Yêu cầu về tính đại chúng của tác phẩm đòi hỏi nhà báo phải hiểu được những gì?
kiến thức chung
Trong tác phẩm của mình, nhà báo nên sử dụng những từ có ý nghĩa đầy đủ và dễ hiểu để công chúng có thể hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó, kể cả khi tách nó ra khỏi bài báo. Nhà báo phải hiểu được thói quen xúc cảm của công chúng (thói quen riêng hoặc là sự kế thừa). Ý thức được điều này sẽ giúp cho nhà báo sử dụng ngôn ngữ thích hợp để phản ánh sinh động nội dung tác phẩm (có thể sử dụng các phương pháp như so sánh, đốì chiếu, và các kiểu tu từ...). Khi sử dụng những phương tiện này cần đạt được mục đích là khêu gợi phản ứng xúc cảm của họ. Phải chú ý đến những ”mật mã văn hoá” mà công chúng đang quan tâm như các sự kiện lịch sử, hình tượng hay đề tài nghệ thuật, tục ngữ, ngạn ngữ hay những từ ngữ đẹp... Nếu không thực hiện được nguyên tắc tính đại chúng của "ngôn ngữ” sẽ dẫn đến tình trạng là công chúng không hiểu được tác phẩm. Thậm chí có thể có những hậu quả nghiêm trọng như khi người đọc không hiểu được thì tác phẩm không có PTIT 40 giá trị, có thể họ còn tỏ ra bực bội, hoài nghi cả nguồn gốc bản tin. Từ đó có thể xuất hiện tâm lí thiếu tin tưởng, hoài nghi cả cơ quan báo chí.
Nội dung liên quan
Tiên Thái