Làm thế nào khắc phục tính lười biếng của con trẻ trong khi đã sử dụng nhiều phương pháp từ nhẹ tới nặng?
giáo dục
,chuyên gia giáo dục và phát triển bản thân
Chào bạn, xin lỗi bạn vì bị sót câu hỏi nên mình đã trả lời bị chậm.
Bạn có thể cho mình biết “con trẻ” mà bạn nói tới là mấy tuổi không ạ?
Và việc lười biếng đó được thể hiện trong những việc gì ạ? Câu hỏi được bổ sung chi tiết, cụ thể sẽ tốt hơn.
Vì nếu là các em bé trong độ tuổi 3-6 tuổi, là lứa tuổi cần hướng dẫn, và sự chuyển nhịp hoạt động cũng có những điểm cần lưu ý, trên kênh youtube Cô Anh Hoa mình có 1 bài chi tiết về: Chuyển hoạt động cho trẻ 3-6, bạn có thể xem thêm để hiểu đặc điểm tuổi này
Nếu trẻ đang độ tuổi đi học, cần xem các bạn ấy lười biếng trong việc gì? Làm bài, việc nhà, hay các việc công tác xãc hội, tham gia hoạt động?
Tuy nhiên, cha mẹ có thể xem xét “danh sách” những việc cố định, rồi giao cho con. Cả nhà nên nói chuyện như những người lớn với nhau về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình và giao nhiệm vụ cho con đảm nhiệm.
Lưu ý là cần có sự hướng dẫn cụ thể ban đầu cho trẻ, cho trẻ sai vấp, làm sai làm hỏng nhiều lần rồi sẽ đến lúc thành công, để làm được việc này cha mẹ cần kiên trì
Về việc áp dụng các phương pháp từ nhẹ tới nặng, theo tôi hiểu là bạn đang dùng các biện pháp trừng trị và phạt có thể bằng lời nói, đòn roi.. Sự thật thì không ai muốn người khác sử dụng hình phạt với mình, đặc biệt liên quan đến lòng tự trọng và xây dựng nhân cách. Vậy nên việc này hết sức không nên và có thể gây hệ luỵ. Do đó bạn nên để trẻ chịu trách nhiệm với hậu quả của việc lười biếng
Ví dụ: Giặt quần áo là nhiệm vụ của con, chỉ cần hướng dẫn con cách giặt, cách phơi đồ, cất đồ với từng loại quần áo khác nhau. Hôm đầu nhắc con hoàn thành. Nếu con mới hoàn thành 1 phần, cổ vũ con, nói nay con biết 1 kỹ năng rồi.
Hôm sau con không làm, động viên con, tuyệt đối không càm ràm nói nhiều trì chiết.
Đến những hôm sau, con không làm, thì con không có quần áo mặc. Hoặc quần áo hôi hám bẩn thỉu, đó chính là hậu quả mà bản thân con phải nhận rồi.
Lúc đó có thể gọi con nói chuyệnh: ok đồng ý mặc bẩn con chịu, tuy nhiên nó có ảnh hưởng đến không khí môi trường chung trong gia đình, vậy nên chúng ta cố gắng thay đổi để tốt hơn. Con có găpj khó khăn gì không? Nếu gặp khó khăn, nói để chúng ta cùng giải quyết.
Tiến trình của các viêc sẽ đi theo hướng như vậy, tương tự với dọn phòng, lau nhà, quét nhà, rửa bát, nấu ăn…
Khi con gặp khó khăn, thì ta hỗ trợ giúp đỡ. Để con thấy bố mẹ luôn ở bên động viên,c ó thể hỗ trợ (không phải làm giúp làm hộ) mà không chê bai chì chiết, nội lực của trẻ sẽ khiến trẻ tự thân muốn làm.
Thêm vào đó, cha mẹ cần xem đã từng có “mặc cả” với con bao giờ chưa? Vd làm cái A thì cho cái B, lâu dần khi không được cho, con sẽ không làm.
Nhìn chung thì lười biếng thể hiện ở,…tất cả các tuổi, có những bạn đủng đỉnh, không thích động chân động tay việc gì, có bạn sẽ rất chăm chỉ sớm hôm. Sau khi hoàn thành các “công việc cơ bản” . việc cho phép bản thân được “lười biếng”, cũng là một cách thả lỏng tốt trong bối cảnh tất cả hối hả chạy theo mọi thứ.
Do câu hỏi chung chung nên mình cũng chỉ trả lời được vậy. bạn cần rõ thêm xin hỏi chi tiết mình sẽ giải đáp đúng theo độ tuổi, trường hợp của gia đình bạn nhé!
Cảm ơn và chúc bạn vui khoẻ cùng các con- những người cần ta dẫn dắt và chỉ bảo!
Trần Thị Kim Hoa
Chào bạn, xin lỗi bạn vì bị sót câu hỏi nên mình đã trả lời bị chậm.
Bạn có thể cho mình biết “con trẻ” mà bạn nói tới là mấy tuổi không ạ?
Và việc lười biếng đó được thể hiện trong những việc gì ạ? Câu hỏi được bổ sung chi tiết, cụ thể sẽ tốt hơn.
Vì nếu là các em bé trong độ tuổi 3-6 tuổi, là lứa tuổi cần hướng dẫn, và sự chuyển nhịp hoạt động cũng có những điểm cần lưu ý, trên kênh youtube Cô Anh Hoa mình có 1 bài chi tiết về: Chuyển hoạt động cho trẻ 3-6, bạn có thể xem thêm để hiểu đặc điểm tuổi này
Nếu trẻ đang độ tuổi đi học, cần xem các bạn ấy lười biếng trong việc gì? Làm bài, việc nhà, hay các việc công tác xãc hội, tham gia hoạt động?
Tuy nhiên, cha mẹ có thể xem xét “danh sách” những việc cố định, rồi giao cho con. Cả nhà nên nói chuyện như những người lớn với nhau về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình và giao nhiệm vụ cho con đảm nhiệm.
Lưu ý là cần có sự hướng dẫn cụ thể ban đầu cho trẻ, cho trẻ sai vấp, làm sai làm hỏng nhiều lần rồi sẽ đến lúc thành công, để làm được việc này cha mẹ cần kiên trì
Về việc áp dụng các phương pháp từ nhẹ tới nặng, theo tôi hiểu là bạn đang dùng các biện pháp trừng trị và phạt có thể bằng lời nói, đòn roi.. Sự thật thì không ai muốn người khác sử dụng hình phạt với mình, đặc biệt liên quan đến lòng tự trọng và xây dựng nhân cách. Vậy nên việc này hết sức không nên và có thể gây hệ luỵ. Do đó bạn nên để trẻ chịu trách nhiệm với hậu quả của việc lười biếng
Ví dụ: Giặt quần áo là nhiệm vụ của con, chỉ cần hướng dẫn con cách giặt, cách phơi đồ, cất đồ với từng loại quần áo khác nhau. Hôm đầu nhắc con hoàn thành. Nếu con mới hoàn thành 1 phần, cổ vũ con, nói nay con biết 1 kỹ năng rồi.
Hôm sau con không làm, động viên con, tuyệt đối không càm ràm nói nhiều trì chiết.
Đến những hôm sau, con không làm, thì con không có quần áo mặc. Hoặc quần áo hôi hám bẩn thỉu, đó chính là hậu quả mà bản thân con phải nhận rồi.
Lúc đó có thể gọi con nói chuyệnh: ok đồng ý mặc bẩn con chịu, tuy nhiên nó có ảnh hưởng đến không khí môi trường chung trong gia đình, vậy nên chúng ta cố gắng thay đổi để tốt hơn. Con có găpj khó khăn gì không? Nếu gặp khó khăn, nói để chúng ta cùng giải quyết.
Tiến trình của các viêc sẽ đi theo hướng như vậy, tương tự với dọn phòng, lau nhà, quét nhà, rửa bát, nấu ăn…
Khi con gặp khó khăn, thì ta hỗ trợ giúp đỡ. Để con thấy bố mẹ luôn ở bên động viên,c ó thể hỗ trợ (không phải làm giúp làm hộ) mà không chê bai chì chiết, nội lực của trẻ sẽ khiến trẻ tự thân muốn làm.
Thêm vào đó, cha mẹ cần xem đã từng có “mặc cả” với con bao giờ chưa? Vd làm cái A thì cho cái B, lâu dần khi không được cho, con sẽ không làm.
Nhìn chung thì lười biếng thể hiện ở,…tất cả các tuổi, có những bạn đủng đỉnh, không thích động chân động tay việc gì, có bạn sẽ rất chăm chỉ sớm hôm. Sau khi hoàn thành các “công việc cơ bản” . việc cho phép bản thân được “lười biếng”, cũng là một cách thả lỏng tốt trong bối cảnh tất cả hối hả chạy theo mọi thứ.
Do câu hỏi chung chung nên mình cũng chỉ trả lời được vậy. bạn cần rõ thêm xin hỏi chi tiết mình sẽ giải đáp đúng theo độ tuổi, trường hợp của gia đình bạn nhé!
Cảm ơn và chúc bạn vui khoẻ cùng các con- những người cần ta dẫn dắt và chỉ bảo!