Học tiếng Anh qua âm nhạc và phim ảnh có hiệu quả?

  1. Nguyễn Anh Đức

Em thích nhất là nghe nhạc và xem phim, và cũng mê tiếng Anh từ nhỏ. Đôi khi em vẫn học được một vài từ vựng mới và lối hành văn mới (thg là informal, tự nhiên hơn) qua âm nhạc và phim ảnh. Nhưng em nghe nhiều bạn nói hiệu quả của cách học này dường như không cao. Vì lời ca khúc (và đôi khi là cách phát âm) của các bài hát không được chuẩn. Không biết anh Đức nghĩ gì về việc này?

Từ khóa: 

founder & ceo smartcom corporation

Với kinh nghiệm nhiều năm dạy tiếng Anh, và bản thân tôi cũng đã dùng phim và bài hát để dạy tiếng Anh, thì tôi có thể khẳng định rằng đây chỉ là một CÁCH TIẾP CẬN (approach) chứ không phải là một PHƯƠNG PHÁP (method) để học tiếng Anh.

Học tiếng Anh qua bài hát và phim thì ta được nhiều thứ gồm:

  • Cách diễn đạt: Từ vựng, cụm từ, câu đúng bối cảnh, thậm chí là cách diễn đạt đầy tinh tế, chọn lọc, và hàm ý sâu sắc, nhiều sáng tạo. Chúng ta có thể bật cười hoặc òa lên khi nghe cách diễn đạt quá ư là độc đáo của nhân vật. Ví dụ như trong bài hát có câu: With out your love I'll be half of a man (không có tình yêu của em, anh chỉ là một nửa thằng đàn ông), hay I love you twice as much as tomorrow (mỗi ngày mai đến tình yêu của anh với em lại nhân đôi)... thì ai nghe mà chẳng thấy bồi hồi...
  • Lời nói, ngữ điệu và rất nhiều yếu tố ngữ hiện (không phải là lời nói, mà ngôn ngữ thể hiện qua hành động, nét mặt, thái độ...) cũng được thể hiện rất tuyệt vời trong phim. Ngay cả phát âm cũng rất phong phú, mà sự phong phú này là rất cần thiết cho người học tiếng Anh (vì mục tiêu của chúng ta là sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với những người không cùng tiếng mẹ đẻ, và họ có thể đến từ nước nói tiếng Anh bản ngữ, hay từ cả những nước tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ).
  • Hãy tưởng tượng rằng một bộ phim là một cuốn tiểu thuyết. Nếu ta đọc thành thạo 1 cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh thì trình độ từ vựng và giao tiếp (vì ta được xem tình huống giao tiếp trong phim) của ta sẽ đến mức nào? Chắc hẳn là siêu rồi! Vậy thì có lý do gì mà ta không sử dụng phim để học tiếng Anh cơ chứ?

Nhưng như tôi đã nói từ đầu, đây chỉ là một cách tiếp cận chứ không phải là một phương pháp vì:

  • Như bạn đã nói: bài hát không phải bài nào cũng phù hợp, và cách phát âm không phải lúc nào cũng như lời nói tự nhiên.
  • Ngôn ngữ trong phim đôi khi quá phức tạp, không phải phim nào cũng phù hợp với người học tiếng Anh. Ví dụ như phim Prison Break (Vượt ngục) của Mỹ thật sự là rất hay, nhưng ta không thể học theo lời thoại của những tù nhân và cảnh sát, suốt ngày chỉ nói đến cách vượt ngục, âm mưu và tội lỗi. Ta học tiếng Anh đâu phải để nói về cái đó.

Vậy thì ta cần học như thế nào?

  • Chọn tư liệu cho tốt: chọn những bài hát mang tính chất của một câu chuyện, phát âm rõ ràng. Tuyệt đối không chọn bài hát không phải do người nói tiếng Anh bản địa viết, và không chọn bài hát mà cấu trúc câu không đầy đủ, lời hát cụt lủn (kiểu uppa Gangnam style... oop...oopp...oppp). Chọn phim thì chọn đúng cái ta sẽ dùng trong cuộc sống, phù hợp với ngành nghề hay mục tiêu ta cần để giao tiếp.
  • Chia đoạn thật nhỏ theo từng cảnh của phim để học. Một phim chỉ chọn được một số cảnh có lời thoại phù hợp, chứ không thể chọn tất cả lời thoại đâu.
  • Cần có người hướng dẫn để hiểu đúng nghĩa, dùng đúng bối cảnh.

Hy vọng bạn hài lòng với câu trả lời.

Trả lời

Với kinh nghiệm nhiều năm dạy tiếng Anh, và bản thân tôi cũng đã dùng phim và bài hát để dạy tiếng Anh, thì tôi có thể khẳng định rằng đây chỉ là một CÁCH TIẾP CẬN (approach) chứ không phải là một PHƯƠNG PHÁP (method) để học tiếng Anh.

Học tiếng Anh qua bài hát và phim thì ta được nhiều thứ gồm:

  • Cách diễn đạt: Từ vựng, cụm từ, câu đúng bối cảnh, thậm chí là cách diễn đạt đầy tinh tế, chọn lọc, và hàm ý sâu sắc, nhiều sáng tạo. Chúng ta có thể bật cười hoặc òa lên khi nghe cách diễn đạt quá ư là độc đáo của nhân vật. Ví dụ như trong bài hát có câu: With out your love I'll be half of a man (không có tình yêu của em, anh chỉ là một nửa thằng đàn ông), hay I love you twice as much as tomorrow (mỗi ngày mai đến tình yêu của anh với em lại nhân đôi)... thì ai nghe mà chẳng thấy bồi hồi...
  • Lời nói, ngữ điệu và rất nhiều yếu tố ngữ hiện (không phải là lời nói, mà ngôn ngữ thể hiện qua hành động, nét mặt, thái độ...) cũng được thể hiện rất tuyệt vời trong phim. Ngay cả phát âm cũng rất phong phú, mà sự phong phú này là rất cần thiết cho người học tiếng Anh (vì mục tiêu của chúng ta là sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với những người không cùng tiếng mẹ đẻ, và họ có thể đến từ nước nói tiếng Anh bản ngữ, hay từ cả những nước tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ).
  • Hãy tưởng tượng rằng một bộ phim là một cuốn tiểu thuyết. Nếu ta đọc thành thạo 1 cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh thì trình độ từ vựng và giao tiếp (vì ta được xem tình huống giao tiếp trong phim) của ta sẽ đến mức nào? Chắc hẳn là siêu rồi! Vậy thì có lý do gì mà ta không sử dụng phim để học tiếng Anh cơ chứ?

Nhưng như tôi đã nói từ đầu, đây chỉ là một cách tiếp cận chứ không phải là một phương pháp vì:

  • Như bạn đã nói: bài hát không phải bài nào cũng phù hợp, và cách phát âm không phải lúc nào cũng như lời nói tự nhiên.
  • Ngôn ngữ trong phim đôi khi quá phức tạp, không phải phim nào cũng phù hợp với người học tiếng Anh. Ví dụ như phim Prison Break (Vượt ngục) của Mỹ thật sự là rất hay, nhưng ta không thể học theo lời thoại của những tù nhân và cảnh sát, suốt ngày chỉ nói đến cách vượt ngục, âm mưu và tội lỗi. Ta học tiếng Anh đâu phải để nói về cái đó.

Vậy thì ta cần học như thế nào?

  • Chọn tư liệu cho tốt: chọn những bài hát mang tính chất của một câu chuyện, phát âm rõ ràng. Tuyệt đối không chọn bài hát không phải do người nói tiếng Anh bản địa viết, và không chọn bài hát mà cấu trúc câu không đầy đủ, lời hát cụt lủn (kiểu uppa Gangnam style... oop...oopp...oppp). Chọn phim thì chọn đúng cái ta sẽ dùng trong cuộc sống, phù hợp với ngành nghề hay mục tiêu ta cần để giao tiếp.
  • Chia đoạn thật nhỏ theo từng cảnh của phim để học. Một phim chỉ chọn được một số cảnh có lời thoại phù hợp, chứ không thể chọn tất cả lời thoại đâu.
  • Cần có người hướng dẫn để hiểu đúng nghĩa, dùng đúng bối cảnh.

Hy vọng bạn hài lòng với câu trả lời.

Hay