Có nên dừng cố gắng lại?

  1. Vũ Phi Yên

Dạ bác sĩ ơi, em có cảm giác rất stress về việc làm chị. Em tỏ ra mình tốt, mình giỏi để cho em em noi gương theo em; nhưng đôi lúc em ko biết, liệu em có trở nên cái bóng quá lớn, gây áp lực cho em của em ko nữa. Thật sự đôi lúc có cảm giác, em em bị đưa ra so sánh với em thời điểm trước, cảm gíac thương bé quá :( Em không biết là liệu em có nên tiếp tục cố gắng tốt hơn nữa, hay là đợi em em cùng tới rồi tiến chung, hay là thôi vậy ....
Từ khóa: 

​giảng viên

,

huấn luyện và tư vấn tâm lý

Chào em,

Cảm nhận của em là điều mà có lẽ những người thân của em sẽ rất ngạc nhiên nếu em chia sẻ cùng họ.

Nhưng nó là có thật, và rất nan giải.

Tương tự, có người sẽ rụt rè khi làm cùng lĩnh vực như cha mình, và... như bị tắc lại khi đến một mức phát triển nào đó. "Qua mức này là ta qua mặt cha mình đó", một giọng nói thì thầm trong đầu, làm tê liệt bước chân tiến lên của ta.

Còn nữa, còn những người phụ nữ bị tắc lại ở một chức vụ/một mức lương nào đó, vì qua ngưỡng ấy sẽ là "giỏi" hơn chồng mình. Và theo kinh nghiệm cá nhân hay có khi là từ những gì quan sát thấy trong cuộc sống, họ biết đó là một ngưỡng bi kịch.

Ba trường hợp trên có điểm chung: chúng ta hiểu được "mặt trái" của thành công, những tác động tâm lý không mong muốn đi kèm. Tuy chúng ta không hề có lỗi, không hề muốn điều đó xảy ra, nhưng một cách nào đó xã hội ta sống, gia đình ta... đã làm cho điều khó chịu trở thành khó tránh khỏi.

Trong các nỗi sợ kìm bước phát triển của con người có nỗi "Sợ thành công", là điều hoàn toàn có thật nhưng ít ai hiểu được.

Em có thể chọn để mình bị kéo lùi mãi trong đời vì nỗi sợ ấy, hoặc chọn nói ra, thương lượng, bàn bạc cùng người xung quanh. Hãy làm rõ, hãy xua tan đám mây mờ không đáng có ấy.

Còn nếu quá khó chia sẻ, quá khó để giúp người xung quanh em hiểu được hậu quả của chuyện họ luôn so sánh đứa con này với đứa con khác, đứa học trò này với đứa học trò khác, điều tốt nhất em có thể làm là giúp em mình mạnh lên, tìm ra điểm nổi bật mà chỉ riêng em ấy mới có, và tìm cách phát triển nó. Để rồi cả chị cả em đều được thoải mái phát triển hết tiềm năng của mình, không để môi trường trì ta lại hoặc làm tổn thương ta. 

Trả lời

Chào em,

Cảm nhận của em là điều mà có lẽ những người thân của em sẽ rất ngạc nhiên nếu em chia sẻ cùng họ.

Nhưng nó là có thật, và rất nan giải.

Tương tự, có người sẽ rụt rè khi làm cùng lĩnh vực như cha mình, và... như bị tắc lại khi đến một mức phát triển nào đó. "Qua mức này là ta qua mặt cha mình đó", một giọng nói thì thầm trong đầu, làm tê liệt bước chân tiến lên của ta.

Còn nữa, còn những người phụ nữ bị tắc lại ở một chức vụ/một mức lương nào đó, vì qua ngưỡng ấy sẽ là "giỏi" hơn chồng mình. Và theo kinh nghiệm cá nhân hay có khi là từ những gì quan sát thấy trong cuộc sống, họ biết đó là một ngưỡng bi kịch.

Ba trường hợp trên có điểm chung: chúng ta hiểu được "mặt trái" của thành công, những tác động tâm lý không mong muốn đi kèm. Tuy chúng ta không hề có lỗi, không hề muốn điều đó xảy ra, nhưng một cách nào đó xã hội ta sống, gia đình ta... đã làm cho điều khó chịu trở thành khó tránh khỏi.

Trong các nỗi sợ kìm bước phát triển của con người có nỗi "Sợ thành công", là điều hoàn toàn có thật nhưng ít ai hiểu được.

Em có thể chọn để mình bị kéo lùi mãi trong đời vì nỗi sợ ấy, hoặc chọn nói ra, thương lượng, bàn bạc cùng người xung quanh. Hãy làm rõ, hãy xua tan đám mây mờ không đáng có ấy.

Còn nếu quá khó chia sẻ, quá khó để giúp người xung quanh em hiểu được hậu quả của chuyện họ luôn so sánh đứa con này với đứa con khác, đứa học trò này với đứa học trò khác, điều tốt nhất em có thể làm là giúp em mình mạnh lên, tìm ra điểm nổi bật mà chỉ riêng em ấy mới có, và tìm cách phát triển nó. Để rồi cả chị cả em đều được thoải mái phát triển hết tiềm năng của mình, không để môi trường trì ta lại hoặc làm tổn thương ta. 

Dạ em cảm ơn cô nhiều