Cho em hỏi là nhà em gần biển, có nên từ bỏ việc ở thành phố để về quê mở cơ sở du lịch không ạ?

  1. Du lịch

  2. Nguyễn Quang Vinh

Từ khóa: 

du lịch

,

chuyên gia nghiên cứu về lịch sử - văn hóa dân gian & giảng viên bộ môn lịch sử du lịch/phó giáo sư danh dự chuyên ngành lịch sử của đại học carl von ossietzky oldenburg/ceo & founder tại cảm xúc việt travel

Chào bạn Cường,

Có nên và không nên!

Xin lỗi vì câu trả lời có phần buồn cười, nhưng cần giải thích rõ như sau:

1. Tại sao "Có nên":

- Nếu Vùng biển quê hương bạn có các điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch (dù có thể hiện tại chưa phát triển thì biết đâu bạn là người đặt nền móng)

* Đó là: Có cảnh quan đẹp/hấp dẫn (có thể hoang sơ), có bãi tắm sạch (hoặc có thể làm sạch), có nguồn nguyên liệu thực phẩm phong phú hoặc đặc trưng (đặc sản).

Ngoài ra nếu có thêm được 1 số yếu tố về lịch sử (di tích) về đời sống người dân, cộng đồng dân cư (trải nghiệm), làng nghề ven biển thì là yếu tố tuyệt vời cho phát triển du lịch bền vững.

- Bạn nên nghiên cứu thị trường khách và lên kịch bản trải nghiệm, du lịch sao cho khác biệt, nổi bật dịch vụ của mình.

- Bạn cần có các kỹ năng quản trị và chiến lược kinh doanh, vận hành cơ sở du lịch (Dù ở đây bạn không nói cơ sở gì: khách sạn, nhà hàng, hay shopping...) cùng số vốn nhất định.

Tuy nhiên xu hướng bán hàng của tương lại chính là trải nghiệm khách hàng và câu chuyện sản phẩm (kịch bản).

Nếu đã có đủ thì xin chúc bạn thành công, dù con đường có thể gian nan nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, sự kiên trì và tình yêu quê hương, chắc chắn bạn sẽ thu hái quả ngọt.

2. Tại sao "không nên"?

- Nếu vùng quê đó không có điểm thuận lợi hoặc không thể tạo ra điểm khác biệt.

- Phải đầu tư quá nhiều vì thiếu phần lớn các tiên nghi cơ sở thiết yếu.

- Bạn chưa có đủ vốn cả tiền bạc lẫn kỹ năng quản trị.

- Bài toán kinh doanh không rõ ràng hoặc không có đủ thông tin về quy hoạch của địa phương.

- Nếu quê bạn ở Sầm Sơn chẳng hạn mà bạn muốn mở nhà hàng mà chưa có chiến lược để thu hút khách hay cạnh tranh với các đơn vị khác.

Nếu vậy bạn cần cân nhắc lại.

Key ở đây sẽ là:

1. Nghiên cứu kỹ đặc tính quê bạn

2. Nghiên cứu kỹ loại hình kinh doanh bạn muốn làm

3. Lập kế hoạch kinh doanh

4. Kịch bản vận hành & trải nghiệp khách hàng

Xin chúc bạn thành công!

Trân trọng,

Trả lời

Chào bạn Cường,

Có nên và không nên!

Xin lỗi vì câu trả lời có phần buồn cười, nhưng cần giải thích rõ như sau:

1. Tại sao "Có nên":

- Nếu Vùng biển quê hương bạn có các điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch (dù có thể hiện tại chưa phát triển thì biết đâu bạn là người đặt nền móng)

* Đó là: Có cảnh quan đẹp/hấp dẫn (có thể hoang sơ), có bãi tắm sạch (hoặc có thể làm sạch), có nguồn nguyên liệu thực phẩm phong phú hoặc đặc trưng (đặc sản).

Ngoài ra nếu có thêm được 1 số yếu tố về lịch sử (di tích) về đời sống người dân, cộng đồng dân cư (trải nghiệm), làng nghề ven biển thì là yếu tố tuyệt vời cho phát triển du lịch bền vững.

- Bạn nên nghiên cứu thị trường khách và lên kịch bản trải nghiệm, du lịch sao cho khác biệt, nổi bật dịch vụ của mình.

- Bạn cần có các kỹ năng quản trị và chiến lược kinh doanh, vận hành cơ sở du lịch (Dù ở đây bạn không nói cơ sở gì: khách sạn, nhà hàng, hay shopping...) cùng số vốn nhất định.

Tuy nhiên xu hướng bán hàng của tương lại chính là trải nghiệm khách hàng và câu chuyện sản phẩm (kịch bản).

Nếu đã có đủ thì xin chúc bạn thành công, dù con đường có thể gian nan nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, sự kiên trì và tình yêu quê hương, chắc chắn bạn sẽ thu hái quả ngọt.

2. Tại sao "không nên"?

- Nếu vùng quê đó không có điểm thuận lợi hoặc không thể tạo ra điểm khác biệt.

- Phải đầu tư quá nhiều vì thiếu phần lớn các tiên nghi cơ sở thiết yếu.

- Bạn chưa có đủ vốn cả tiền bạc lẫn kỹ năng quản trị.

- Bài toán kinh doanh không rõ ràng hoặc không có đủ thông tin về quy hoạch của địa phương.

- Nếu quê bạn ở Sầm Sơn chẳng hạn mà bạn muốn mở nhà hàng mà chưa có chiến lược để thu hút khách hay cạnh tranh với các đơn vị khác.

Nếu vậy bạn cần cân nhắc lại.

Key ở đây sẽ là:

1. Nghiên cứu kỹ đặc tính quê bạn

2. Nghiên cứu kỹ loại hình kinh doanh bạn muốn làm

3. Lập kế hoạch kinh doanh

4. Kịch bản vận hành & trải nghiệp khách hàng

Xin chúc bạn thành công!

Trân trọng,