Yêu cầu và nguyên tắc đối với hoạt động tham mưu?
kiến thức chung
1. Yêu cầu của hoạt động tham mưu:
- Đúng chức trách, chủ động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan và bản thân: Dựa và bảng mô tả công việc, yêu cầu vị trí công việc, chuyên môn được đào tạo và quy định của pháp luật để tham mưu các vấn đề đúng chức trách, đúng thẩm quyền của mình (ví dụ: cán bộ văn thư tham mưu về soạn thảo văn bản, quản lý con dấu; cán bộ quản lý tài sản tham mưu về quy trình thanh lý tài sản,…). Trong những trường hợp công việc chung của tổ chức, nhân viên có thể đề đạt ý kiến mà không thuộc chuyên môn của mình (ví dụ như về vấn đề công đoàn)
- Lựa chọn những vấn đề bức xúc và đảm bảo chất lượng: tham mưu phải lựa chọn vấn đề bức xúc, cấp thiết nhất trong cơ quan tổ chức.
- Bảo đảm tính khả thi: phải bám sát điều kiện thực tế và thực trạng của cơ quan, tổ chức; phân tích thực trạng, khả năng và điều kiện thực hiện các ý tưởng đã tham mưu, đề xuất.
2. Nguyên tắc của hoạt động tham mưu:
- Đảm bảo đúng quy định của nhà nước va quy định của cơ quan, tổ chức;
- Đảm bảo tính khoa học, khách quan, trung thực;
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác tham mưu
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Lê Thành Đạt