Ý nghĩa đằng sau những cử chỉ tay của người Ý

  1. Văn hóa

Bạn có biết là có đến 250 cử chỉ tay được sử dụng trong các cuộc hội thoại hằng ngày ở Ý. Nhưng ý nghĩ và nguồn gốc đằng sau tất cả những cử chỉ này đến từ đâu? 

Các cử chỉ thường dùng để phóng đại hoặc kịch tính hóa câu chuyện nhưng nó cũng khởi nguồn từ việc Ý từng bị xâm lược bởi các quốc gia khác nên vì vậy mà bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ, văn hóa và cách ứng xử. Dù tồn tại rào cản ngôn ngữ, nhưng người dân đã nghĩ ra nhiều cách để giao tiếp khác. Dưới đây là 7 cử chỉ phổ biến nhất mà người Ý hay sử dụng

Những trước khi bắt đầu bạn nên nhớ rằng cử chỉ không chỉ bao gồm chuyển động tay và cả biểu cảm gương mặt và tư thế. Vậy nên hay thả lỏng vai và cổ, mở mắt, khởi động lông mày và sẵn sàng chuyển động tay bạn nhiều nhất có thể.

Cử chỉ “ Đổi trắng thay đen"

rags-riches_italian-hand-gestures

Đặt tay bạn với lòng bàn tay hướng xuống, sau đó bạn bắt đầu nói và tiếp cận chủ đề của cuộc trò chuyện, lật bàn tay qua lại để lòng bàn tay hướng lên trên

Độ khó: Siêu dễ

Khi nào nên sử dụng: Khi bạn muốn cho người đối diện biết một người/sự vật/tình huống đã hoàn toàn thay đổi

Biểu cảm gương mặt: Thất vọng/buồn

Câu nói đi kèm: Anh ta/cô ấy đã thay đổi hoàn toàn!

Ngữ cảnh: Chúng ta thường sử dụng cử chỉ này khi cảm thấy buồn hoặc thất vọng với hành vi của một ai đó.

Cử chỉ “thật là một sự tra tấn”

what-torture_italian-hand-gestures

Nắm tay thành nắm đấm sau đó căn ngón trỏ hoặc duỗi thẳng lòng bàn tay và cắn phần đốt ngón tay của ngón trỏ.

Độ khó: Bạn có thể làm được 

Khi nào nên sử dụng: Khi chúng ta muốn kiềm chế nói điều gì đó mà có thể sẽ khiến bản thân hối hận sau đó.

Biểu cảm gương mặt: Nheo mắt

Câu nói đi kèm: Khỉ thật! Không thể nào! Cái quái gì vậy!

Ngữ cảnh: Chúng ta có thể dùng cử chỉ này để cho người khác biết là chúng ta đang cố gắng để giữ bình tĩnh. Khi mọi thứ không theo kế hoạch đã định hoặc khi ai đó làm sai chuyện gì

Cử chỉ “Cái sừng”

anti-evil-eye_italian-hand-gesture

Chạm ngón út và ngón trỏ với bàn tay hướng xuống tư thế giống như cái sừng.

Độ khó: Bạn có thể làm được

Khi nào nên sử dụng: Chúng ta dùng cử chỉ này để bảo vệ bản thân khỏi những con mắt có ý đồ xấu, với những ai nói xấu về chúng ta.

Biểu cảm gương mặt: Lo lắng

Câu nói đi kèm: Nhận lấy đi!

Ngữ cảnh: Cử chỉ này thường được sử dụng vì có hình dáng giống như cái sừng

Cử chỉ “trái tùng”

pinecone_italian-hand-gestures

Đây có lẽ là cử chỉ mà các bạn quen thuộc nhất. Chụm các ngón tay lại thành 1 thành hình giống như một quả tùng

Độ khó: vừa phải

Khi nào nên sử dụng: Khi một ai đó nói điều gì ngu ngốc hoặc khi bạn đang tự hỏi bạn mình có mất trí hay không

Biểu cảm gương mặt: Bối rối/ Không đồng thuận

Câu nói đi kèm: Đang làm cái gì vậy? Nhưng bạn định đi đâu? Bạn muốn làm gì? Tại sao cơ chứ?

Ngữ cảnh: Tự vấn bản thân

Cử chỉ “Spaghettata”

spaghettata_italian-hand-gesture

Ngón trỏ và ngón giữa làm hình giống cái dĩa đang gắp mì Ý, khuỷu tay đưa sang ngang.

Độ khó: vừa phải

Khi nào nên sử dụng: Khi bạn đói hoặc thật sự thèm Spaghetti

Biểu cảm gương mặt: tự thỏa mãn

Câu nói đi kèm: Spaghettata (một dĩa spaghetti)

Ngữ cảnh: Người Ý yêu pasta và là món không thể thiếu trong ẩm thực Ý. Dù là bữa trưa hay bữa tối, gợi ý ăn spaghetti luôn là một ý tưởng hay.

Cử chỉ “Hãy ra khỏi đây”

friendly_out-of-here_italian-hand-gesture

Hướng lòng bàn tay của bạn xuống, duỗi thẳng cái ngón tay nhưng nâng ngón cái, sau đó di chuyển tay của bạn lên xuống vài lần.

Độ khó: Trung bình

Khi nào nên dùng: để bảo ai đó là bạn muốn đi khỏi đây hoặc là bạn và người đó nên đi khỏi đây

Biểu cảm gương mặt: trung tính

Câu nói đi kèm: Đi thôi nào!

Ngữ cảnh: Khi bạn thấy mình đang ở trong một tình huống khó xử và muốn rời đi

Cử chỉ “aumm, aumm”

aumaum_italian-hand-gesture

 Di chuyển tay bạn theo hình tròn bắt đầu từ ngón út và lần lượt các ngón khác giống như bạn đang chơi đàn hạc

Độ khó: Trung bình

Khi nào nên dùng: Khi bạn nghĩ có điều gì đó không đúng đang diễn ra, ví dụ, nếu như bạn nghĩ là có ai đó đang lừa bạn

Biểu cảm gương mặt: Cười gượng và mím môi, dương lông mày lên cao

Câu nói đi kèm: Aumm, aumm.

Nhớ được hết những cử chỉ nêu trên thì bạn đã phần nào trở thành chuyên gia cử chỉ văn hóa Ý rồi đấy.

Vẻ đẹp của cử chỉ nằm ở việc chúng ta không cần phải nói ra hoặc hiểu tiếng Ý để có thể biết được chuyện gì đang diễn ra. Nếu kiên trì luyện tập biết đâu sẽ có lúc bạn cần dùng đến khi đi du lịch. Arrivederci!

Từ khóa: 

văn hóa