YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LY HÔN Ở NHẬT BẢN

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thực tế tại Nhật Bản hiện nay, hầu hết các vụ vợ chồng chia tay là ly hôn theo thỏa thuận. Theo điều 763 luật Dân sự Nhật Bản, hai vợ chồng có thể ly hôn dựa trên thỏa thuận, và 90% số vụ ly hôn ở Nhật Bản thuộc dạng này, còn lại khoảng 9% là ly hôn hòa giải và 1% ly hôn theo tòa án. Tỉ lệ này hầu như không thay đổi kể từ sau thời kỳ tăng trưởng cao. Không phải chỉ riêng Nhật Bản, ở tất cả các nước, vấn đề ly hôn là một quá trình chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố xã hội. Song có thể nhận thấy thực trạng ly hôn của các cặp vợ chồng Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố kinh tế, gắn liền với từng giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản. Bên cạnh đó, ly hôn liên quan chặt chẽ đến biến đổi văn hóa, xã hội, chủ nghĩa cá nhân,… Tùy theo đặc trưng cá nhân như giới tính nam hay nữ, tuổi tác, giàu nghèo mà có tác động khác nhau. Yếu tố kinh tế Các điều tra về nguyên nhân ly hôn cho thấy, vấn đề kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ vợ chồng Nhật Bản. Kết quả thống kê từ những năm 1960, 1970 đã phản ánh sự tác động của yếu tố kinh tế. Hình 1: Nguyên nhân ly hôn giai đoạn những năm 1960, 1970 Nguồn: Kono Toshihiko(河野俊彦)、「離婚」その潜在的要因 (Nguyên nhân tiềm ẩn của ly hôn). Theo điều tra năm 2010, với những cặp đôi đang trong quá trình tiến hành ly hôn, lý do kinh tế từ phía người vợ đứng thứ 3 với 26,5%, nhưng sau khi ly hôn, tỉ lệ này tăng đột biến đứng thứ 1 với 48,5%. Dường như trước khi ly hôn người phụ nữ không nói thật lòng, chỉ sau khi ly hôn họ mới trả lời lý do thực sự (xem hình 2). Hình 2: Nguyên nhân ly hôn của các cặp vợ chồng Nguồn: Kono Toshihiko(河野俊彦)、「離婚」その潜在的要因 (Nguyên nhân tiềm ẩn của ly hôn). Điều tra năm 2010. Hôn nhân chịu sự tác động của yếu tố kinh tế thể hiện qua mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và sự tăng giảm số vụ ly hôn. Bước vào giai đoạn những năm 1980, kinh tế Nhật Bản đang trong thời kỳ tốt đẹp, tăng trưởng 24% trong 4 năm, kéo theo đó số vụ ly hôn giảm mạnh. Sau đó, trong thời kỳ kinh tế bong bóng tan vỡ, trong giai đoạn năm 1993-2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5%, tỉ lệ ly hôn tăng mạnh mẽ (xem hình 3) Hình 3: Tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ly hôn Nguồn: Kono Toshihiko(河野俊彦)、「離婚」その潜在的要因 (Nguyên nhân tiềm ẩn của ly hôn). Yếu tố xã hội tác động đến quan điểm hôn nhân Biến đổi xã hội làm thay đổi ý thức con người và tác động đến hôn nhân. Nhận thức của cá nhân về hôn nhân tác động đến mối quan hệ vợ chồng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng hôn nhân. Quan niệm về hôn nhân (trong đó có việc kết hôn và ly hôn) của người Nhật Bản có những thay đổi rõ nét theo thời gian. Có thể thấy những chiều cạnh biến đổi trong quan niệm về hôn nhân, vấn đề ly hôn qua các số liệu điều tra dưới đây. Từ năm 1993, số người cảm thấy “không cần hôn nhân” cao hơn số người “cần hôn nhân”. Trong đó, quan điểm trong hai giới nam và nữ có sự khác biệt (Xem hình 4). Theo điều tra năm 2008, tỉ lệ nữ trên 30 tuổi cho rằng “không cần hôn nhân” chiếm hơn 80%, tỉ lệ này ở nam giới thấp hơn nữ giới, ở mức dưới 80% (Ngô Hương Lan, “Một số vấn đề xã hội Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 (150) 8-2013, tr.39). Hình 4: Quan niệm về hôn nhân của người Nhật Bản Nguồn: Viện nghiên cứu văn hóa truyền thông NHK, Cơ cấu ý thức người Nhật hiện đại (bản thứ 7), Nhà xuất bản truyền thông Nhật Bản, 2010, tr.22 Hình 5: Quan niệm về hôn nhân hiện nay Nguồn: Điều tra của công ty MyVoice, Tokyo, Nhật Bản
Trả lời
Thực tế tại Nhật Bản hiện nay, hầu hết các vụ vợ chồng chia tay là ly hôn theo thỏa thuận. Theo điều 763 luật Dân sự Nhật Bản, hai vợ chồng có thể ly hôn dựa trên thỏa thuận, và 90% số vụ ly hôn ở Nhật Bản thuộc dạng này, còn lại khoảng 9% là ly hôn hòa giải và 1% ly hôn theo tòa án. Tỉ lệ này hầu như không thay đổi kể từ sau thời kỳ tăng trưởng cao. Không phải chỉ riêng Nhật Bản, ở tất cả các nước, vấn đề ly hôn là một quá trình chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố xã hội. Song có thể nhận thấy thực trạng ly hôn của các cặp vợ chồng Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố kinh tế, gắn liền với từng giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản. Bên cạnh đó, ly hôn liên quan chặt chẽ đến biến đổi văn hóa, xã hội, chủ nghĩa cá nhân,… Tùy theo đặc trưng cá nhân như giới tính nam hay nữ, tuổi tác, giàu nghèo mà có tác động khác nhau. Yếu tố kinh tế Các điều tra về nguyên nhân ly hôn cho thấy, vấn đề kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ vợ chồng Nhật Bản. Kết quả thống kê từ những năm 1960, 1970 đã phản ánh sự tác động của yếu tố kinh tế. Hình 1: Nguyên nhân ly hôn giai đoạn những năm 1960, 1970 Nguồn: Kono Toshihiko(河野俊彦)、「離婚」その潜在的要因 (Nguyên nhân tiềm ẩn của ly hôn). Theo điều tra năm 2010, với những cặp đôi đang trong quá trình tiến hành ly hôn, lý do kinh tế từ phía người vợ đứng thứ 3 với 26,5%, nhưng sau khi ly hôn, tỉ lệ này tăng đột biến đứng thứ 1 với 48,5%. Dường như trước khi ly hôn người phụ nữ không nói thật lòng, chỉ sau khi ly hôn họ mới trả lời lý do thực sự (xem hình 2). Hình 2: Nguyên nhân ly hôn của các cặp vợ chồng Nguồn: Kono Toshihiko(河野俊彦)、「離婚」その潜在的要因 (Nguyên nhân tiềm ẩn của ly hôn). Điều tra năm 2010. Hôn nhân chịu sự tác động của yếu tố kinh tế thể hiện qua mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và sự tăng giảm số vụ ly hôn. Bước vào giai đoạn những năm 1980, kinh tế Nhật Bản đang trong thời kỳ tốt đẹp, tăng trưởng 24% trong 4 năm, kéo theo đó số vụ ly hôn giảm mạnh. Sau đó, trong thời kỳ kinh tế bong bóng tan vỡ, trong giai đoạn năm 1993-2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5%, tỉ lệ ly hôn tăng mạnh mẽ (xem hình 3) Hình 3: Tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ly hôn Nguồn: Kono Toshihiko(河野俊彦)、「離婚」その潜在的要因 (Nguyên nhân tiềm ẩn của ly hôn). Yếu tố xã hội tác động đến quan điểm hôn nhân Biến đổi xã hội làm thay đổi ý thức con người và tác động đến hôn nhân. Nhận thức của cá nhân về hôn nhân tác động đến mối quan hệ vợ chồng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng hôn nhân. Quan niệm về hôn nhân (trong đó có việc kết hôn và ly hôn) của người Nhật Bản có những thay đổi rõ nét theo thời gian. Có thể thấy những chiều cạnh biến đổi trong quan niệm về hôn nhân, vấn đề ly hôn qua các số liệu điều tra dưới đây. Từ năm 1993, số người cảm thấy “không cần hôn nhân” cao hơn số người “cần hôn nhân”. Trong đó, quan điểm trong hai giới nam và nữ có sự khác biệt (Xem hình 4). Theo điều tra năm 2008, tỉ lệ nữ trên 30 tuổi cho rằng “không cần hôn nhân” chiếm hơn 80%, tỉ lệ này ở nam giới thấp hơn nữ giới, ở mức dưới 80% (Ngô Hương Lan, “Một số vấn đề xã hội Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 (150) 8-2013, tr.39). Hình 4: Quan niệm về hôn nhân của người Nhật Bản Nguồn: Viện nghiên cứu văn hóa truyền thông NHK, Cơ cấu ý thức người Nhật hiện đại (bản thứ 7), Nhà xuất bản truyền thông Nhật Bản, 2010, tr.22 Hình 5: Quan niệm về hôn nhân hiện nay Nguồn: Điều tra của công ty MyVoice, Tokyo, Nhật Bản