Chúng ta có thể khôi phục một số loài sinh vật đã tuyệt chủng nhờ gen không?

  1. Nguyễn Việt Hùng

Hi Hùng, liệu chúng ta có thể lấy gen từ các cá thể sinh vật đã chết, để khôi phục lại giống loài đó hay không? Việc khôi phục ấy có thể để lại hệ quả gì không?

Một câu hỏi em hỏi giúp cho bạn @Hạ Phong ạ ^_^

Mong nhận được câu trả lời từ anh ạ.

Từ khóa: 

gen

,

nhà khoa học về gen di truyền và sinh học phân tử

Hi em,

Với công nghệ hiện tại thì chúng ta có thể khôi phục được loài sinh vật đã tuyệt chủng, nhưng có một số khó khăn.

Thứ nhất, nếu một loài sinh vật nào đó đã tuyệt chủng, thì phải tìm ra được ADN của chúng. Rất nhiều sinh vật mới tuyệt chủng gần đây, thì chúng ta không còn xác của chúng để lấy được ADN.

Kể cả khi lấy được, thì thử thách tiếp theo là tạo được bộ gen hoàn chỉnh. Có một ví dụ rất đáng tiếc về loài hổ Tasmania, là hồi đó khi con hổ Tasmania cuối cùng chết đi, đã lấy được mẫu ADN rồi, mà qua bao nhiêu lần thử không thành công, mẫu ADN cũng phân hủy theo và không sử dụng được.

Kể cả khi có được mẫu ADN hoàn chỉnh, thì tiếp theo làm sao? Đơn giản là phải tạo một tế bào trứng hoàn chỉnh, nhé ADN vô, và từ đó tế bào đó tạo thành thai nhi. Hiện tại con người chưa tạo ra được một môi trường nhân tạo cho thai nhi phát triển, nên phải tìm một sinh vật nào đó có thể mang thai nhi được.

Ví dụ tốt nhất là đối với loài dê rừng bucardo. Con bucardo cuối cùng có tên Celia. Họ đã rút được tế bào của Celia trước khi nó chết, và sau khi loài bucardo hoàn toàn tuyệt chủng, các nhà nghiên cứu đã chọn ra một số lượng dê cái, lấy trứng của chúng, và đã thay ADN của những tế bào trứng đó với ADN của Celia, trước khi cấy số trứng này vô lại các con dê cái đó.

Kết quả là có đúng một thai nhi phát triển được, nhưng khi sinh ra thì con bucardo con đã chết trong vòng 10 phút. Lý do là vì lá phổi của nó không phát triển được bình thường.

Vậy thực ra, nói đúng ra thì chúng ta đã từng tái tạo được một loài sinh vật đã tuyệt chủng rồi... tiếc là điều đó chỉ được có 10 phút thôi. Anh nghĩ chúng ta còn rất xa để tiến, để có thể đến được thành công. Có thể trong tình huống ở trên, thai nhi không phát triển hoàn hảo, vì trong trứng của loài dê thường thiếu những chất mà thai nhi dê rừng bucardo cần để phát triển chẳng hạn. Hoặc là, những chất mà con dê bình thường ăn vô và chuyền cho thai nhi chỉ hợp với thai nhi dê thường thôi. Có thể là một trong rất nhiều lí do vì sao trường hợp trên không thành công.

Còn một vấn đề nữa, Celia là bucardo cái. Có nghĩa là dù em có thành công clone bao nhiêu con đi chăng nữa, thì tất cả đều sẽ là con cái hết và... không giao phối được. Có thể thay nghiễm sắc thể X của loài bucardo với nghiễm sắc thể Y của một loài dê khác, nhưng thức nhất là như vậy sẽ không phải 100% là bucardo nữa, và thứ hai là có thể có hậu quả không lường được. Ý ở đây là có thể nghiễm sắc thể Y đó làm sự trưởng thành của con bucardo có vấn đề.

Vậy có nghĩa là kể cả khi chúng ta tái tạo lại được loài sinh vật nào đó, thì phải tạo đủ để chúng có thể duy trì nòi giống được. À, nếu lấy ADN từ con đực, thì không sao - vì từ mẫu ADN của con đực (tùy loài động vật, nhưng với động vật có vú thì vậy) có thể tạo ra được cả con đực lẫn con cái.

Đây mới chỉ nói về những loài mình có sẵn mẫu ADN, hoặc dễ dàng kiếm được hơn thôi. ADN phân hủy khá nhanh, và sau vài trăm năm là gần như không sử dụng được. ADN của voi ma-mút chẳng hạn, rơi vào tình huống này. Tuy chúng ta đã lấy được ADN của voi ma-mút, nhưng nó không hoàn chỉnh. Chúng ta có thể cấy ghép thêm ADN của các loài voi khác nữa, nhưng... đối với anh thì đó không gọi là sự khôi phục của một loài sinh vật.

Mà, các sinh vật tuyệt chủng cách đây càng lâu, thì càng khó tìm các sinh vật khác có cơ địa, kết cấu tương tự. Nếu chỉ là dê thường với dê rừng thôi mà đã có thể bị vấn đề phát triển thai nhi rồi, thì voi ma-mút với voi thường thì còn khác nhau hơn nữa.

Còn đối với những loài, như loài khủng long, thì nói chung là không thể. D: Trừ khi phát hiện được một cách nào hoàn toàn mới, chứ hóa thạch khủng long thì chỉ là những tảng đá thôi, còn nếu dùng cách giống như trong phim kỉ Jura, thì hiện tại có vẻ những mẫu ADN trong thạch nhũ bị phân hủy quá mức rồi, không dùng được.

Về phần hệ quả, thì chúng ta có thể giới thiệu với thế giới một loài vật gì đó mà có thể mất cân bằng sinh thái. Nhưng mà chắc là không đâu, những loài sinh vật mình muốn đưa lại hầu hết là các loài động vật có kích cỡ, mà chúng ta sẽ muốn giữ trong môi trường nhân tạo.

Trả lời
Hi em,

Với công nghệ hiện tại thì chúng ta có thể khôi phục được loài sinh vật đã tuyệt chủng, nhưng có một số khó khăn.

Thứ nhất, nếu một loài sinh vật nào đó đã tuyệt chủng, thì phải tìm ra được ADN của chúng. Rất nhiều sinh vật mới tuyệt chủng gần đây, thì chúng ta không còn xác của chúng để lấy được ADN.

Kể cả khi lấy được, thì thử thách tiếp theo là tạo được bộ gen hoàn chỉnh. Có một ví dụ rất đáng tiếc về loài hổ Tasmania, là hồi đó khi con hổ Tasmania cuối cùng chết đi, đã lấy được mẫu ADN rồi, mà qua bao nhiêu lần thử không thành công, mẫu ADN cũng phân hủy theo và không sử dụng được.

Kể cả khi có được mẫu ADN hoàn chỉnh, thì tiếp theo làm sao? Đơn giản là phải tạo một tế bào trứng hoàn chỉnh, nhé ADN vô, và từ đó tế bào đó tạo thành thai nhi. Hiện tại con người chưa tạo ra được một môi trường nhân tạo cho thai nhi phát triển, nên phải tìm một sinh vật nào đó có thể mang thai nhi được.

Ví dụ tốt nhất là đối với loài dê rừng bucardo. Con bucardo cuối cùng có tên Celia. Họ đã rút được tế bào của Celia trước khi nó chết, và sau khi loài bucardo hoàn toàn tuyệt chủng, các nhà nghiên cứu đã chọn ra một số lượng dê cái, lấy trứng của chúng, và đã thay ADN của những tế bào trứng đó với ADN của Celia, trước khi cấy số trứng này vô lại các con dê cái đó.

Kết quả là có đúng một thai nhi phát triển được, nhưng khi sinh ra thì con bucardo con đã chết trong vòng 10 phút. Lý do là vì lá phổi của nó không phát triển được bình thường.

Vậy thực ra, nói đúng ra thì chúng ta đã từng tái tạo được một loài sinh vật đã tuyệt chủng rồi... tiếc là điều đó chỉ được có 10 phút thôi. Anh nghĩ chúng ta còn rất xa để tiến, để có thể đến được thành công. Có thể trong tình huống ở trên, thai nhi không phát triển hoàn hảo, vì trong trứng của loài dê thường thiếu những chất mà thai nhi dê rừng bucardo cần để phát triển chẳng hạn. Hoặc là, những chất mà con dê bình thường ăn vô và chuyền cho thai nhi chỉ hợp với thai nhi dê thường thôi. Có thể là một trong rất nhiều lí do vì sao trường hợp trên không thành công.

Còn một vấn đề nữa, Celia là bucardo cái. Có nghĩa là dù em có thành công clone bao nhiêu con đi chăng nữa, thì tất cả đều sẽ là con cái hết và... không giao phối được. Có thể thay nghiễm sắc thể X của loài bucardo với nghiễm sắc thể Y của một loài dê khác, nhưng thức nhất là như vậy sẽ không phải 100% là bucardo nữa, và thứ hai là có thể có hậu quả không lường được. Ý ở đây là có thể nghiễm sắc thể Y đó làm sự trưởng thành của con bucardo có vấn đề.

Vậy có nghĩa là kể cả khi chúng ta tái tạo lại được loài sinh vật nào đó, thì phải tạo đủ để chúng có thể duy trì nòi giống được. À, nếu lấy ADN từ con đực, thì không sao - vì từ mẫu ADN của con đực (tùy loài động vật, nhưng với động vật có vú thì vậy) có thể tạo ra được cả con đực lẫn con cái.

Đây mới chỉ nói về những loài mình có sẵn mẫu ADN, hoặc dễ dàng kiếm được hơn thôi. ADN phân hủy khá nhanh, và sau vài trăm năm là gần như không sử dụng được. ADN của voi ma-mút chẳng hạn, rơi vào tình huống này. Tuy chúng ta đã lấy được ADN của voi ma-mút, nhưng nó không hoàn chỉnh. Chúng ta có thể cấy ghép thêm ADN của các loài voi khác nữa, nhưng... đối với anh thì đó không gọi là sự khôi phục của một loài sinh vật.

Mà, các sinh vật tuyệt chủng cách đây càng lâu, thì càng khó tìm các sinh vật khác có cơ địa, kết cấu tương tự. Nếu chỉ là dê thường với dê rừng thôi mà đã có thể bị vấn đề phát triển thai nhi rồi, thì voi ma-mút với voi thường thì còn khác nhau hơn nữa.

Còn đối với những loài, như loài khủng long, thì nói chung là không thể. D: Trừ khi phát hiện được một cách nào hoàn toàn mới, chứ hóa thạch khủng long thì chỉ là những tảng đá thôi, còn nếu dùng cách giống như trong phim kỉ Jura, thì hiện tại có vẻ những mẫu ADN trong thạch nhũ bị phân hủy quá mức rồi, không dùng được.

Về phần hệ quả, thì chúng ta có thể giới thiệu với thế giới một loài vật gì đó mà có thể mất cân bằng sinh thái. Nhưng mà chắc là không đâu, những loài sinh vật mình muốn đưa lại hầu hết là các loài động vật có kích cỡ, mà chúng ta sẽ muốn giữ trong môi trường nhân tạo.