Làm thế nào để đánh giá bản thân mình và người khác có đọc sách kỹ lưỡng hay không thưa chuyên gia?
sách
,nhà văn/nhà biên kịch/ nhà sáng lập và quản trị nội dung của book hunter
Đọc sách kỹ lưỡng có nhiều cấp độ. Có người đọc sách để nắm những điều cốt yếu trong sách, có người đọc sách để tầm chương trích cú. Nhưng tầm chương trích cú chưa chắc đã là người đọc sách kỹ lưỡng mà người đọc lướt chưa chắc đã không kỹ lưỡng.
Quan trọng là khi đọc sách, chúng ta cần xem xét đến những vấn đề sau:
1. Nền tảng của tác giả là gì? Tác giả viết cuốn sách này có mục đích gì, trong hoàn cảnh nào, thời điểm ấy tác giả đang gặp các sự cố gì trong cuộc đời mình. Tác giả bị ảnh hưởng bởi những xu hướng nào, nền văn hóa nào... dẫn đến sự hình thành tư tưởng và văn phong như vậy.
Những điểm này cần có để chúng ta không bị nội dung trong sách dẫn hướng mà hiểu rõ hơn đâu là những điều ảnh hưởng tới tác giả, và đâu là nhận định riêng của chính tác giả.
2. Sự phản ứng của bản thân mình khi tiếp cận một nội dung sách diễn ra như thế nào? Cũng giống như tác giả, chúng ta cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi các nền tảng tư tưởng do bối cảnh xã hội cũng như do chúng ta vô ý tiếp nhận trong quá trình đọc, xem, nghe, chơi. Do đó, phản ứng của bản thân chúng ta đối với nội dung sách đôi khi là phản ứng của định kiến có sẵn của chúng ta với nội dung mà tác giả truyền tải. Thế nên, đọc sách cũng là quá trình chúng ta đọc bản thân.
3. Chúng ta đúc rút được gì từ nội dung sách, và chúng có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời của chúng ta. Điều này rất quan trọng. Một cuốn sách vĩ đại là cuốn sách mà mỗi khi ta đọc lại ta sẽ đúc rút thêm được những điều mới, chứ không phải cuốn sách đưa cho ta một loạt chỉ dẫn khiến chúng ta rất tâm đắc rồi sau đó không đọng lại gì. Tùy mỗi người mà sự đúc rút này diễn ra khác nhau với các loại sách khác nhau.
Chúng ta không nhất thiết phải thuộc lòng cấu trúc của một cuốn sách, hay tầm chương trích cú chính xác. Đó là việc của các nhà nghiên cứu. Trừ phi bạn đi theo con đường nghiên cứu, bạn cần trích dẫn, tham chiếu... thì bạn mới cần phải kỹ lưỡng một cách chính xác các chi tiết. Tuy nhiên, việc các nhà nghiên cứu gặp sai lầm trong quá trình này cũng là điều bình thường, và đôi khi ta cũng cần thông cảm cho họ, góp ý với họ mang tính xây dựng để họ chỉnh sửa thông tin.
Hà Thủy Nguyên
Đọc sách kỹ lưỡng có nhiều cấp độ. Có người đọc sách để nắm những điều cốt yếu trong sách, có người đọc sách để tầm chương trích cú. Nhưng tầm chương trích cú chưa chắc đã là người đọc sách kỹ lưỡng mà người đọc lướt chưa chắc đã không kỹ lưỡng.
Quan trọng là khi đọc sách, chúng ta cần xem xét đến những vấn đề sau:
1. Nền tảng của tác giả là gì? Tác giả viết cuốn sách này có mục đích gì, trong hoàn cảnh nào, thời điểm ấy tác giả đang gặp các sự cố gì trong cuộc đời mình. Tác giả bị ảnh hưởng bởi những xu hướng nào, nền văn hóa nào... dẫn đến sự hình thành tư tưởng và văn phong như vậy.
Những điểm này cần có để chúng ta không bị nội dung trong sách dẫn hướng mà hiểu rõ hơn đâu là những điều ảnh hưởng tới tác giả, và đâu là nhận định riêng của chính tác giả.
2. Sự phản ứng của bản thân mình khi tiếp cận một nội dung sách diễn ra như thế nào? Cũng giống như tác giả, chúng ta cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi các nền tảng tư tưởng do bối cảnh xã hội cũng như do chúng ta vô ý tiếp nhận trong quá trình đọc, xem, nghe, chơi. Do đó, phản ứng của bản thân chúng ta đối với nội dung sách đôi khi là phản ứng của định kiến có sẵn của chúng ta với nội dung mà tác giả truyền tải. Thế nên, đọc sách cũng là quá trình chúng ta đọc bản thân.
3. Chúng ta đúc rút được gì từ nội dung sách, và chúng có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời của chúng ta. Điều này rất quan trọng. Một cuốn sách vĩ đại là cuốn sách mà mỗi khi ta đọc lại ta sẽ đúc rút thêm được những điều mới, chứ không phải cuốn sách đưa cho ta một loạt chỉ dẫn khiến chúng ta rất tâm đắc rồi sau đó không đọng lại gì. Tùy mỗi người mà sự đúc rút này diễn ra khác nhau với các loại sách khác nhau.
Chúng ta không nhất thiết phải thuộc lòng cấu trúc của một cuốn sách, hay tầm chương trích cú chính xác. Đó là việc của các nhà nghiên cứu. Trừ phi bạn đi theo con đường nghiên cứu, bạn cần trích dẫn, tham chiếu... thì bạn mới cần phải kỹ lưỡng một cách chính xác các chi tiết. Tuy nhiên, việc các nhà nghiên cứu gặp sai lầm trong quá trình này cũng là điều bình thường, và đôi khi ta cũng cần thông cảm cho họ, góp ý với họ mang tính xây dựng để họ chỉnh sửa thông tin.