Hùng có dự định trở về Việt Nam để phát triển không?
Lời đầu tiên rất cảm ơn Hùng đã dành thời gian để chia sẻ tri thức cùng cộng đồng Noron!
Thay mặt đội nghĩ phát triển Noron!, mình rất hy vọng có dịp nào đó khi Hùng trở về Việt Nam chúng ta có thể kết hợp tổ chức những hoạt động online lẫn offline để chia sẻ và lan tỏa thêm tri thức với cộng đồng các bạn trẻ Việt Nam
Một số câu hỏi cá nhân dành cho Hùng,
Hùng có dự định trở về Việt Nam để làm việc và phát triển không?
- Lĩnh vực/ ngành mà Hùng dự định sẽ phát triển chuyên sâu (ở nước ngoài hoặc khi về Việt Nam là gì)
- Những rào cản khiến cho Hùng băn khoăn khi lựa chọn trở về đàng là gì?
- Những mong muốn, kỳ vọng về môi trường ở Việt Nam dành cho các nhà nghiên cứu hoặc trong lĩnh vực Hùng muốn phát triển là gì?
- Hùng nghĩ từ chuyên môn và tri thức của mình, khi trở về thì một môi trường hay công việc như thế nào sẽ giúp Hùng đóng góp nhiều nhất cho xã hội?
Hơi nhiều, Hùng cứ lựa chọn những câu hỏi muốn trả lời thôi nhé ^_^
Cảm ơn Hùng rất nhiều,
hỏi khó chuyên gia
,nguyễn việt hùng
,nhà khoa học về gen di truyền và sinh học phân tử
Mình cũng muốn cảm ơn bạn và đội ngũ Noron! đã cho mình cơ hộ này. Thực sự là một cơ hội vô giá đối với mình, qua đây mình cũng đã hiểu hơn được nhiều là mọi người ở VN còn băn khoăn điều gì, muốn tìm hiểu gì, và thích thú cái gì.
Để trả lởi câu hỏi của bạn, thì thứ nhất là có - mình rất muốn có cơ hội quay về Việt Nam để làm việc và phát triển. Mình nghĩ Việt Nam rất có triển vọng, và với sự đổi mới đang xảy ra thì mình nghĩ chúng ta có thể vươn được rất xa. Điều có thể làm cho mình vẫn hơi lăn tăn, do dự một chút là về Việt Nam mình thực sự có thể cống hiến đến mức nào, ở khuân độ nào.
Mình cũng đã có cơ hội nói chuyện với nhiều các bạn trẻ đang nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam, từ một bạn rất tài năng đã phát hiện được một phương thức giúp cây cối chống trọi điều kiện độ mặn cao, cho đến một bạn thuộc một nhóm đang nghiên cứu phát triển các loài lợi khuẩn chính tại Việt Nam.
Qua những cuộc nói chuyện này, mình thấy ở Việt Nam vẫn còn thiếu thốn về mặt cơ sở hạ tầng và dụng cụ chuyên nghành - và cái này xuất sứ từ việc không đủ kinh phí hoạt động. Cái này cũng không phải quá bất ngờ, khi một máy sequencer có thể đã có thể vài trăm ngàn đô rồi - tức chỉ để mua máy đó về thôi, là đã tốn mấy tỷ đồng VN. Không phải ở Việt Nam không có, nhưng ít và như vậy có thể (rất tiếc) làm trì trệ nghiên cứu rất nhiều.
Tuy vậy, hiện nay cũng có một số công ty ở Việt Nam đang đầu từ nhiều tiền vào những nghiên cứu mang lại lợi ích nhiều cho xã hội (theo một cách nói khác, là có thể kiếm được rất nhiều tiền ehehehe), và với lượng tiền đó thì hoàn toàn có thể đầu tư được cơ sở hạ tầng và thiết bị tối ưu để nghiên cứu.
Nếu để về Việt Nam, thì Hùng nghĩ tốt nhất là nếu Hùng được đặt vào một vị trí như consulting hoặc management. Lí do là vì Hùng muốn có khả năng có sự ảnh hưởng lớn hơn, để chắc chắn rằng dù là nghiên cứu gì đi nữa thì cũng có thể ra được kết quả nhanh chóng và hiệu quả. Còn nếu không, thì phải có đủ kinh phí và sự tự trị để Hùng có thể thoải mái nghiên cứu. Hùng nghĩ là nếu vào được những công ty đang đầu tư vào Việt Nam ở một trong những vị trí đó sẽ có lợi nhất, vì lâu dài Hùng nghĩ đó cũng là cách mà những nhà nghiên cứu có thể thực sự phát triển được nghiên cứu của mình.
Trong nghành làm phim (nhất là ở Mỹ), đạo diễn thường phải tìm đến các hãng sản xuất phim để có được tiền làm phim. Những đạo diễn nào giỏi, có thể giao ước 'one for you, one for me' - cứ sau mỗi một bộ phim hãng sản xuất đòi đạo diễn làm, thì đến lượt đạo diễn lại có thể hoàn toàn quyết định bộ phim tiếp theo - và hãng sản xuất cứ thế là cho tiền thôi. Tất nhiên, chỉ có những đạo diễn giỏi nhất mới giao ước được vậy. Trong quá trình nghiên cứu, Hùng thấy nhà nghiên cứu cũng phải đi theo con đường này thì có thể mới thành công được. Hùng muốn giao ước với các công ty đầu tư, cứ mỗi dự án Hùng giúp họ chở thành hiện thực, thì đến lượt Hùng ra quyết định dự án tiếp theo. Haha, nói thế thôi chứ còn chưa biết là được vậy không. Nhưng Hùng sẽ thử coi xem sao. :P Còn không thì cũng muốn làm gì đó ra được nhiều tiền, lúc đó Hùng có thể sử dụng tiền đó để mở công ty riêng, hoặc đầu tư vào các phòng nghiên cứu.
Ở Việt Nam có rất nhiều cái nghiên cứu được, từ công nghệ nông nghiệp, cho đến phương thức bảo vệ các dải san hô siêu đẹp của mình. Không nói đến những cái như là nghiên cứu các bộ ADN của người Việt Nam - cái này mọi người ít biết hơn, nhưng thực ra con người trên thế giới rất khác nhau. Tuy rằng hai người có thể giống nhau đến 99.9%, nhưng 0.1% còn lại đã là tầm 6 triệu vị trí ADN rồi. Ví dụ ở Indonesia, có chủng người khác tất cả các chủng khác trên thế giới ở chỗ có lá lạch to hơn thông thường, và họ có thể lặn ngụp 13 phút đồng hồ mà không cần hít hơi - mà đó là khi lặn họ còn đang hoạt động nặng, vì đang săn bắt cá nữa! Mỗi một nhóm người ở một nơi lại thích nghi với sự sống ở đó (trước khi chúng ta bắt đầu có công nghệ y tế cao hơn, lúc đó chúng ta bắt đầu hết tiến hóa), và biết được có những gien nào đã được chọn lọc sau này có thể áp dụng được rất tốt. Hình dung xem - nếu ai trên thế giới cũng có thể lặn ngụp hơn 10 phút đồng hồ chỉ nhờ gien của họ thôi, thì việc chết đuối cũng khó hơn rất nhiều, và chúng ta cũng có thể khám phá thế giới dưới nước dễ hơn.
Nhưng mà từng thứ một đã. Hùng khó có thể nói được thay cho các nhà nghiên cứu khác, nhưng Hùng sẵn sàng về tham gia vào nghiên cứu mang tính chất thương mại, từ đó đủ khả năng để đưa các dạng nghiên cứu khác về Việt Nam. ^_^
Cảm ơn bạn đã hỏi câu hỏi này nhé!
Hung Viet Nguyen
Mình cũng muốn cảm ơn bạn và đội ngũ Noron! đã cho mình cơ hộ này. Thực sự là một cơ hội vô giá đối với mình, qua đây mình cũng đã hiểu hơn được nhiều là mọi người ở VN còn băn khoăn điều gì, muốn tìm hiểu gì, và thích thú cái gì.
Để trả lởi câu hỏi của bạn, thì thứ nhất là có - mình rất muốn có cơ hội quay về Việt Nam để làm việc và phát triển. Mình nghĩ Việt Nam rất có triển vọng, và với sự đổi mới đang xảy ra thì mình nghĩ chúng ta có thể vươn được rất xa. Điều có thể làm cho mình vẫn hơi lăn tăn, do dự một chút là về Việt Nam mình thực sự có thể cống hiến đến mức nào, ở khuân độ nào.
Mình cũng đã có cơ hội nói chuyện với nhiều các bạn trẻ đang nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam, từ một bạn rất tài năng đã phát hiện được một phương thức giúp cây cối chống trọi điều kiện độ mặn cao, cho đến một bạn thuộc một nhóm đang nghiên cứu phát triển các loài lợi khuẩn chính tại Việt Nam.
Qua những cuộc nói chuyện này, mình thấy ở Việt Nam vẫn còn thiếu thốn về mặt cơ sở hạ tầng và dụng cụ chuyên nghành - và cái này xuất sứ từ việc không đủ kinh phí hoạt động. Cái này cũng không phải quá bất ngờ, khi một máy sequencer có thể đã có thể vài trăm ngàn đô rồi - tức chỉ để mua máy đó về thôi, là đã tốn mấy tỷ đồng VN. Không phải ở Việt Nam không có, nhưng ít và như vậy có thể (rất tiếc) làm trì trệ nghiên cứu rất nhiều.
Tuy vậy, hiện nay cũng có một số công ty ở Việt Nam đang đầu từ nhiều tiền vào những nghiên cứu mang lại lợi ích nhiều cho xã hội (theo một cách nói khác, là có thể kiếm được rất nhiều tiền ehehehe), và với lượng tiền đó thì hoàn toàn có thể đầu tư được cơ sở hạ tầng và thiết bị tối ưu để nghiên cứu.
Nếu để về Việt Nam, thì Hùng nghĩ tốt nhất là nếu Hùng được đặt vào một vị trí như consulting hoặc management. Lí do là vì Hùng muốn có khả năng có sự ảnh hưởng lớn hơn, để chắc chắn rằng dù là nghiên cứu gì đi nữa thì cũng có thể ra được kết quả nhanh chóng và hiệu quả. Còn nếu không, thì phải có đủ kinh phí và sự tự trị để Hùng có thể thoải mái nghiên cứu. Hùng nghĩ là nếu vào được những công ty đang đầu tư vào Việt Nam ở một trong những vị trí đó sẽ có lợi nhất, vì lâu dài Hùng nghĩ đó cũng là cách mà những nhà nghiên cứu có thể thực sự phát triển được nghiên cứu của mình.
Trong nghành làm phim (nhất là ở Mỹ), đạo diễn thường phải tìm đến các hãng sản xuất phim để có được tiền làm phim. Những đạo diễn nào giỏi, có thể giao ước 'one for you, one for me' - cứ sau mỗi một bộ phim hãng sản xuất đòi đạo diễn làm, thì đến lượt đạo diễn lại có thể hoàn toàn quyết định bộ phim tiếp theo - và hãng sản xuất cứ thế là cho tiền thôi. Tất nhiên, chỉ có những đạo diễn giỏi nhất mới giao ước được vậy. Trong quá trình nghiên cứu, Hùng thấy nhà nghiên cứu cũng phải đi theo con đường này thì có thể mới thành công được. Hùng muốn giao ước với các công ty đầu tư, cứ mỗi dự án Hùng giúp họ chở thành hiện thực, thì đến lượt Hùng ra quyết định dự án tiếp theo. Haha, nói thế thôi chứ còn chưa biết là được vậy không. Nhưng Hùng sẽ thử coi xem sao. :P Còn không thì cũng muốn làm gì đó ra được nhiều tiền, lúc đó Hùng có thể sử dụng tiền đó để mở công ty riêng, hoặc đầu tư vào các phòng nghiên cứu.
Ở Việt Nam có rất nhiều cái nghiên cứu được, từ công nghệ nông nghiệp, cho đến phương thức bảo vệ các dải san hô siêu đẹp của mình. Không nói đến những cái như là nghiên cứu các bộ ADN của người Việt Nam - cái này mọi người ít biết hơn, nhưng thực ra con người trên thế giới rất khác nhau. Tuy rằng hai người có thể giống nhau đến 99.9%, nhưng 0.1% còn lại đã là tầm 6 triệu vị trí ADN rồi. Ví dụ ở Indonesia, có chủng người khác tất cả các chủng khác trên thế giới ở chỗ có lá lạch to hơn thông thường, và họ có thể lặn ngụp 13 phút đồng hồ mà không cần hít hơi - mà đó là khi lặn họ còn đang hoạt động nặng, vì đang săn bắt cá nữa! Mỗi một nhóm người ở một nơi lại thích nghi với sự sống ở đó (trước khi chúng ta bắt đầu có công nghệ y tế cao hơn, lúc đó chúng ta bắt đầu hết tiến hóa), và biết được có những gien nào đã được chọn lọc sau này có thể áp dụng được rất tốt. Hình dung xem - nếu ai trên thế giới cũng có thể lặn ngụp hơn 10 phút đồng hồ chỉ nhờ gien của họ thôi, thì việc chết đuối cũng khó hơn rất nhiều, và chúng ta cũng có thể khám phá thế giới dưới nước dễ hơn.
Nhưng mà từng thứ một đã. Hùng khó có thể nói được thay cho các nhà nghiên cứu khác, nhưng Hùng sẵn sàng về tham gia vào nghiên cứu mang tính chất thương mại, từ đó đủ khả năng để đưa các dạng nghiên cứu khác về Việt Nam. ^_^
Cảm ơn bạn đã hỏi câu hỏi này nhé!