Làm sao để không mắng con?
Chào chị Kim Hoa, em có một bé gái 7 tuổi, cháu về cơ bản là ngoan. Thế nhưng có nhiều lúc tôi bảo mà cháu không nghe lời. Có nhiều lúc rất cáu vì chỉ 5-10s sau là cháu lại làm sai ngay những gì tôi vừa dạy dỗ. Dẫu biết là không nên mắng con, nhưng quả thực có những lúc tôi không kiềm chế được. Công việc đã rất mệt mỏi, mà con lại không nghe lời, làm tôi rất tủi thân.
Làm sao để tôi có thể kiên nhẫn hơn với con. Mỗi lần tôi càng quát mắng to tiếng, thì cháu lại cứ im lặng hoặc khóc, lúc đó dù tôi có dạy thêm gì, nói thêm gì cháu cũng không nghe lời nữa.
Rất mong nhận được tư vấn từ chị.
giáo dục
,chuyên gia giáo dục và phát triển bản thân
Chào chị, cảm ơn chị đã đặt câu hỏi và xin có vài dòng chia sẻ với chị nha.
Trước hết, vấn đề của chị cũng là vấn đề của hàng nghìn cha mẹ có con trong độ tuổi này, khắp các châu lục nên chị không hề cô đơn đâu ạ!
Trẻ 7 tuổi là đã có những quan điểm và chính kiến của riêng mình
Trước đây, nhận xét của chị “về cơ bản là ngoàn” là do mình mong muốn con nghe theo ý của mình, như vậy thì cho là ngoan, còn khi con trình bày ý kiến của con, trái ý ta, thì ta bắt đầu dán nhãn: ngang bướng, hư, khó bảo, không chịu nghe lời,,,,
Vậy nên, nếu để nói làm sao để kiên nhẫn với con hơn, thì trước hết cần chị hiểu tâm sinh lý của con giai đoạn này- giai đoạn tiền dậy thì.
Khi chị quát mắng cháu, theo cơ chế của não bộ nó rơi vào trang thái: chiến, biến, đông (liệt) vậy nên cháu im lặng hoặc khóc này chị có nói gì cũng vô tác dụng.
Vậy nên tôi nói mong có thể chị tự ái, song sự thật là chúng ta cần học cách kiềm chế bản thân và xử lý cơn nóng giận từ chính chúng ta trước.
Nên việc không mắng con là vô cùng khó, vì là con người, phàm không tránh khỏi được, kể cả tôi là chuyên gia, rất hiểu lý thuyết, áp dụng cả 5 năm nay, mà cũng có những lúc to tiếng, tất nhiên số lần rất ít, song vì trong môi trường nhà tôi, vì các cháu ít bị thì ít cũng là có và ảnh hưởng tới các cháu.
Vậy nên không thể có chuyện 1 phút thành tiên, đọc xong bài này mà bình tĩnh ngay được đâu. Thế thì thế giới hoà bình hết rồi chị nhỉ.
Còn phụ huynh chúngh ta không tu thân sửa tính mà mong con thay đổi thì e khó lắm thay vì trẻ còn học theo ta nữa
Chị Chia sẻ, liệt kê xem những việc gì khiến chị dễ cáu giận, tìm nguyên nhân để giải quyết.
Càng những trẻ ngoan, sau này càng dễ bùng nổ, hoặc không giải toả dễ dẫn đến trầm cảm/stress về sau
Nên nếu con chị làm các hành động làm không phạm vào 3 quy tắc sau thì cứu để nó làm,:”
1 Không hại mình (không làm đau tổn thương cơ thể của bản thân)
2 Không làm hại người khác
3 Không làm tổn hại môi trường xung quanh,
Nếu không phạm vào 3 điều trên thì chị cứ thoải mái
4 Còn cháu cũng bắt đầu phải học việc chịu tách nhiệm với các hậu quả do các hành động của mình gây ra.
Ví dụ: không học bài, ngày 1. Ngày 2 phải chịu hậu quả, tất nhiên mình cũng theo con chứ không bỏ bê, cho cháu thấy vậy là làm thế sẽ phải chịu hậu quả, nên mình phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Chị chỉ cần seach trên mạng sẽ ra rất nhiều cách giúp chị có thể kiểm soát và: hít thở, uống nước, vận động… song đó là xử lý ngay lúc đó, là lúc (việc đã rồi).
Cách tốt và lâu dài, là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Và tôi muốn chia sẻ với chị điều đó.
Chị nên dành thời gian chăm sóc cho bản thân mình, liệt kê những hoạt động giúp cho mình thư thái dễ chịu, không cần đắt tiền tốn kém đâu chị ạ, chỉ là những hoạt động khiến cơ thể mình thư giãn như: ngồi thiền, uống trà, đọc sách, ngâm chân, tắm nước nóng, chăm sóc da,.. Khi chị ổn, tâm trí trạng thái cân bằng chị sẽ kiểm soát được mọi thứ tốt hơn.
Chị cần thực hành thường xuyên việc viết để giải toả cảm xúc cho chính mình, (nó là phương pháp viết chữa lành, mỗi ngày 3 trang A4, viết bất cứ thứ gì trong đầu chị có lúc đó, kể cả : đầu óc tôi trống rỗng, ôi chả có gì mà viết cả…cũng cứ ghi hết ra, xong thì có thể đốt nó hoặc cất vào 1 góc, không đọc lại. Làm liên tục ít nhất 21 ngày chị thấy chuyển biến rõ rệt).
Trên trang Noron này tôi cũng có 1 bài viết về các cách kiềm chế cơn nóng giận và 1 số mẹo
Thay đổi mình trước, tự chị sẽ thấy con ổn hơn chị ạ.
Chúc chị vui khoẻ, yêu đời, còn gì thắc mắc chị cứ nhắn bên dưới chị nha.
Trần Thị Kim Hoa
Chào chị, cảm ơn chị đã đặt câu hỏi và xin có vài dòng chia sẻ với chị nha.
Trước hết, vấn đề của chị cũng là vấn đề của hàng nghìn cha mẹ có con trong độ tuổi này, khắp các châu lục nên chị không hề cô đơn đâu ạ!
Trẻ 7 tuổi là đã có những quan điểm và chính kiến của riêng mình
Trước đây, nhận xét của chị “về cơ bản là ngoàn” là do mình mong muốn con nghe theo ý của mình, như vậy thì cho là ngoan, còn khi con trình bày ý kiến của con, trái ý ta, thì ta bắt đầu dán nhãn: ngang bướng, hư, khó bảo, không chịu nghe lời,,,,
Vậy nên, nếu để nói làm sao để kiên nhẫn với con hơn, thì trước hết cần chị hiểu tâm sinh lý của con giai đoạn này- giai đoạn tiền dậy thì.
Khi chị quát mắng cháu, theo cơ chế của não bộ nó rơi vào trang thái: chiến, biến, đông (liệt) vậy nên cháu im lặng hoặc khóc này chị có nói gì cũng vô tác dụng.
Vậy nên tôi nói mong có thể chị tự ái, song sự thật là chúng ta cần học cách kiềm chế bản thân và xử lý cơn nóng giận từ chính chúng ta trước.
Nên việc không mắng con là vô cùng khó, vì là con người, phàm không tránh khỏi được, kể cả tôi là chuyên gia, rất hiểu lý thuyết, áp dụng cả 5 năm nay, mà cũng có những lúc to tiếng, tất nhiên số lần rất ít, song vì trong môi trường nhà tôi, vì các cháu ít bị thì ít cũng là có và ảnh hưởng tới các cháu.
Vậy nên không thể có chuyện 1 phút thành tiên, đọc xong bài này mà bình tĩnh ngay được đâu. Thế thì thế giới hoà bình hết rồi chị nhỉ.
Còn phụ huynh chúngh ta không tu thân sửa tính mà mong con thay đổi thì e khó lắm thay vì trẻ còn học theo ta nữa
Chị Chia sẻ, liệt kê xem những việc gì khiến chị dễ cáu giận, tìm nguyên nhân để giải quyết.
Càng những trẻ ngoan, sau này càng dễ bùng nổ, hoặc không giải toả dễ dẫn đến trầm cảm/stress về sau
Nên nếu con chị làm các hành động làm không phạm vào 3 quy tắc sau thì cứu để nó làm,:”
1 Không hại mình (không làm đau tổn thương cơ thể của bản thân)
2 Không làm hại người khác
3 Không làm tổn hại môi trường xung quanh,
Nếu không phạm vào 3 điều trên thì chị cứ thoải mái
4 Còn cháu cũng bắt đầu phải học việc chịu tách nhiệm với các hậu quả do các hành động của mình gây ra.
Ví dụ: không học bài, ngày 1. Ngày 2 phải chịu hậu quả, tất nhiên mình cũng theo con chứ không bỏ bê, cho cháu thấy vậy là làm thế sẽ phải chịu hậu quả, nên mình phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Chị chỉ cần seach trên mạng sẽ ra rất nhiều cách giúp chị có thể kiểm soát và: hít thở, uống nước, vận động… song đó là xử lý ngay lúc đó, là lúc (việc đã rồi).
Cách tốt và lâu dài, là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Và tôi muốn chia sẻ với chị điều đó.
Chị nên dành thời gian chăm sóc cho bản thân mình, liệt kê những hoạt động giúp cho mình thư thái dễ chịu, không cần đắt tiền tốn kém đâu chị ạ, chỉ là những hoạt động khiến cơ thể mình thư giãn như: ngồi thiền, uống trà, đọc sách, ngâm chân, tắm nước nóng, chăm sóc da,.. Khi chị ổn, tâm trí trạng thái cân bằng chị sẽ kiểm soát được mọi thứ tốt hơn.
Chị cần thực hành thường xuyên việc viết để giải toả cảm xúc cho chính mình, (nó là phương pháp viết chữa lành, mỗi ngày 3 trang A4, viết bất cứ thứ gì trong đầu chị có lúc đó, kể cả : đầu óc tôi trống rỗng, ôi chả có gì mà viết cả…cũng cứ ghi hết ra, xong thì có thể đốt nó hoặc cất vào 1 góc, không đọc lại. Làm liên tục ít nhất 21 ngày chị thấy chuyển biến rõ rệt).
Trên trang Noron này tôi cũng có 1 bài viết về các cách kiềm chế cơn nóng giận và 1 số mẹo
Thay đổi mình trước, tự chị sẽ thấy con ổn hơn chị ạ.
Chúc chị vui khoẻ, yêu đời, còn gì thắc mắc chị cứ nhắn bên dưới chị nha.