Bạn trai trầm cảm, liệu em có nên buông tay?

  1. Vũ Phi Yên

Thưa cô Yên, em gửi cô tâm sự của mình, rất mong được sự giúp đỡ của cô.
Em và bạn trai gặp nhau chừng 5 năm trước, anh ấy đã bị "sét đánh" ngay từ những lần đầu tiên, nhưng sau một năm, lúc không còn gặp nhau nữa anh ấy mới bắt đầu cưa cẩm em. Chúng em có một mối tình học trò khá là đáng yêu, nhưng vì ý ba mẹ rằng sắp lên đại học nên lo học nên chúng em chia tay theo ý của em. Sau đó, em vẫn nhớ nhung anh ấy nên chúng em quen lại vào gần cuối năm thứ nhất, đến nay được gần 500 ngày. Nhưng trong thời gian quen, chúng em thấy không hợp tính (bây giờ mới nhận ra vì có nhiều điều kiện tiếp xúc), bình thường thì vô cùng hạnh phúc và thương nhau, nhưng dễ giận nhau vì em bướng bỉnh, không chịu nghe lời, lại hay bừa bãi, lười biếng, hay đày anh ấy, còn bạn trai kỹ tính, nhưng lại hay giận vặt và mỗi khi giận thì im lặng rất đáng sợ, thỉnh thoảng có hơi bạo lực, thích tạo tiếng động lớn khi giận, em luôn là người đi xin lỗi. Bạn trai rất thương và luôn nấu ăn cho em, chiều chuộng chăm sóc em, có điều cứ giận hờn như vậy, đôi khi còn giận một cách trẻ con, và tính tình anh ấy cũng bảo thủ lắm, nhiều việc nói mãi vẫn không thay đổi. Em phàn nàn với gia đình và gia đình khuyên em buông tay. Vì cả hai rất yêu nhau nên thời gian chia tay hai tuần qua thật sự rất khó khăn, cộng với gia đình anh ấy (mẹ anh ấy) gặp nhiều vấn đề, khiến anh ấy nhiều lần muốn được giải thoát khỏi cuộc sống này, và bây giờ em thực sự rất lo lắng và sợ hãi. (Ba mẹ anh ly hôn đã gần 15 năm, khi anh 5 tuổi, anh sống với bố). Sau khi tìm hiểu, em nhận ra anh ấy bị bệnh trầm cảm, kèm tâm thần phân liệt (do anh hay nghe tiếng gọi tên thì thầm trong đầu mình), vậy mà suốt thời gian qua, em đã cư xử với anh ấy như một người bình thường, vô tình gây ra quá nhiều tổn thương cho anh ấy (em có biết sơ về tình trạng của anh nhưng không chú ý việc phải cư xử thế nào cho đúng). Nhiều lần anh nói với em là anh cảm thấy nặng nề khi sống mỗi ngày, nhưng sau đó khi anh vui cười, em lại quên mất hết những điều ấy. Bây giờ, em nghĩ rằng em đã sai quá nhiều, nhưng vì trong thời gian quen, em cũng đã khóc nhiều, nên bây giờ gia đình em ngăn cấm vì không muốn em rơi lệ nữa. Giờ nhìn người ấy mỗi ngày mỗi bất lực trong chính cuộc sống của mình, em không biết phải làm sao (em biết được do vẫn có nhắn tin hỏi thăm anh, và đọc những tâm sự của anh). Em đã khóc rất nhiều vì lo lắng cho anh và vì những điều chúng em từng có. Em có nên quay lại không, liệu em có làm cho gia đình ủng hộ được không? Em rất sợ phải gian dối với bố mẹ, giờ bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn hở cô?
Em xin chân thành cảm ơn cô.

Từ khóa: 

trầm cảm

,

tình yêu

,

chia tay

,

không hòa hợp

,

​giảng viên

,

huấn luyện và tư vấn tâm lý

Chào em,
Trong câu chuyện của em, cô thấy hai điều nổi bật.

Thứ nhất, là nhận xét của em rằng em và bạn trai "không hợp tính". Cách nhận xét này sẽ đưa chúng ta đến hệ quả tự nhiên là: 

  • "không hợp tính" là nguyên nhân của xung đột
  • chuyện này thường ngầm được xem là khó thay đổi (câu "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời" nằm ngầm trong tâm tưởng của rất nhiều người trong số chúng ta"
  • Thế thì, ta nên làm sao? Chia tay nhau? Chịu đựng nhau? Buộc nhau phải "đổi tính" để hòa hợp hơn?


Từ đó, dễ hiểu vì sao mình nhìn vào câu chuyện và thấy bế tắc, không tìm thấy cách cải thiện. Nếu chúng ta nhận ra, một số rắc rối mà em mô tả có thể là:

  • hậu quả của những tổn thương từ thời thơ ấu 
  • triệu chứng của trầm cảm
  • triệu chứng của một số bệnh lý tâm thần/tâm lý khác mà chúng ta chưa xác định chính xác
  • thiếu kỹ năng trong tương tác với người xung quanh, với việc quản lý cảm xúc của chính mình. 


thì ta nhận ra người bạn trai em có thể được thấu hiểu, giúp giảm nhẹ đi những biểu hiện kia với những hỗ trợ tâm lý phù hợp, hoặc có khi là với một vài loại thuốc sử dụng thật thích hợp. 

Bớt bế tắc cho mối quan hệ hơn nhiều, phải không?

Chưa kể rằng, chính em cũng có thể tự đặt những câu hỏi trên đối với mình, chứ không chỉ đơn giản nói "tính tôi là như thế" và chấp nhận như thể đây là điều sẽ không thay đổi.


Thứ hai, về việc người bạn trai em gặp khó khăn gì.

Với vài mô tả như vậy, ta vẫn khó có thể xác định rõ ràng những gì mà bạn em đang gặp phải. Ví dụ, việc "hay nghe tiếng gọi tên thì thầm trong đầu mình" rất dễ khiến chúng ta nghĩ ngay đến bệnh tâm thần phân liệt. Nhưng không phải lúc nào cũng thế. Có thể có những nguyên nhân khác dẫn đến việc một người có ảo thanh như vậy. Vì thế, việc rất cần làm là động viên người bạn của em đến tìm một bác sĩ chuyên ngàng (tâm thần) để kể chuyện chi tiết hơn và để được nghe ý kiến chuyên môn cho thật rõ ràng.

Mong em đã phần nào tìm ra hướng đi trong câu chuyện đang rối của mình.

Chúc em vững vàng suy ngẫm và hành động trong những ngày sắp đến. 

Trả lời

Chào em,
Trong câu chuyện của em, cô thấy hai điều nổi bật.

Thứ nhất, là nhận xét của em rằng em và bạn trai "không hợp tính". Cách nhận xét này sẽ đưa chúng ta đến hệ quả tự nhiên là: 

  • "không hợp tính" là nguyên nhân của xung đột
  • chuyện này thường ngầm được xem là khó thay đổi (câu "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời" nằm ngầm trong tâm tưởng của rất nhiều người trong số chúng ta"
  • Thế thì, ta nên làm sao? Chia tay nhau? Chịu đựng nhau? Buộc nhau phải "đổi tính" để hòa hợp hơn?


Từ đó, dễ hiểu vì sao mình nhìn vào câu chuyện và thấy bế tắc, không tìm thấy cách cải thiện. Nếu chúng ta nhận ra, một số rắc rối mà em mô tả có thể là:

  • hậu quả của những tổn thương từ thời thơ ấu 
  • triệu chứng của trầm cảm
  • triệu chứng của một số bệnh lý tâm thần/tâm lý khác mà chúng ta chưa xác định chính xác
  • thiếu kỹ năng trong tương tác với người xung quanh, với việc quản lý cảm xúc của chính mình. 


thì ta nhận ra người bạn trai em có thể được thấu hiểu, giúp giảm nhẹ đi những biểu hiện kia với những hỗ trợ tâm lý phù hợp, hoặc có khi là với một vài loại thuốc sử dụng thật thích hợp. 

Bớt bế tắc cho mối quan hệ hơn nhiều, phải không?

Chưa kể rằng, chính em cũng có thể tự đặt những câu hỏi trên đối với mình, chứ không chỉ đơn giản nói "tính tôi là như thế" và chấp nhận như thể đây là điều sẽ không thay đổi.


Thứ hai, về việc người bạn trai em gặp khó khăn gì.

Với vài mô tả như vậy, ta vẫn khó có thể xác định rõ ràng những gì mà bạn em đang gặp phải. Ví dụ, việc "hay nghe tiếng gọi tên thì thầm trong đầu mình" rất dễ khiến chúng ta nghĩ ngay đến bệnh tâm thần phân liệt. Nhưng không phải lúc nào cũng thế. Có thể có những nguyên nhân khác dẫn đến việc một người có ảo thanh như vậy. Vì thế, việc rất cần làm là động viên người bạn của em đến tìm một bác sĩ chuyên ngàng (tâm thần) để kể chuyện chi tiết hơn và để được nghe ý kiến chuyên môn cho thật rõ ràng.

Mong em đã phần nào tìm ra hướng đi trong câu chuyện đang rối của mình.

Chúc em vững vàng suy ngẫm và hành động trong những ngày sắp đến. 

Em cảm ơn cô rất nhiều ạ ❤