Bạn có thể chia sẻ về Vị trí đặt Kinh Đô của các triều đại Phong Kiến ở Việt Nam, và tại sao ở thời điểm đó, các Vua lại không chọn nơi khác?

  1. Phạm Vĩnh Lộc

Từ khóa: 

người kể chuyện lịch sử

Việt Nam có rất nhiều kinh đô cũ, ngay cả nhà Hậu Trần cũng có cố đô Mô Độ ở Ninh Bình. Nhưng tóm lại vẫn gồm 2 kinh nổi bật nhất.



Trong Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ nói rằng:

"Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũngtối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xemkhắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.  Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?"

Nhưng nghiên cứu lịch sử sau này lại nói:

"Thăng Long tuy là nơi bằng phẳng, mà có núi dựa, có biển ngăn, thực là nơi hình thắng. Nhưng đất này lại là nơi đồng bằng ở nội rộng, không có cái thế hiểm trở, núi cao, sông to. Nếu thế ở ngoài ngẫu nhiên không được vững thì kẻ địch thừa thắng tiến vào, không đầy năm sáu ngày đã đến thẳng được dưới thành, trong thành lại không có viện binh, tiến không đánh được, lui không giữ được tất phải ngồi mà chịu chết"

Nhận xét về Phú Xuân:

"Đặt quốc đô ở Phú Xuân là một mảnh đất gầy, dân thưa, của ít về phương diện quân sự nơi này là một vị trí chiến lược bất lợi cả vềthủy lẫn bộ. Trái lại Bắc Hà là cội rễ của dân tộc, nói gần là từ hai chục thế kỷ trở về đây ruộng đất phù nhiêu, dân cư đông đảo, anh hùng hào kiệt đời nào cũng sẵn chống xâm lăng nhiều phen như trúc chẻ, ngói tan. Vậy mà vua Gia Long bỏ thật là uổng."

Và so sánh Phú Xuân với Thăng Long:

"Quyết định của Gia Long xây dựng kinh thành mới thay vì quay trở lại trị vì trên kinh đô truyền thống ở Thăng Long có ý nghĩa lớn về mặt chính trị và văn hóa.

Thứ nhất, bởi vì Thăng Long ở quá xa về phía Bắc, sẽ khiến cho tân triều khó lòng cai trị được vùng này và miền Nam.

Thứ hai, Thăng Long là cơ sở chính trị lâu đời của họ Trịnh, việc này có thể gây bất ổn cho quyền lực của nhà Nguyễn.

Thứ ba, dời đô về Huế sẽ dẫn đến việc kết thúc thế độc tôn về văn hóa và giáo dục của Thăng Long, nơi từ lâu là trung tâm học thuật Nho giáo và nơi tu tập của giới sĩ phu: vào thế kỷ thứ 19, ở Việt Nam số quan lại và sĩ phu đến từ các vùng miền Trung và miền Nam tăng lên."

Trả lời

Việt Nam có rất nhiều kinh đô cũ, ngay cả nhà Hậu Trần cũng có cố đô Mô Độ ở Ninh Bình. Nhưng tóm lại vẫn gồm 2 kinh nổi bật nhất.



Trong Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ nói rằng:

"Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũngtối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xemkhắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.  Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?"

Nhưng nghiên cứu lịch sử sau này lại nói:

"Thăng Long tuy là nơi bằng phẳng, mà có núi dựa, có biển ngăn, thực là nơi hình thắng. Nhưng đất này lại là nơi đồng bằng ở nội rộng, không có cái thế hiểm trở, núi cao, sông to. Nếu thế ở ngoài ngẫu nhiên không được vững thì kẻ địch thừa thắng tiến vào, không đầy năm sáu ngày đã đến thẳng được dưới thành, trong thành lại không có viện binh, tiến không đánh được, lui không giữ được tất phải ngồi mà chịu chết"

Nhận xét về Phú Xuân:

"Đặt quốc đô ở Phú Xuân là một mảnh đất gầy, dân thưa, của ít về phương diện quân sự nơi này là một vị trí chiến lược bất lợi cả vềthủy lẫn bộ. Trái lại Bắc Hà là cội rễ của dân tộc, nói gần là từ hai chục thế kỷ trở về đây ruộng đất phù nhiêu, dân cư đông đảo, anh hùng hào kiệt đời nào cũng sẵn chống xâm lăng nhiều phen như trúc chẻ, ngói tan. Vậy mà vua Gia Long bỏ thật là uổng."

Và so sánh Phú Xuân với Thăng Long:

"Quyết định của Gia Long xây dựng kinh thành mới thay vì quay trở lại trị vì trên kinh đô truyền thống ở Thăng Long có ý nghĩa lớn về mặt chính trị và văn hóa.

Thứ nhất, bởi vì Thăng Long ở quá xa về phía Bắc, sẽ khiến cho tân triều khó lòng cai trị được vùng này và miền Nam.

Thứ hai, Thăng Long là cơ sở chính trị lâu đời của họ Trịnh, việc này có thể gây bất ổn cho quyền lực của nhà Nguyễn.

Thứ ba, dời đô về Huế sẽ dẫn đến việc kết thúc thế độc tôn về văn hóa và giáo dục của Thăng Long, nơi từ lâu là trung tâm học thuật Nho giáo và nơi tu tập của giới sĩ phu: vào thế kỷ thứ 19, ở Việt Nam số quan lại và sĩ phu đến từ các vùng miền Trung và miền Nam tăng lên."

Mình thấy có mấy nơi chính được chọn đặt là kinh đô là: Cổ Loa (Hình như chỉ có nhà Ngô), Hoa Lư, Thăng Long, Huế