Anh có suy nghĩ gì về cuốn "Đắc Nhân Tâm" ạ?

  1. Sách

  2. Nguyễn Quốc Vương

Noron đang có cuộc thi về cuốn sách này, nên tiện thể em cũng muốn nghe ý kiến của chuyên gia thế nào ạ. Anh có nghĩ đây là một cuốn sách đáng đọc và đáng nghe theo không ạ?

Từ khóa: 

sách

,

tác giả/dịch giả/diễn giả

Cuốn sách này tôi cũng có đọc một hai lần. Một cuốn được rất nhiều bạn trẻ đọc. Tôi cũng từng viết trên báo Hà Nội mới một bài về chuyện thanh thiếu niên có nên đọc sách self-help kĩ năng không. Các bạn có thể google tìm đọc. Đối với cuốn Đắc nhân tâm ở góc độ của tôi thì khi đọc tôi thấy kĩ thuật viết của các tác giả tốt, thông điệp về việc cần phải gây được ảnh hưởng, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với người khác... OK. Diễn đạt theo ngôn ngữ bây giờ thì đó là rèn luyện năng l ực giao tiếp-năng lực số 1 trong cuộc sống và công việc.

Tuy nhiên, nhược điểm của sách kĩ năng nói chung là thường nói chuyện tích cực là chính và nó chỉ tập trung vào truyền đạt thông điệp như trên cho nên nếu đọc mà không có nền tảng kiến thức về bối cảnh xã hội khi cuốn sách ra đời, không có tư duy phê phán và trải nghiệm đời sống phong phú thì sẽ bị lôi cuốn bởi "nội dung thiên về kĩ thuật". Tức là coi kĩ năng, coi các biện pháp sách đưa ra là số 1.

Với tôi, sách dạng kĩ năng nên đọc theo tỉ lệ 1/20. Nếu bạn đọc 20 cuốn sách về mọi lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, triết học thì hãy đọc một cuốn kĩ năng. Kĩ năng chỉ hình thành và có hiệu quả dựa trên nền tảng văn hóa+thực hành bền bỉ có cải tiến. Đọc thuần túy nhất là đọc sách kĩ năng thuần túy sẽ không thể có được kĩ năng và nền tảng văn hóa.

Trả lời

Cuốn sách này tôi cũng có đọc một hai lần. Một cuốn được rất nhiều bạn trẻ đọc. Tôi cũng từng viết trên báo Hà Nội mới một bài về chuyện thanh thiếu niên có nên đọc sách self-help kĩ năng không. Các bạn có thể google tìm đọc. Đối với cuốn Đắc nhân tâm ở góc độ của tôi thì khi đọc tôi thấy kĩ thuật viết của các tác giả tốt, thông điệp về việc cần phải gây được ảnh hưởng, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với người khác... OK. Diễn đạt theo ngôn ngữ bây giờ thì đó là rèn luyện năng l ực giao tiếp-năng lực số 1 trong cuộc sống và công việc.

Tuy nhiên, nhược điểm của sách kĩ năng nói chung là thường nói chuyện tích cực là chính và nó chỉ tập trung vào truyền đạt thông điệp như trên cho nên nếu đọc mà không có nền tảng kiến thức về bối cảnh xã hội khi cuốn sách ra đời, không có tư duy phê phán và trải nghiệm đời sống phong phú thì sẽ bị lôi cuốn bởi "nội dung thiên về kĩ thuật". Tức là coi kĩ năng, coi các biện pháp sách đưa ra là số 1.

Với tôi, sách dạng kĩ năng nên đọc theo tỉ lệ 1/20. Nếu bạn đọc 20 cuốn sách về mọi lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, triết học thì hãy đọc một cuốn kĩ năng. Kĩ năng chỉ hình thành và có hiệu quả dựa trên nền tảng văn hóa+thực hành bền bỉ có cải tiến. Đọc thuần túy nhất là đọc sách kĩ năng thuần túy sẽ không thể có được kĩ năng và nền tảng văn hóa.