tin tuyên bố: “Tôn giáo do đó có thể là chứng loạn thần kinh phổ quát của nhân loại, giống như ám ảnh nhiễu loạn thần kinh của trẻ con, khởi phát từ phức cảm Oedipus, trong tương quan cha con”.
Bàn về tôn giáo, William James, tác giả của “Những kinh nghiệm tôn giáo đa dạng” cùng chia sẻ quan điểm với Friedrich Schleiermacher, đó là sự chiêm nghiệm của cá nhân trước siêu nhiên, Schleiermacher viết: “Tôn giáo không phải bắt nguồn từ nỗi sợ hãi cái chết, cũng không phải sự sợ hãi Thiên Chúa. Nó đáp ứng một nhu cầu sâu xa trong bản thân con người. Tôn giáo không phải là siêu hình học, cũng không phải là đạo đức học, mà điều quan trọng nhất, cốt yếu nhất, tôn giáo là cảm xúc, là trực giác.Tín lý không phải là một phần của tôn giáo: các tín lý chỉ bắt nguồn từ tôn giáo. Tôn giáo là mầu nhiệm trực tiếp thông phần vào Vô Hạn. Tín lý chỉ là phản chiếu của mầu nhiệm này. Cũng giống như thế, đức tin vào Thiên Chúa hay sự bất tử của linh hồn cũng không phải là một phần của tôn giáo. Chúng ta có thể hình dung ra một tôn giáo không cần có Thiên Chúa, và đó sẽ là sự chiêm niệm thuần túy về vũ trụ. Sự khao khát của cá nhân mong muốn được bất tử chỉ chứng tỏ sự thiếu vắng tôn giáo, vì tôn giáo thực sự đòi hỏi cá nhân tự đánh mất mình trong Vô Hạn chứ không phải bảo toàn cái bản ngã bé nhỏ hữu hạn của mình”
Có thể thấy, các định nghĩa được xây dựng trên các yếu tố, và mối quan hệ của chúng, đó là con người, siêu nhiên và tự nhiên. Như mối quan hệ giữa con người và siêu nhiên đưa đến những câu hỏi như liệu có phải rằng các đấng siêu nhiên (thượng đế) đã tạo ra con người; liệu rằng chúng ta có thể sống vĩnh hằng, hay tại sao chúng ta lại chết? Hay giữa con người với tự nhiên, đó là liệu chúng ta có thể biết những gì, điều gì hay vật gì đã tạo nên thế giới, thế giới này hoạt động như thế nào? Từ những con đường suy nghĩ tìm kiếm khác nhau, phương tây đã phân định thành triết học và thần học; còn phương đông lại là sự tổng hòa tạo nên minh triết.
Tôn giáo đã phát triển như thế nào?
Theo Auguste Comte thì tôn giáo đã phát triển qua ba giai đoạn; phản ánh xã hội và nhận thức của con người, đó là thời kỳ nguyên thủy thần thoại, con người lý giải thế giới thông qua những chuyện thần thoại mang đầy màu sắc ma thuật thần thánh, bởi vì có quá nhiều câu hỏi mà người nguyên thủy không thể giải thích được như các hiện tượng tự nhiên như sấm chớp, mưa bão, động đất, nhật thực; hay các vấn đề như sinh đẻ, bệnh tật, tuổi già, cái chết. Chính vì thế, tâm thức người nguyên thủy đã kết nối với thế giới, để phản ánh thế giới thông qua các hoạt động tín ngưỡng tâm linh. Các nhóm tôn giáo tự nhiên, đa thần giáo nguyên thủy, tín ngưỡng bái vật, vật linh, đồ đằng (totem) xuất hiện trong giai đoạn này.
Tiếp đến là giai đoạn siêu hình học, tôn giáo bắt đầu quan tâm đến các vấn đề siêu hình, các khái niệm trừu tượng ra đời từ nền tảng các thần thoại. Các tôn giáo luân lý như Bà La Môn giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa xuất hiện trong giai đoạn này. Các trật tự xã hội được thiết lập, đạo đức tôn giáo được kiến tạo.
Giai đoạn phát triển thứ ba, chính là giai đoạn khoa học thực chứng, khi đó con người sẽ bắt đầu gạt bỏ các quan điểm mê tín và chỉ tin vào những điều được khoa học minh chứng. Ở giai đoạn này, theo Auguste Comte, thì chính vì quan điểm phản ảnh thế giới bị sai lệch nên tôn giáo sẽ dần mất đi vị thế của mình trước ánh sáng khoa học, nhưng dù sai lệch nhưng vẫn cần thiết, vì con người trước giờ ở trong hang tối bước ra ánh sáng quá vội vàng thì không phải ai cũng có thể chấp nhận được. Nên cần có sự quá độ, như cặp kính mát để đôi mắt đỡ bỏng rát. Chính vì thế, ông đã đề xuất nhân giáo, một tôn giáo lý tưởng cho con người, bao hàm các yếu tố từ thiện, trật tự và khoa học; lấy con người làm chủ thể. Tuy nhiên, các ý tưởng của ông được tiếp tục duy trì đến nay nhưng không phát triển mạnh.
2. Tôn giáo xuất hiện từ đâu?
Ở đây, khi đã khảo sát qua tiến trình phát triển của tôn giáo, thì lại phát sinh câu hỏi, tôn giáo thai nghén từ đâu? Triết gia La Mã Lucretius đã phát biểu: “Các vị thần đầu tiên được tạo ra từ nỗi sợ hãi”, cùng chia sẻ quan điểm đó có David Hume, Thomas Hobbes: “Sợ hãi những sự vật vô hình là mầm mống tự nhiên của tôn giáo”. Quan điểm này, được khá nhiều người tin tưởng và ủng hộ, các luận chứng cho chúng là sự sùng bái tự nhiên như đất, nước, lửa, gió, thiên thể, động thực vật, tình dục, cái chết, linh hồn, tổ tiên, ngẫu tượng, đồ đằng, linh vật của người nguyên thủy. Từ sợ hãi, con người ban đầu tìm cách khống chế tự nhiên, bằng các nghi lễ ma thuật bùa chú; nhưng lại sớm nhận ra có vẻ điều này không hữu ích lắm, nên con người chuyển qua các nghi lễ thờ phụng hiến tế để xoa dịu cơn thịnh nộ các vị thần. Các vật tế của con người khá đa dạng như hoa quả, động vật không có máu cho đến động vật có máu, rồi thân xác thậm chí linh hồn con người. Dấu tích của các lễ tế nguyên thủy của việc hiến tế và chia nhau vật phẩm hiến tế, ngày nay vẫn còn nhiều dấu tích.
Mặt khác, như ý đã nêu trong các định nghĩa, tôn giáo xuất hiện như sự phản ánh nhận thức và vận động của con người cũng như xã hội con người. Đó là từ các vị thần tản mát, bắt đầu chiến tranh của các thành bang mà phát triển thành thần hệ, và các chức năng của các vị thần. Rồi cho đến một vị thần chủ chốt đảm nhận tất cả. Đó chính là từ đa thần giáo, nhị thần giáo, nhất thần giáo.
Như Marx đã nhìn nhận thì chính tôn giáo bắt nguồn từ con người: “Tôn giáo là sự thực hiện bản chất con người một cách ảo tưởng vì bản chất con người không có hiện thực”, Feuerbach cũng thể hiện quan điểm này dưới góc độ tương tự “con người dựng nên Thiên Chúa theo hình ảnh của con người”.
Nếu xem cuộc sống với đầy rẫy những thứ không biết ngoài kia là bóng tối, con người cổ xưa ngước nhìn lên bầu trời với ánh sáng của tôn giáo như những vì sao lấp lánh để soi đường đi, thì con người hiện đại cầm trong tay ngọn nến khoa học vẫn đi trong đêm tối, thỉnh thoảng quên ngước nhìn bầu trời, mà ngỡ như đã soi rọi được tất cả. Ngày nào thế giới ngoài kia còn rập rình thần chết, con người còn bước đi trong bóng tối, thì ngày đó con người vẫn cần đến niềm tin tôn giáo, dẫu ở dạng thức nào. Nhưng hãy để niềm tin tôn giáo tồn tại trong đời sống chúng ta, quan trọng và cần thiết như không khí.
Phùng Lâm
Chào bạn, trước tiên mình xin cám ơn câu hỏi mà bạn đã gửi cho mình. Câu hỏi của bạn đề cập đến một giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển tôn giáo, nên mình sẽ trả lời khái lược trước sau đó sẽ trình bày cụ thể hơn ở bên dưới nhé.
Nếu bỏ qua hết các yếu tố siêu nhiên, có thể thấy tín ngưỡng tôn giáo bắt nguồn từ sự tưởng tượng và sự sợ hãi trước cái không biết của con người. Khi không thể hàng phục được tự nhiên, cũng như không biết vì sao lại thế, thì con người bắt đầu ngước nhìn lên bầu trời và cố lý giải, trí tưởng tượng cũng như nhu cầu tìm một câu trả lời thỏa mãn, đã phát sinh những hình thái tín ngưỡng tôn giáo đầu tiên là đa thần giáo, thờ các vị thần tự nhiên. Và các hình thức tế lễ, cũng như các vật tế là hình thức giao ước, để thỏa hiệp với các đấng siêu nhiên, thí dụ, như hạn hán mùa màn thất bát thì phải tế thần mưa. Đi xa hơn, khi xã hội phát triển, thì lại xuất hiện các vị thần bảo trợ nghề nghiệp như thần săn bắn, thần tài.
Và khi xã hội phát triển hơn, con người lại bắt đầu trăn trở với câu hỏi về bản thân là ai, ý nghĩa của chúng ta trong đời này là gì? Như thế, các tôn giáo lại lần nữa phát triển về mặt đạo đức để trả lời các câu hỏi siêu hình này, cũng như góp phần giải quyết các nhu cầu xã hội như sự bất bình đằng, nghèo khổ, áp bức bóc lột. Chúa Jesus hay Đức Phật xuất hiện trong những bối cảnh nhất định, đều đưa ra những kiến giải về cuộc sống, và cách giải quyết các vấn đề thực tại ở thời điểm đó. Nhưng thời gian trôi qua, xã hội lại phát triển, lại nảy sinh những vấn đề mới, các tôn giáo lại bắt đầu thay đổi, bắt đầu cuộc chiến chống lại chính mình để lột xác. (Đây là phần mà mình nghĩ bạn quan tâm)
Về tôn giáo, tiếng Anh là Religion xuất phát từ tiếng Latinh là Religio với ý nghĩa tôn trọng thần linh hay là sự gắn kết con người và thần linh. Với tôn giáo, có nhiều định nghĩa và các cách tiếp cận khác nhau, và còn nhiều bàn luận không ngơi từ thời của Cicero. Thường người ta tiếp cận các định nghĩa về tôn giáo theo các hướng là về bản thể (substantive) hay có thể hiểu đó là câu hỏi “ tôn giáo là gì?”, hướng tiếp theo là về chức năng của tôn giáo (functional) hay chính là câu hỏi “tôn giáo có thể làm những gì?”, hoặc là hàm chứa cả hai câu hỏi trên.
Như E.B. Tylor khi nói tôn giáo là “niềm tin vào các hữu thể thánh linh” (belief inspiritual beings) thì ông đã đưa ra định nghĩa mang tính bản thể. Còn Émile Durkheim đã nói về chức năng tôn giáo như sau: “Tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều thiêng liêng, nghĩa là được tách biệt, cấm đoán. Những niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng tinh thần, được gọi là giáo hội.” Theo định nghĩa của ông, tôn giáo gắn kết với yếu tố xã hội, phân thành “ thiêng”, “ phàm”, quan điểm của ông tập trung trên nền tảng xã hội học. Hoặc như Milton Yinger định nghĩa tôn giáo là “một hệ thống các niềm tin và thực hành nhờ đó một nhóm người có thể đương đầu với các vấn đề tối hậu của cuộc sống” (a system of beliefs and practices by means of which a group of people struggles with the ultimate problems of the human life), hai ông đều đang nói về việc tôn giáo có thể làm gì.
Marx lại nói về tôn giáo, trong cuốn “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegels”, như sau: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, và là linh hồn của trật tự không có linh hồn. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” (Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a heartless world, and the soul of soulless conditions. It is the opium of the people.). Nổi tiếng và thông dụng nhất vẫn là câu: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” mà nguyên bản là “Sie ist das Opium des Volkes” Có thể thấy, trong định nghĩa này tập trung hai yếu tố lớn, là chức năng của tôn giáo (thứ thuốc giảm đau) và nguồn gốc tôn giáo (đời sống đau khổ). Gây nhiều tranh cãi, vẫn là “Opium” hay thuốc phiện, liệu đây là thứ thuốc giảm đau cho con người ta hi vọng vào tương lai tươi đẹp, hay chỉ là vòng hoa anh túc mang lại cho con người giấc ngủ vĩnh hằng trốn thoát thực tại khắc nghiệt? Còn trong cuốn “ Totem and Taboo”, Sigmund Freud (chịu ảnh hưởng của Auguste Comte) đã tự tin tuyên bố: “Tôn giáo do đó có thể là chứng loạn thần kinh phổ quát của nhân loại, giống như ám ảnh nhiễu loạn thần kinh của trẻ con, khởi phát từ phức cảm Oedipus, trong tương quan cha con”.
Bàn về tôn giáo, William James, tác giả của “Những kinh nghiệm tôn giáo đa dạng” cùng chia sẻ quan điểm với Friedrich Schleiermacher, đó là sự chiêm nghiệm của cá nhân trước siêu nhiên, Schleiermacher viết: “Tôn giáo không phải bắt nguồn từ nỗi sợ hãi cái chết, cũng không phải sự sợ hãi Thiên Chúa. Nó đáp ứng một nhu cầu sâu xa trong bản thân con người. Tôn giáo không phải là siêu hình học, cũng không phải là đạo đức học, mà điều quan trọng nhất, cốt yếu nhất, tôn giáo là cảm xúc, là trực giác.Tín lý không phải là một phần của tôn giáo: các tín lý chỉ bắt nguồn từ tôn giáo. Tôn giáo là mầu nhiệm trực tiếp thông phần vào Vô Hạn. Tín lý chỉ là phản chiếu của mầu nhiệm này. Cũng giống như thế, đức tin vào Thiên Chúa hay sự bất tử của linh hồn cũng không phải là một phần của tôn giáo. Chúng ta có thể hình dung ra một tôn giáo không cần có Thiên Chúa, và đó sẽ là sự chiêm niệm thuần túy về vũ trụ. Sự khao khát của cá nhân mong muốn được bất tử chỉ chứng tỏ sự thiếu vắng tôn giáo, vì tôn giáo thực sự đòi hỏi cá nhân tự đánh mất mình trong Vô Hạn chứ không phải bảo toàn cái bản ngã bé nhỏ hữu hạn của mình”
Có thể thấy, các định nghĩa được xây dựng trên các yếu tố, và mối quan hệ của chúng, đó là con người, siêu nhiên và tự nhiên. Như mối quan hệ giữa con người và siêu nhiên đưa đến những câu hỏi như liệu có phải rằng các đấng siêu nhiên (thượng đế) đã tạo ra con người; liệu rằng chúng ta có thể sống vĩnh hằng, hay tại sao chúng ta lại chết? Hay giữa con người với tự nhiên, đó là liệu chúng ta có thể biết những gì, điều gì hay vật gì đã tạo nên thế giới, thế giới này hoạt động như thế nào? Từ những con đường suy nghĩ tìm kiếm khác nhau, phương tây đã phân định thành triết học và thần học; còn phương đông lại là sự tổng hòa tạo nên minh triết.
Tôn giáo đã phát triển như thế nào?
Theo Auguste Comte thì tôn giáo đã phát triển qua ba giai đoạn; phản ánh xã hội và nhận thức của con người, đó là thời kỳ nguyên thủy thần thoại, con người lý giải thế giới thông qua những chuyện thần thoại mang đầy màu sắc ma thuật thần thánh, bởi vì có quá nhiều câu hỏi mà người nguyên thủy không thể giải thích được như các hiện tượng tự nhiên như sấm chớp, mưa bão, động đất, nhật thực; hay các vấn đề như sinh đẻ, bệnh tật, tuổi già, cái chết. Chính vì thế, tâm thức người nguyên thủy đã kết nối với thế giới, để phản ánh thế giới thông qua các hoạt động tín ngưỡng tâm linh. Các nhóm tôn giáo tự nhiên, đa thần giáo nguyên thủy, tín ngưỡng bái vật, vật linh, đồ đằng (totem) xuất hiện trong giai đoạn này.
Tiếp đến là giai đoạn siêu hình học, tôn giáo bắt đầu quan tâm đến các vấn đề siêu hình, các khái niệm trừu tượng ra đời từ nền tảng các thần thoại. Các tôn giáo luân lý như Bà La Môn giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa xuất hiện trong giai đoạn này. Các trật tự xã hội được thiết lập, đạo đức tôn giáo được kiến tạo.
Giai đoạn phát triển thứ ba, chính là giai đoạn khoa học thực chứng, khi đó con người sẽ bắt đầu gạt bỏ các quan điểm mê tín và chỉ tin vào những điều được khoa học minh chứng. Ở giai đoạn này, theo Auguste Comte, thì chính vì quan điểm phản ảnh thế giới bị sai lệch nên tôn giáo sẽ dần mất đi vị thế của mình trước ánh sáng khoa học, nhưng dù sai lệch nhưng vẫn cần thiết, vì con người trước giờ ở trong hang tối bước ra ánh sáng quá vội vàng thì không phải ai cũng có thể chấp nhận được. Nên cần có sự quá độ, như cặp kính mát để đôi mắt đỡ bỏng rát. Chính vì thế, ông đã đề xuất nhân giáo, một tôn giáo lý tưởng cho con người, bao hàm các yếu tố từ thiện, trật tự và khoa học; lấy con người làm chủ thể. Tuy nhiên, các ý tưởng của ông được tiếp tục duy trì đến nay nhưng không phát triển mạnh.
2. Tôn giáo xuất hiện từ đâu?
Ở đây, khi đã khảo sát qua tiến trình phát triển của tôn giáo, thì lại phát sinh câu hỏi, tôn giáo thai nghén từ đâu? Triết gia La Mã Lucretius đã phát biểu: “Các vị thần đầu tiên được tạo ra từ nỗi sợ hãi”, cùng chia sẻ quan điểm đó có David Hume, Thomas Hobbes: “Sợ hãi những sự vật vô hình là mầm mống tự nhiên của tôn giáo”. Quan điểm này, được khá nhiều người tin tưởng và ủng hộ, các luận chứng cho chúng là sự sùng bái tự nhiên như đất, nước, lửa, gió, thiên thể, động thực vật, tình dục, cái chết, linh hồn, tổ tiên, ngẫu tượng, đồ đằng, linh vật của người nguyên thủy. Từ sợ hãi, con người ban đầu tìm cách khống chế tự nhiên, bằng các nghi lễ ma thuật bùa chú; nhưng lại sớm nhận ra có vẻ điều này không hữu ích lắm, nên con người chuyển qua các nghi lễ thờ phụng hiến tế để xoa dịu cơn thịnh nộ các vị thần. Các vật tế của con người khá đa dạng như hoa quả, động vật không có máu cho đến động vật có máu, rồi thân xác thậm chí linh hồn con người. Dấu tích của các lễ tế nguyên thủy của việc hiến tế và chia nhau vật phẩm hiến tế, ngày nay vẫn còn nhiều dấu tích.
Mặt khác, như ý đã nêu trong các định nghĩa, tôn giáo xuất hiện như sự phản ánh nhận thức và vận động của con người cũng như xã hội con người. Đó là từ các vị thần tản mát, bắt đầu chiến tranh của các thành bang mà phát triển thành thần hệ, và các chức năng của các vị thần. Rồi cho đến một vị thần chủ chốt đảm nhận tất cả. Đó chính là từ đa thần giáo, nhị thần giáo, nhất thần giáo.
Như Marx đã nhìn nhận thì chính tôn giáo bắt nguồn từ con người: “Tôn giáo là sự thực hiện bản chất con người một cách ảo tưởng vì bản chất con người không có hiện thực”, Feuerbach cũng thể hiện quan điểm này dưới góc độ tương tự “con người dựng nên Thiên Chúa theo hình ảnh của con người”.
Nếu xem cuộc sống với đầy rẫy những thứ không biết ngoài kia là bóng tối, con người cổ xưa ngước nhìn lên bầu trời với ánh sáng của tôn giáo như những vì sao lấp lánh để soi đường đi, thì con người hiện đại cầm trong tay ngọn nến khoa học vẫn đi trong đêm tối, thỉnh thoảng quên ngước nhìn bầu trời, mà ngỡ như đã soi rọi được tất cả. Ngày nào thế giới ngoài kia còn rập rình thần chết, con người còn bước đi trong bóng tối, thì ngày đó con người vẫn cần đến niềm tin tôn giáo, dẫu ở dạng thức nào. Nhưng hãy để niềm tin tôn giáo tồn tại trong đời sống chúng ta, quan trọng và cần thiết như không khí.