Chuyên gia nghĩ gì về việc ăn uống linh đình và việc mừng tuổi trẻ con vào ngày Tết ở nước ta?
Chuyên gia nghĩ gì về việc ăn uống linh đình và việc mừng tuổi trẻ con vào ngày Tết ở nước ta? và theo chuyên gia liệu có cách ăn Tết nào khác đi không hay là mãi mãi chúng ta sẽ sống theo phong tục do thế hệ trước để lại?
Rất cảm ơn nếu chuyên gia dành thời gian giải đáp.
phong cách sống
,lịch sử
,văn hóa
,chuyên gia nghiên cứu về lịch sử - văn hóa dân gian & giảng viên bộ môn lịch sử du lịch/phó giáo sư danh dự chuyên ngành lịch sử của đại học carl von ossietzky oldenburg/ceo & founder tại cảm xúc việt travel
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất hay!
Về ý nghĩa của Tết thực sự mỗi người có 1 cảm nhận.
Người trẻ thì thấy nó khá nhàm, người có tuổi chút thì hoài niệm tiếc nuối.
Thế hệ của chúng tôi thuộc loại không già không trẻ, nên may mắn được trải nghiệm cả Tết xưa và nay.
Có thể nói hiện nay Tết không thể giữ được mọi thứ như xưa, mà không có gì giữ được trong XH ngày càng tiến hóa như vũ bão đòi hỏi Tết cũng cần tìm những giá trị mới thích ứng từng thời kì. (giống như việc hiện nay không thể bắt ai cũng ở nhà tranh, quạt nan, nằm phản... trong khi điều kiện tốt hơn).
Trong XH hiện đại, khoảng cách không thời gian được tiến bộ kỹ thuật bù đắp phần nào khiến cho cảm xúc thay đổi. Các nhu yếu phẩm gia tăng nhờ sx công nghiệp khiến việc ăn uống trở nên tương đối đầy đủ ngày thường và thiếu nhu cầu ngày Tết với bộ phận không nhỏ người dân.
Quay trở lại vấn đề.
Có nên chăng ăn uống Linh Đình, thực sự thì việc cỗ bàn linh đình - được hiểu theo nghĩa bày vẽ, ăn uống bừa phứa...- trong lịch sử không phải thời kì nào cũng diễn ra (không tính lúc chiến tranh loạn lạc). Nó chỉ hình thành đâu đó gần đây khi phú quý sinh lễ nghĩa và việc bị cắt đứt dòng truyền thống do 1 số yếu tố thời đại và việc chạy đua vũ trang mang tính hình thức khi của cải vật chất phình ra theo xu thế.
Xem lại các tư liệu lịch sử bằng phương pháp khảo cổ tri thức ta thấy trong các sách thì việc tổ chức Tết diễn ra chú trọng 1 số điều sau:
- Tính trang trọng, linh thiêng
- Nghi lễ & tâm niệm (niềm tin)
- Tưởng nhớ, biết ơn
- Không khí vui tươi, hy vọng, đầm ấm, gắn kết.
- Đầy đủ, no ấm, sáng láng, tươi tốt
Hoàn toàn không có cái bừa phứa, Tết có ý nghĩa quan trọng với những người cả năm cần mẫn, chắt bóp, nỗ lực không ngừng nghỉ để họ được tận hưởng thành quả do chính họ tạo ra, nghỉ ngơi, nhìn lại năm cũ, rút kinh nghiệm và mong cầu năm mới tốt hơn (bằng hành động như năm sau sẽ nỗ lực hơn nữa để bla bla...)
Việc cỗ bàn hướng tới những giá trị sâu và lớn hơn việc chỉ là khoe của hay hưởng thụ.
Với hình thức như hiện nay theo tôi sẽ sớm thay đổi thôi, nhiều gia đình, cá nhân cũng chán và ngán cỗ bàn to - nhiều và đang có 1 số hướng đến giá trị trải nghiệm và văn hóa.
Ăn Tết ít nhất nên giữ các giá trị nêu trên và có thể sẽ tiến hóa, biến đổi đôi chút cho phù hợp thời cuộc hơn nhưng cái cốt lõi văn hóa cần giữ, bởi còn văn hóa và tiếng nói là còn dân tộc.
Phần mừng tuổi thì xin khẳng định là nên giữ.
Nhưng - vẫn là NHƯNG! Hiện nay mọi người đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm đã bị đảo lộn trong thời gian vừa qua:
MỪNG TUỔI vs LÌ XÌ
Nhưng 2 khái niệm này khác nhau:
- Mừng tuổi là 1 kiểu nghi lễ chúc phúc có kèm chút tiền hoặc không.
- Lì xì là lấy từ tiếng hán có nghĩa là Lợi thị tức buôn bán lãi lời - thường dùng cho khai trương, gia lộc.
Mừng tuổi còn là các xem xét tính cách, giáo dục trẻ nhỏ về tiền bạc, giá trị của cải thời xưa cha ông muốn gửi gắm vào đó ngoài việc cho biếu!
* Nên thì nên giữ lại nhưng hình thức thì cần cân nhắc vì không phải cứ mừng tuổi thật nhiều tiền. Mà việc mừng tuổi bằng tiền cần đi kèm sự giáo dục, định hướng.
Vì không có nhiều thời gian và nếu giải thích thì hơi dài, mình sẽ làm video giải thích rõ hơn.
PGS Nguyễn Quang Vinh
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất hay!
Về ý nghĩa của Tết thực sự mỗi người có 1 cảm nhận.
Người trẻ thì thấy nó khá nhàm, người có tuổi chút thì hoài niệm tiếc nuối.
Thế hệ của chúng tôi thuộc loại không già không trẻ, nên may mắn được trải nghiệm cả Tết xưa và nay.
Có thể nói hiện nay Tết không thể giữ được mọi thứ như xưa, mà không có gì giữ được trong XH ngày càng tiến hóa như vũ bão đòi hỏi Tết cũng cần tìm những giá trị mới thích ứng từng thời kì. (giống như việc hiện nay không thể bắt ai cũng ở nhà tranh, quạt nan, nằm phản... trong khi điều kiện tốt hơn).
Trong XH hiện đại, khoảng cách không thời gian được tiến bộ kỹ thuật bù đắp phần nào khiến cho cảm xúc thay đổi. Các nhu yếu phẩm gia tăng nhờ sx công nghiệp khiến việc ăn uống trở nên tương đối đầy đủ ngày thường và thiếu nhu cầu ngày Tết với bộ phận không nhỏ người dân.
Quay trở lại vấn đề.
Có nên chăng ăn uống Linh Đình, thực sự thì việc cỗ bàn linh đình - được hiểu theo nghĩa bày vẽ, ăn uống bừa phứa...- trong lịch sử không phải thời kì nào cũng diễn ra (không tính lúc chiến tranh loạn lạc). Nó chỉ hình thành đâu đó gần đây khi phú quý sinh lễ nghĩa và việc bị cắt đứt dòng truyền thống do 1 số yếu tố thời đại và việc chạy đua vũ trang mang tính hình thức khi của cải vật chất phình ra theo xu thế.
Xem lại các tư liệu lịch sử bằng phương pháp khảo cổ tri thức ta thấy trong các sách thì việc tổ chức Tết diễn ra chú trọng 1 số điều sau:
- Tính trang trọng, linh thiêng
- Nghi lễ & tâm niệm (niềm tin)
- Tưởng nhớ, biết ơn
- Không khí vui tươi, hy vọng, đầm ấm, gắn kết.
- Đầy đủ, no ấm, sáng láng, tươi tốt
Hoàn toàn không có cái bừa phứa, Tết có ý nghĩa quan trọng với những người cả năm cần mẫn, chắt bóp, nỗ lực không ngừng nghỉ để họ được tận hưởng thành quả do chính họ tạo ra, nghỉ ngơi, nhìn lại năm cũ, rút kinh nghiệm và mong cầu năm mới tốt hơn (bằng hành động như năm sau sẽ nỗ lực hơn nữa để bla bla...)
Việc cỗ bàn hướng tới những giá trị sâu và lớn hơn việc chỉ là khoe của hay hưởng thụ.
Với hình thức như hiện nay theo tôi sẽ sớm thay đổi thôi, nhiều gia đình, cá nhân cũng chán và ngán cỗ bàn to - nhiều và đang có 1 số hướng đến giá trị trải nghiệm và văn hóa.
Ăn Tết ít nhất nên giữ các giá trị nêu trên và có thể sẽ tiến hóa, biến đổi đôi chút cho phù hợp thời cuộc hơn nhưng cái cốt lõi văn hóa cần giữ, bởi còn văn hóa và tiếng nói là còn dân tộc.
Phần mừng tuổi thì xin khẳng định là nên giữ.
Nhưng - vẫn là NHƯNG! Hiện nay mọi người đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm đã bị đảo lộn trong thời gian vừa qua:
MỪNG TUỔI vs LÌ XÌ
Nhưng 2 khái niệm này khác nhau:
- Mừng tuổi là 1 kiểu nghi lễ chúc phúc có kèm chút tiền hoặc không.
- Lì xì là lấy từ tiếng hán có nghĩa là Lợi thị tức buôn bán lãi lời - thường dùng cho khai trương, gia lộc.
Mừng tuổi còn là các xem xét tính cách, giáo dục trẻ nhỏ về tiền bạc, giá trị của cải thời xưa cha ông muốn gửi gắm vào đó ngoài việc cho biếu!
* Nên thì nên giữ lại nhưng hình thức thì cần cân nhắc vì không phải cứ mừng tuổi thật nhiều tiền. Mà việc mừng tuổi bằng tiền cần đi kèm sự giáo dục, định hướng.
Vì không có nhiều thời gian và nếu giải thích thì hơi dài, mình sẽ làm video giải thích rõ hơn.