Các chiến dịch truyền thông bền vững chị từng thực hiện là gì?
truyenthong
,marketing ben vung
,văn hóa
,nhà văn/nhà biên kịch/ nhà sáng lập và quản trị nội dung của book hunter
Để trả lời cho câu hỏi này có lẽ cần một bài rất dài, ở đây, tôi sẽ chỉ nói vắn tắt thôi nhé!
Ý tưởng về truyền thông bền vững đến từ quá trình hoạt động
Tôi cho rằng đó là sự can thiệp thô bạo, khi truyền thông marketing lấn át giá trị thật của sản phẩm. Và đến năm 2018, tôi quyết định rằng tôi sẽ tự xây dựng lộ trình truyền thông cho Book Hunter. Các chiến dịch không màu mè, chúng tôi cũng không cần logo thương hiệu xuất hiện trên bìa những cuốn sách được xuất bản, mà tập trung hoàn toàn vào nội dung những cuốn sách ấy. Hoạt động truyền thông bán sách của chúng tôi không phải là tốn tiền mời một KOL nào đó hay chụp các bộ ảnh sách đẹp, hay giả vờ giảm giá sách trên các sàn thương mại điện tử (Thú thật, tôi rất ghét lối tâng giá lên rồi giả vờ giảm để kích thích thói quen ham rẻ của người mua sách). Đồng thời, Book Hunter cũng không chọn cách bán sách giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử, mà tập trung tái định vị giá trị thật của một cuốn sách, từng bước thay đổi thói quen mua sách của khách hàng và điều hướng khách hàng hãy tập trung vào nội dung sách, tập trung vào việc đọc của bản thân, thay vì bị định hướng bởi phương tiện truyền thông đại chúng, những bức ảnh màu mè hay các phát ngôn của KOLs.
Cùng với quá trình thực hành truyền thông tại Book Hunter, tôi đọc thêm các sách về lý thuyết truyền thông và lịch sử của ngành truyền thông, những ảnh hưởng của truyền thông tới văn hóa đại chúng và tâm lý đám đông. Tôi nhận ra rằng truyền thông, đặc biệt là truyền thông đại chúng sẽ (mà thực ra là đang xảy ra) trở thành vũ khí hủy diệt (não) hàng loạt nếu các doanh nghiệp, các nhà quảng cáo, các nhà truyền thông tiếp tục duy trì định kiến rằng "đại chúng là phi lý trí", và chúng ta sử dụng mọi chiêu trò để hấp dẫn họ, lừa dối họ, tạo cho họ những ảo tưởng. Trong cuốn "Nước Mỹ chuyện chưa kể" mà Book Hunter dịch và xuất bản năm 2020, một cảnh tượng đen tối về tình trạng dân trí, những cơn điên tập thể và sự thao túng quyền lực đã diễn ra ngay tại nước Mỹ đầu thế kỷ 20. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho sự hủy hoại tâm trí người dân mà các đại tư bản đã gây ra.
Trong suốt quãng thời gian từ cuối 2019 đến 2021, tôi bắt đầu thử nghiệm mô hình của mình ở các doanh nghiệp. Tôi cho rằng mô hình truyền thông của tôi có lẽ sẽ dễ dàng phù hợp với các thương hiệu nhỏ, sản phẩm được tạo ra đòi hỏi một quy trình phức tạp và kiến thức chính xác. Do đó, tôi chọn làm cố vấn truyền thông cho một doanh nghiệp dược phẩm chuyên sản xuất nam dược theo lối hiện đại. Vì Bộ Y Tế ở Việt Nam chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho loại sản phẩm này nên thường quy giản các sản phẩm này thành "thực phẩm chức năng", dù rằng sản phẩm có nguồn dược liệu organic, có trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng tại một Viện nghiên cứu, và công thức sản phẩm đều từ các bài thuốc Nam cổ truyền. Từ đó dẫn đến một hệ quả rằng doanh nghiệp phải áp dụng các công thức bán hàng phổ biến của ngành hàng thực phẩm chức năng như telesale, khai thác nỗi sợ, thuê KOLs, nội dung viral... Để thay đổi cách thức của truyền thông không hề dễ bởi toàn bộ đội ngũ đã quen chạy theo lề thói cũ, và để đi theo định hướng truyền thông mới thì phải đánh đổi rất nhiều, mà đánh đổi nhiều nhất là các nhân viên marketing phải nắm vững kiến thức về sản phẩm, và để như vậy thì phải có hiểu biết nhất định về ngành nam dược. Đương nhiên, không ai chịu học. Tôi quyết định nghỉ, bởi vì những đề xuất mình đưa ra không thể thực hiện được. Cho đến khi các quy định mới về Luật Quảng Cáo của chính phủ được ban bố, cùng với dịch bệnh COVID-19 khiến doanh nghiệp này gặp khó khăn trong kinh doanh, họ mới dần dần chuyển đổi theo những gì tôi đã định hướng, dù rằng tôi không làm việc cho họ nữa. Những thay đổi này diễn ra quá muộn, bởi vì họ đã bỏ lỡ thời cơ trước đại dịch để thay đổi, và trong đại dịch, ngành hàng của họ bị chính các đối thủ của họ làm cho mất uy tín, gây ra tình trạng tẩy chay các sản phẩm nam dược, đông y, thực phẩm chức năng... Tới đây, điều họ phải đối mặt, đó là khẳng định rằng sản phẩm của mình, thương hiệu của mình không lừa đảo như toàn bộ ngành hàng. Đây là điều khó mà chủ doanh nghiệp nếu không quyết tâm, hi sinh lợi ích ngắn hạn để mở rộng thị phần thì sẽ không thể làm được.
Đó là trường hợp đầu tiên, tuy thất bại nhưng giúp tôi học hỏi rất nhiều. Những thương hiệu sau tôi lựa chọn kỹ lưỡng hơn, mà tiêu chí lựa chọn chính là người chủ của doanh nghiệp. Những người chủ nếu không đích thân làm ra sản phẩm, không có nguyên lý và lý thuyết vững chắc cho sản phẩm của mình, không "chịu chơi" mặc kệ xu hướng, như trường hợp Book Hunter của tôi, thì có lẽ mô hình của tôi sẽ khó phù hợp. Và có vẻ như tôi đã lựa chọn đúng.
Bắt đầu bằng
Ngay sau đó là nhà rang cà phê đặc sản
Cùng lúc đó, tôi cũng tư vấn truyền thông cho
Hiện nay, tôi cũng vừa nhận cố vấn truyền thông cho
Hà Thủy Nguyên
Để trả lời cho câu hỏi này có lẽ cần một bài rất dài, ở đây, tôi sẽ chỉ nói vắn tắt thôi nhé!
Ý tưởng về truyền thông bền vững đến từ quá trình hoạt động
Tôi cho rằng đó là sự can thiệp thô bạo, khi truyền thông marketing lấn át giá trị thật của sản phẩm. Và đến năm 2018, tôi quyết định rằng tôi sẽ tự xây dựng lộ trình truyền thông cho Book Hunter. Các chiến dịch không màu mè, chúng tôi cũng không cần logo thương hiệu xuất hiện trên bìa những cuốn sách được xuất bản, mà tập trung hoàn toàn vào nội dung những cuốn sách ấy. Hoạt động truyền thông bán sách của chúng tôi không phải là tốn tiền mời một KOL nào đó hay chụp các bộ ảnh sách đẹp, hay giả vờ giảm giá sách trên các sàn thương mại điện tử (Thú thật, tôi rất ghét lối tâng giá lên rồi giả vờ giảm để kích thích thói quen ham rẻ của người mua sách). Đồng thời, Book Hunter cũng không chọn cách bán sách giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử, mà tập trung tái định vị giá trị thật của một cuốn sách, từng bước thay đổi thói quen mua sách của khách hàng và điều hướng khách hàng hãy tập trung vào nội dung sách, tập trung vào việc đọc của bản thân, thay vì bị định hướng bởi phương tiện truyền thông đại chúng, những bức ảnh màu mè hay các phát ngôn của KOLs.
Cùng với quá trình thực hành truyền thông tại Book Hunter, tôi đọc thêm các sách về lý thuyết truyền thông và lịch sử của ngành truyền thông, những ảnh hưởng của truyền thông tới văn hóa đại chúng và tâm lý đám đông. Tôi nhận ra rằng truyền thông, đặc biệt là truyền thông đại chúng sẽ (mà thực ra là đang xảy ra) trở thành vũ khí hủy diệt (não) hàng loạt nếu các doanh nghiệp, các nhà quảng cáo, các nhà truyền thông tiếp tục duy trì định kiến rằng "đại chúng là phi lý trí", và chúng ta sử dụng mọi chiêu trò để hấp dẫn họ, lừa dối họ, tạo cho họ những ảo tưởng. Trong cuốn "Nước Mỹ chuyện chưa kể" mà Book Hunter dịch và xuất bản năm 2020, một cảnh tượng đen tối về tình trạng dân trí, những cơn điên tập thể và sự thao túng quyền lực đã diễn ra ngay tại nước Mỹ đầu thế kỷ 20. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho sự hủy hoại tâm trí người dân mà các đại tư bản đã gây ra.
Trong suốt quãng thời gian từ cuối 2019 đến 2021, tôi bắt đầu thử nghiệm mô hình của mình ở các doanh nghiệp. Tôi cho rằng mô hình truyền thông của tôi có lẽ sẽ dễ dàng phù hợp với các thương hiệu nhỏ, sản phẩm được tạo ra đòi hỏi một quy trình phức tạp và kiến thức chính xác. Do đó, tôi chọn làm cố vấn truyền thông cho một doanh nghiệp dược phẩm chuyên sản xuất nam dược theo lối hiện đại. Vì Bộ Y Tế ở Việt Nam chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho loại sản phẩm này nên thường quy giản các sản phẩm này thành "thực phẩm chức năng", dù rằng sản phẩm có nguồn dược liệu organic, có trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng tại một Viện nghiên cứu, và công thức sản phẩm đều từ các bài thuốc Nam cổ truyền. Từ đó dẫn đến một hệ quả rằng doanh nghiệp phải áp dụng các công thức bán hàng phổ biến của ngành hàng thực phẩm chức năng như telesale, khai thác nỗi sợ, thuê KOLs, nội dung viral... Để thay đổi cách thức của truyền thông không hề dễ bởi toàn bộ đội ngũ đã quen chạy theo lề thói cũ, và để đi theo định hướng truyền thông mới thì phải đánh đổi rất nhiều, mà đánh đổi nhiều nhất là các nhân viên marketing phải nắm vững kiến thức về sản phẩm, và để như vậy thì phải có hiểu biết nhất định về ngành nam dược. Đương nhiên, không ai chịu học. Tôi quyết định nghỉ, bởi vì những đề xuất mình đưa ra không thể thực hiện được. Cho đến khi các quy định mới về Luật Quảng Cáo của chính phủ được ban bố, cùng với dịch bệnh COVID-19 khiến doanh nghiệp này gặp khó khăn trong kinh doanh, họ mới dần dần chuyển đổi theo những gì tôi đã định hướng, dù rằng tôi không làm việc cho họ nữa. Những thay đổi này diễn ra quá muộn, bởi vì họ đã bỏ lỡ thời cơ trước đại dịch để thay đổi, và trong đại dịch, ngành hàng của họ bị chính các đối thủ của họ làm cho mất uy tín, gây ra tình trạng tẩy chay các sản phẩm nam dược, đông y, thực phẩm chức năng... Tới đây, điều họ phải đối mặt, đó là khẳng định rằng sản phẩm của mình, thương hiệu của mình không lừa đảo như toàn bộ ngành hàng. Đây là điều khó mà chủ doanh nghiệp nếu không quyết tâm, hi sinh lợi ích ngắn hạn để mở rộng thị phần thì sẽ không thể làm được.
Đó là trường hợp đầu tiên, tuy thất bại nhưng giúp tôi học hỏi rất nhiều. Những thương hiệu sau tôi lựa chọn kỹ lưỡng hơn, mà tiêu chí lựa chọn chính là người chủ của doanh nghiệp. Những người chủ nếu không đích thân làm ra sản phẩm, không có nguyên lý và lý thuyết vững chắc cho sản phẩm của mình, không "chịu chơi" mặc kệ xu hướng, như trường hợp Book Hunter của tôi, thì có lẽ mô hình của tôi sẽ khó phù hợp. Và có vẻ như tôi đã lựa chọn đúng.
Bắt đầu bằng
Ngay sau đó là nhà rang cà phê đặc sản
Cùng lúc đó, tôi cũng tư vấn truyền thông cho
Hiện nay, tôi cũng vừa nhận cố vấn truyền thông cho