Yếu tố Kinh tế ảnh hưởng đến Văn hóa Trung Quốc như thế nào?
kiến thức chung
Người Trung Quốc có câu: “ Phú quý sinh lễ nghĩa” ý nói con người khi giàu có, sung túc, thì thường chú trọng đến đời sống văn hoá, tinh thần, nhiều nghi thức, lễ nghĩa được con người đưa ra để làm phong phú đời sống của họ. Chỉ khi kinh tế thật sự phát triển thì văn hóa mới có điều kiện thuận lợi phát triển theo. Trung quốc xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp cơ bản trồng lúa khô, lúa nước và du mục. Lúa khô và du mục mang tính động, lúa nước mang tính tĩnh. Tính dương nhiều hơn tính âm tạo nên cho Trung Quốc một nền kinh tế năng động.
Với phương thức sản xuất châu Á: tỉnh điền, chia ruộng cho dân cày rồi thu nông sản qua công xã. Ngoài ra, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng sản lượng kinh tế thế giới. Với nền kinh tế phát triển như vậy, văn hóa Trung Quốc có tiềm lực phát triển vô cùng to lớn.
Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia cổ đại còn tồn tại được đến ngày nay, là nơi có ngân hàng đầu tiên ra đời, là nơi có nhà nước lớn nhất thế giới,...
Đặc biệt phải kể đến đó là tứ đại phát minh của Trung Quốc thời cổ đại, đóng góp cho nhân loại với thuốc súng, la bàn, giấy và nghề in. Thuốc súng là phát minh nổi tiếng nhất trong tứ đại phát minh cổ đại. Các truyền thuyết kể rằng thuốc súng được tìm ra một cách tình cờ khi các đạo sĩ nghĩ cách chế ra thuốc trường sinh bất tử. Thật hài hước khi thay vì tìm ra thứ đó, họ lại thu được thứ bột dễ dàng lấy đi mạng sống con người. Đầu tiên, người Trung Quốc dùng thuốc súng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi ứng dụng để chế tạo ra các quả lựu đạn thô sơ. Các màn pháo hoa đẹp mắt ngày nay xuất hiện khi con người nhận ra rằng nếu trộn kim loại vào thuốc súng, vụ nổ sẽ có màu rất rực rỡ. La bàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những người thích phiêu lưu mạo hiểm. Ban đầu, họ tạo ra la bàn để tìm được hướng Nam một cách chính xác vì đây là hướng rất quan trọng với họ. La bàn cổ xưa được làm ra vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên bằng đá từ tính. Năm 105 sau Công nguyên, người Trung Quốc tạo ra một loại giấy khá giống với ngày nay bằng cách trộn bột gỗ và nước rồi ấn vào một khung vải. Loại giấy ban đầu đó khá thô nhưng chính là tiền thân của giấy hiện đại. Nghề in bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu) của người Trung Hoa cổ đại. Khởi nguồn của nghề in có liên quan đến những ký tự khắc trên ngọc hoặc đá. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ sự gợi ý của con dấu này, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng một cái gạt và gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Tứ đại phát minh có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, nó phục vụ cho kiến trúc, đi lại và truyền thừa văn hóa
Nội dung liên quan
Khải Tâm