Yết Kiêu đã hi sinh trong kháng chiến chống Nguyên-Mông hay chưa?

  1. Lịch sử

               Thời Trần, tại lộ Hải Đông (nay là tỉnh Hải Dương), có cậu bé mồ côi từ sớm, tên Thế Hữu. Bởi mồ côi nên từ tấm bé đã lặn lội sớm hôm mò cua bắt ốc sinh nhai. Sớm hôm lặn ngụp, bơi lội nên khả năng bơi lặn của cậu bé rất khá. Một hôm, có "bà chúa bơi" trong vùng chèo thuyền xuôi sông đi thăm họ hàng, gặp một đám trẻ con rủ nhau thi lặn, bà bèn dừng lại xem. Cả đám đặt ra một đứa làm lệnh, hô to rồi cùng ụp xuống, thi nhau nín thở; trên bờ đám trẻ reo hò ầm ĩ cổ vũ hăng hái. Được một lát, thì từng đứa, từng đứa chịu hết nổi phải nhô lên, hít lấy hít để bù lại nãy giờ lặn sâu nhịn thở. "Nào nào, thằng Tí lên đầu tiên, thằng Bá đây luôn, thằng Xuân cũng đây luôn rồi,... còn mỗi thằng Hữu còm chưa lên thôi. ". Cả đám lại nhao nhao kêu vang tên người thắng cuộc. Mãi một lúc sau, Hữu còm mới ngoi lên, còn tiện bơi ngang sông qua bờ bên rồi mới quay lại.

               Nói về bà chúa Bơi, gia đình bà nhiều đời làm nghề đánh cá trên sông nước nên từ nhỏ đã rất giỏi bơi lặn. Bà có thể ở dưới nước cả ngày, lặn xuống sông hàng giờ, bơi thoăn thoắt không thấy mỏi. Tiếng tăm đồn đi xa, nhiều kình ngư cao thủ tới đọ sức cùng bà nhưng đều phải lắc đầu chịu thua bái phục cả về bơi và lặn. Bà bơi thi với các cao thủ mà như Ánh Viên thi Seagame vậy, một mình một làn, băng băng không đối thủ. Bởi thế, nên người ta mới nể phục, tôn bà là "Bà chúa Bơi".


               Lại nói bà thấy thằng nhóc bơi lặn giỏi, tuy trông có vẻ gầy còm nhưng cốt cách hơn người, bà liền bắt chuyện và ngỏ ý muốn nhận làm đệ tử truyền cho nghề bơi, lặn. Từ đó, Hữu nhận bà chúa Bơi là sư phụ, ngày ngày vừa kiếm cá, cua đổi gạo mưu sinh, vừa học nghề bơi lặn với sư phụ.

                                                             …



               Một hôm, Thế Hữu bị sư phụ phạt đi gánh nước đêm. Bỗng dưng thấy hai con bạch ngưu to vật, xông vào húc nhau cồm cộp, xem chừng hăng máu lắm rồi. Chàng hạ đòn gánh, cầm đá ném cho chúng nó tách nhau ra không được, cầm cây xua mãi vẫn cứ lao vào húc nhau rầm. Can mãi không được, một phần lại còn ấm ức vì bị sư phụ bắt xách nước cả đêm; lại sẵn cái đòn gánh trên tay, chàng nhè lúc chúc nó đang ghè nhau, lao vào phang túi bụi cả hai con bạch ngưu ( trâu trắng chứ không phải red bull= bò húc nhé ). Vừa phang, chàng vừa chửi:

- Mẹ, hai cái thằng trẻ trâu này, cứ dừng ngay đi không? Đê ê ê ê ê ê. BỐP BỐP BỐP....

Ăn mấy cái đòn đau điếng, cả hai con tách vội nhau ra, chạy biến xuống nước. Thế Hữu vừa lau mồ hôi, vừa thở phì, nghĩ bụng rút cuộc cũng ngăn được chúng nó. À, mà sao hai thằng trẩu lại lao xuống nước nhỉ. Chúng nó là trâu cơ mà??? Thôi kệ, về ngủ đã. Quẩy đòn gánh toan về thì mấy sợi lông trâu dính đầu đòn gánh. Hữu chép miệng:

- Tụi mày lại phiền tao nữa rồi.

Nói đoạn xách đòn gánh ra mé nước rửa cho trôi sạch đi, kì lạ thay mấy cọng lông dính đầu đòn gánh khi quẩy dưới nước , không những không trôi rụng ra mà còn phát sáng dưới nước. Thấy lạ, chàng kéo đòn lên xem sao, cầm ngắm nghía mấy sợi lông rồi chẳng hiểu nghĩ cái gì trong đầu mà đem nuốt sạch vào bụng. Chẳng ngờ, hai con trâu trắng mà chàng tách ra là hai anh em con trai thần sông, vì tranh nhau một vé tham quan thủy cung với bố mà cãi nhau, rồi choảng nhau từ dưới nước lên tới bờ lúc nào chẳng hay.

               Từ đó trở đi, Hữu bơi lặn giỏi vô cùng. Đã có năng khiếu thiên bẩm, thụ huấn thầy giỏi, lại còn được lông trâu thần. Có khác chi game thủ chơi hay, có huấn luyện viên giỏi lại còn nạp tiền thì chỉ có top server thôi. Hữu lội nước cả mấy dặm, đi dưới nước như trên cạn; thường luyện tập, bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước.

                                                             …

               Năm 1283, Giặc Nguyên Mông rục rịch đánh Đại Việt với tham vọng bành trướng đế quốc Đại Nguyên. Hữu lúc này đã trở thành một chàng trai trẻ, cao lớn, người chắc nịch. Các thái ấp, vương hầu trong nước theo lệnh vua, tuyển tránh đinh luyện tập binh lính chờ ngày đánh giặc. Hữu xin từ giã sư phụ, gia nhập vào thủy binh. Với tài năng vượt trội của mình, chàng lọt vào mắt xanh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và trở thành gia tướng trực tiếp dưới quyền Vương, cùng với Dã Tượng, Nguyễn Địa Lôi. Cũng từ đây cái tên của chiến tướng huyền thoại bơi-lặn ra đời: YẾT KIÊU. Tên của chàng được chính Vương đặt cho, nhờ vào tài bơi lặn tuyệt đỉnh của mình. Chàng cũng kết thân với Dã Tượng, anh chàng tếu táo lúc nào cũng thấy đùa.

                                                             …


               Dưới trướng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Khi quân Nguyên tới, quân nhà Trần dàn trận, lập đại bản doanh ngăn địch tại ải Nội Bàng nhưng thế giặc đương quá mạnh, quân Việt thua tan cả. Trước đó Yết Kiêu được lệnh giữ thuyền ở Bãi Tân sông Lục Nam, còn Dã Tượng đi cùng Vương. Quân Việt thua chạy, Hưng đạo Vương định rút theo đường chân núi. Tượng bèn gấp nói với Vương:

- Bẩm đức ông, đức ông đã “book” thuyền của Yết Kiêu rồi. Chưa thấy đức ông thì hắn nhất định không dời thuyền đi đâu.

Vương nghe theo, tới Bãi Tân, đúng là chỉ còn thuyền của Yết Kiêu vẫn còn ở đó, còn lại đã tùy nghi di tản rồi. Trong lằn ranh của sự sống- cái chết, chỉ mình Yết Kiêu còn đó. Vương mừng rỡ mà rằng:

- Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi.

Nói xong lên thuyền, mở "map" chèo gấp về Vạn Kiếp, kị binh Nguyên đuổi mãi không kịp.

                                              …


               Bấy giờ, giặc Nguyên đem quân sang đánh chiếm Đại Việt; trên đường biển quân giặc kéo mấy trăm chiến thuyền theo cửa sông tràn vào lãnh thổ. Yết Kiêu cùng đội "người nhái" đặc biệt của thủy quân Đại Việt được lệnh đeo bám đoàn thuyền giặc, bí mật tiêu hao sinh lực địch. Thời điểm năm ấy, Trời mùa đông giá rét, thò chân xuống sông cũng đã muốn cóng, vậy mà không quản, Yết Kiêu cùng các tổ thay phiên nhau, đêm xuống, chờ canh ba điểm, lặn xuống đáy sông, nằm dưới đáy thuyền giặc, Yết Kiêu dùng dùi sắt nhọn đục thuyền, rồi bịt các lỗ thủng bằng giẻ có chung dây buộc, trước khi rút đi, giật dây làm đồng loạt thuyền bị nước chảy ồ ồ vào, chìm ngay không sao cứu kịp. Quân giặc lấy làm hoang mang, sợ lắm. Ban đầu không hiểu vì lẽ gì, cứ nghĩ thần nhân quái vật đất này nhấn chìm thuyền. Mỗi đêm lại vài ba chiếc như vậy. Về sau chúng cử những tay bơi lội cự phách xuống kiểm tra những thuyền bị đánh đắm, phát hiện được các lỗ thủng; bèn giăng lưới sắt, vây bắt cho kì được. Yết Kiêu đêm đó không may bị bắt khi đang đục thuyền, thuộc hạ đi cùng cắt lưới phá không được, đành bơi ngược về cứ, báo tin dữ. Bắt được YẾt Kiêu, chúng toan đem chém nhưng muốn khai thác thêm về những kẻ gieo rắc nỗi sợ hãi cho chúng hằng đêm, nên trói nghiến chàng lại, cũng có chút may là chúng không hề biết đây chính là kình ngư nổi tiếng nhất Đại Việt lúc bấy giờ; chúng lôi chàng ra, đạp cho mấy cái vào bụng, rồi gào:

- Đại Việt chúng bay có bao nhiêu thằng rank bơi lội ngang như mày?

Yết Kiêu đáp:

- Rank tàng tàng như tôi có mà đầy. Bây giờ vẫn ẩn mình dưới nước để đục thuyền chúng mày, mình tôi chẳng may sơ suất bị băt. Tụi tôi có một nhóm kín trên mạng xã hội, thả lỏng cho tôi, tôi chỉ cho vào nhóm, có địa chỉ nhóm với danh sách member rồi thì các ông tha hồ mà bắt.

Tướng giặc nghiến răng, suy nghĩ rồi hỏi thêm:

- Tên mày là gì, thằng chó??

- Tên tôi là Ái keo.

- Tên gì gay vậy. Thôi được rồi, quân bay, kéo thằng Keo này trói vào cột buồm, mai đi xẻo đầu hết lũ giặc cỏ rơm. Nói đoạn lại đá vào mặt Kiêu mấy cái rồi bỏ đi.


Nguyên cái tên Ái Keo chả phải Yết Kiêu nghỉ ra, mà do cái tên Dã Tượng, tính gã thích đùa; rảnh ra là "Êy Yết Kiêu, Yêu Kiết, Yêu là Ái, Kiết là keo, vậy ta gọi Kiêu là Ái Keo". Vậy là chết tên Ái Keo với gã. LÚc bị bắt, chàng tính nghĩ bừa ra cái tên gì thì nhớ ra nên thốt ra Ái Keo vậy.


Hí hửng vì kéo được kèo thơm, giặc tưởng bở ngon ăn. Hôm sau chuyển chàng qua khinh thuyền, kéo đoàn chục chiếc đi vào lạch sông cho tiện. Chàng chỉ chúng đi vòng vòng, lựa lúc chúng nó sơ ý, nhảy tùm xuống sông.

- Ahihi, tin người vê lù... Yết Kiêu hét to rồi lặn sâu xuống nước. Quân giặc trên thuyền bắn tên, phóng lao vun vút, tung lưới hòng bắt lại chàng nhưng tất cả cố gắng dành cho nhau đều không thành, chúng đành bất lực trơ mắt nhìn nhau tức tối.

Cũng may mắn một phần cho Kiêu, chuyển xuống thuyền nhẹ, chúng không trói chàng lại bằng xích sắt, mà cùm chân với cục tạ sắt chục cân. Chàng nhảy xuống, chấp luôn cục tạ sắt, vừa lặn sâu xuống đáy vừa nghĩ thầm: "Tạ này tuổi gì??? Xưa sư phụ còn bắt mang tạ nặng gấp rưỡi thế này. hahaha"  nói đoạn lặn một mạch về lại doanh trại. Trở về chàng cùng đội "người nhái" lại tiếp tục chiến đấu đánh giặc Nguyên cho tới ngày thắng lợi hoàn toàn


                                                             …


               Ngày quân Nguyên rút về nước, Yết Kiêu đứng trên đại soái hạm, quân Đại Việt gươm giáo tuốt trần, cờ hiệu, cờ đuôi nheo rợp trời, khí thế oai nghiêm. Yết Kiêu tay khoanh ngạo nghễ, mặt không đổi sắc, nhìn đoàn thuyền giặc thất thểu, chầm chậm xuôi dòng ra biển. Hình ảnh ngạo nghễ đó, để dễ hình dung hãy nhớ tới hình ảnh hậu duệ quê hương Hải Dương của Yết Kiêu, hơn 700 năm sau- Vũ Văn Thanh, sau khi thực hiện thành công quả phạt đền đưa Đại Việt vào chung kết giải châu Á, có lẽ là chính xác nhất. Hình ảnh đó như biểu tượng của Đại Việt-một đất nước nhỏ bé, nhưng không bao giờ từ bỏ và luôn hiên ngang vượt qua thử thách dù đối thủ có lớn mạnh hơn rất nhiều.



Từ khóa: 

,

lịch sử

Xã hội thời Trần có tầng lớp gia nô làm việc trong các thái ấp, điền trang của vương gia. Những người này địa vị thấp kém, cái tên Yết Kiêu là tên một loài chó cũng có thể từ điều trên. Nhưng mà ông này sau khi đánh nhà Nguyên hơn 10 năm sau mới chết lận :v.

Trả lời

Xã hội thời Trần có tầng lớp gia nô làm việc trong các thái ấp, điền trang của vương gia. Những người này địa vị thấp kém, cái tên Yết Kiêu là tên một loài chó cũng có thể từ điều trên. Nhưng mà ông này sau khi đánh nhà Nguyên hơn 10 năm sau mới chết lận :v.

Gặp phải thánh chém thì chỉ bê bụng cười thôi

Cho em xin nguồn sách được không ạ?

Yết Kiêu đâu có hy sinh đâu bạn ổng chết bệnh mà bạn