Làm gì để trẻ con hạn chế và ngừng xem Tiktok?
Cháu lớn nhà mình học tiểu học, rất thích xem Tiktok, thậm chí dành vài tiếng đồng hồ để quay video và xem mấy thứ trên đó. Bố mẹ có nhắc nhở nhiều như nào thì cháu cũng không dứt ra được, tìm đủ mọi cách để lén lấy điện thoại xem. Có cách nào để chấm dứt cơn nghiện Tiktok của cháu không ạ?
giáo dục
,chuyên gia giáo dục và phát triển bản thân
Thực tế không phủ nhận sức hút của các phương tiện hiện đại, trong đó đặc biệt là Tik tolk vì tính Vỉral của nó cực mạnh. Mục đích của nó là thu hút, tạo nên các video hấp dẫn kẻ cả đối với trẻ em vì trẻ em là đối tượng xem đi xem lại nhiều lần. Và thậm chí trẻ em còn tự tạo được các clip 1 cách rất dễ dàng.
Trong câu hỏi của anh, con đang ở lứa tuổi tiểu học và nghiện Tik Tok. (con tôi là con gái và thời gian trước cháu cũng rất thích). Tuổi này không thể cấm đoán gay gắt và dễ tạo phản ứng ngược (cháu lén dùng).
Vậy 1 số những “phom” nguyên tắc chung như sau anh xem áp dụng
1. Trò chuyện cùng con, đặt mình vào cùng mối quan tâm của con. Hãy cố gắng học cách lắng nghe xem thế giới con quan tâm là gì? Nó có gì thú vị, nhờ con hướng dẫn cho bố mẹ xem. Lúc ấy con thấy mình quan trọng, là thầy trong việc này.
2. Khi về cùng phe với con, chúng ta đã đạt được 1 bước: chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Không còn là hai chiến tuyến và con lén giấu ta nữa.
3. Chuyện trò cùng con, nhân lúc con vui vẻ thì nói thêm về vấn đề này, nhưng theo góc độ của con, tuyệt đối không được nói về mình,
- Nói về góc độ của con là: đọc nhu cầu của con lên, con muốn được thảo mãn tò mò, con muốn được làm theo đúng không, con cũng muốn được nhiều ngừoi quan tânm chú ý đến mình đúng không?..
- Tuyệt đối không nói về cảm xúc của mình: kiểu bố mẹ không đồng tình, bố mẹ ghét hay bố mẹ khó chịu, Không, chỉ nói về con thôi
- Sau đó cùng nhau: à , vậy là bố mẹ hiểu nhu cầu của con con rồi. Vậy là con muốn… đúng không>? Tuy nhiên giờ mình đang đi học, việc này cũng ảnh hưởng, con thấy sao?
- Cùng nhau đưa ra giải pháp và thống nhất
Quan điểm chung:1. Có bắt đầu sẽ có kết thúc. Và muốn nó kết thúc thì phải bắt đầu với việc chấm dứ. thời gian xem đã nhiều thì thời gian giờ muốn giảm kéo dài càng lâu, mất thời gian hơn. Anh không thể mong sau 1 ngày là thay đổi.
2. Anh chị đánh dấu vào tờ lịch, thường để hình thành 1 thói quen mới là mất 21 ngày, kiên trì, kiên trì
3. Không can thiệp thô bạo cấm ngay dễ dẫn đến phản kháng và ức chế, mà nên có sự giảm dần, trước 1 ngày xem vài tiếng (@@) thì giờ giảm còn 2 tiếng, 1 tiếng rồi dần dần. (Không sao, rồi nó sẽ qua)
5. Nếu giai đoạn đầu trẻ phản ứng thì khéo léo lôi kéo qua các trò khác, tránh không căng thẳng bằng lời nói trẻ dễ sinh phản ứng tiêu cực.
6. Muốn con cai điện thoại thì cuộc sống xung quanh bên ngoài cần hấp dẫn hơn. Bố mẹ cầm điện thoại xem rồi yêu cầu trẻ hạn chế là vô lý. Bố trí nhịp sinh hoạt cho trẻ đan xen hoạt động tĩnh và vận động, tăng cường hoạt động ngoài trời.
7. Dành thời gian chất lượng bên nhau, cùng nhau chơi trò chơi, chuyện trò..
8. Không dùng điện thoại làm vật thay thế để “rảnh tay” người lớn, hay để cho trẻ “yên chuyện” vì sẽ tạo hệ luỵ xấu.
9. Cân nhắc việc “ngừng xem” do thực tế xung quanh bạn như thế nào, để biến nó trở thành bình thường thỉnh thoảng xem chút giải trí cũng không tệ, và không khiến ta cực đoan. Thậm chí nếu bố mẹ và trẻ cùng tạo 1, 2 clip Tik Tok thì cũng không phải là chuyện tệ đâu.
Anh hãy thử áp dụng, và chúc anh thành công. Và mong anh biết ơn con trai mình đã tạo ra tình cảnh đau đầu này cho anh để anh có bài học ứng xử, vì sau này tụi nó vào tuổi dậy thì còn nhiều vấn đề đau đầu lắm anh ạ J)
Một lần nữa cảm ơn anh và chúc anh cùng gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc!
Trần Thị Kim Hoa
Thực tế không phủ nhận sức hút của các phương tiện hiện đại, trong đó đặc biệt là Tik tolk vì tính Vỉral của nó cực mạnh. Mục đích của nó là thu hút, tạo nên các video hấp dẫn kẻ cả đối với trẻ em vì trẻ em là đối tượng xem đi xem lại nhiều lần. Và thậm chí trẻ em còn tự tạo được các clip 1 cách rất dễ dàng.
Trong câu hỏi của anh, con đang ở lứa tuổi tiểu học và nghiện Tik Tok. (con tôi là con gái và thời gian trước cháu cũng rất thích). Tuổi này không thể cấm đoán gay gắt và dễ tạo phản ứng ngược (cháu lén dùng).
Vậy 1 số những “phom” nguyên tắc chung như sau anh xem áp dụng
1. Trò chuyện cùng con, đặt mình vào cùng mối quan tâm của con. Hãy cố gắng học cách lắng nghe xem thế giới con quan tâm là gì? Nó có gì thú vị, nhờ con hướng dẫn cho bố mẹ xem. Lúc ấy con thấy mình quan trọng, là thầy trong việc này.
2. Khi về cùng phe với con, chúng ta đã đạt được 1 bước: chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Không còn là hai chiến tuyến và con lén giấu ta nữa.
3. Chuyện trò cùng con, nhân lúc con vui vẻ thì nói thêm về vấn đề này, nhưng theo góc độ của con, tuyệt đối không được nói về mình,
- Nói về góc độ của con là: đọc nhu cầu của con lên, con muốn được thảo mãn tò mò, con muốn được làm theo đúng không, con cũng muốn được nhiều ngừoi quan tânm chú ý đến mình đúng không?..
- Tuyệt đối không nói về cảm xúc của mình: kiểu bố mẹ không đồng tình, bố mẹ ghét hay bố mẹ khó chịu, Không, chỉ nói về con thôi
- Sau đó cùng nhau: à , vậy là bố mẹ hiểu nhu cầu của con con rồi. Vậy là con muốn… đúng không>? Tuy nhiên giờ mình đang đi học, việc này cũng ảnh hưởng, con thấy sao?
- Cùng nhau đưa ra giải pháp và thống nhất
Quan điểm chung:1. Có bắt đầu sẽ có kết thúc. Và muốn nó kết thúc thì phải bắt đầu với việc chấm dứ. thời gian xem đã nhiều thì thời gian giờ muốn giảm kéo dài càng lâu, mất thời gian hơn. Anh không thể mong sau 1 ngày là thay đổi.
2. Anh chị đánh dấu vào tờ lịch, thường để hình thành 1 thói quen mới là mất 21 ngày, kiên trì, kiên trì
3. Không can thiệp thô bạo cấm ngay dễ dẫn đến phản kháng và ức chế, mà nên có sự giảm dần, trước 1 ngày xem vài tiếng (@@) thì giờ giảm còn 2 tiếng, 1 tiếng rồi dần dần. (Không sao, rồi nó sẽ qua)
5. Nếu giai đoạn đầu trẻ phản ứng thì khéo léo lôi kéo qua các trò khác, tránh không căng thẳng bằng lời nói trẻ dễ sinh phản ứng tiêu cực.
6. Muốn con cai điện thoại thì cuộc sống xung quanh bên ngoài cần hấp dẫn hơn. Bố mẹ cầm điện thoại xem rồi yêu cầu trẻ hạn chế là vô lý. Bố trí nhịp sinh hoạt cho trẻ đan xen hoạt động tĩnh và vận động, tăng cường hoạt động ngoài trời.
7. Dành thời gian chất lượng bên nhau, cùng nhau chơi trò chơi, chuyện trò..
8. Không dùng điện thoại làm vật thay thế để “rảnh tay” người lớn, hay để cho trẻ “yên chuyện” vì sẽ tạo hệ luỵ xấu.
9. Cân nhắc việc “ngừng xem” do thực tế xung quanh bạn như thế nào, để biến nó trở thành bình thường thỉnh thoảng xem chút giải trí cũng không tệ, và không khiến ta cực đoan. Thậm chí nếu bố mẹ và trẻ cùng tạo 1, 2 clip Tik Tok thì cũng không phải là chuyện tệ đâu.
Anh hãy thử áp dụng, và chúc anh thành công. Và mong anh biết ơn con trai mình đã tạo ra tình cảnh đau đầu này cho anh để anh có bài học ứng xử, vì sau này tụi nó vào tuổi dậy thì còn nhiều vấn đề đau đầu lắm anh ạ J)
Một lần nữa cảm ơn anh và chúc anh cùng gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc!