Ý nghĩa của La Hầu và Kế Đô trong Chiêm Tinh Vệ Đà?
la hầu kế đô
,chiêm tinh học
,chiêm tinh vệ đà
,chiêm tinh
,tâm linh
Ngoài sự tích và ý nghĩa đã nêu, mình xin bổ sung như này.
Xét về mặt chiêm tinh thì Kế đô là tập hợp các kinh nghiệm sống của kiếp trước. Đây là vị trí mà bạn có nhiều kinh nghiệm và thậm chí là một bản năng thứ hai. Không cần ai dạy bạn cả nhưng bạn vẫn rất thành thục.
Đối diện nó là La Hầu, là vị trí bạn ít kinh nghiệm hơn cả. Thường tiêu tốn thời gian để tự học chỗ này. Khác với sao Thổ cũng là nơi bạn phải học, sao Thổ chỉ đơn giản là kỹ năng của bạn bị giới hạn lại mà thôi. Còn La Hầu là con số 0. Bạn không biết gì về lãnh vực đó cả và thường là rất khó có ai dạy bạn bài học ở La Hầu mà buộc bạn phải tự chiêm nghiệm và thấy ra rồi rèn luyện để có được.
Mình có viết một bài phân tích chuyên sâu liên quan về nghề nghiệp ở đây cho mọi người tham khảo thêm trong trường hợp các câu trả lời chưa đủ thoả mãn.
Dừng Suy Nghĩ
Ngoài sự tích và ý nghĩa đã nêu, mình xin bổ sung như này.
Xét về mặt chiêm tinh thì Kế đô là tập hợp các kinh nghiệm sống của kiếp trước. Đây là vị trí mà bạn có nhiều kinh nghiệm và thậm chí là một bản năng thứ hai. Không cần ai dạy bạn cả nhưng bạn vẫn rất thành thục.
Đối diện nó là La Hầu, là vị trí bạn ít kinh nghiệm hơn cả. Thường tiêu tốn thời gian để tự học chỗ này. Khác với sao Thổ cũng là nơi bạn phải học, sao Thổ chỉ đơn giản là kỹ năng của bạn bị giới hạn lại mà thôi. Còn La Hầu là con số 0. Bạn không biết gì về lãnh vực đó cả và thường là rất khó có ai dạy bạn bài học ở La Hầu mà buộc bạn phải tự chiêm nghiệm và thấy ra rồi rèn luyện để có được.
Mình có viết một bài phân tích chuyên sâu liên quan về nghề nghiệp ở đây cho mọi người tham khảo thêm trong trường hợp các câu trả lời chưa đủ thoả mãn.
Đặng Vinh Quang
Đặng Quốc Toàn
Nguồn gốc của La Hầu-Kế Đô
Theo thần thoại Ấn Độ, La hầu – Kế đô (Rahu – Ketu) có nguồn gốc từ một câu chuyện như sau: Một lần, thần và quỷ kết hợp với nhau để tìm bảo vật, trong đó có thuốc trường sinh ở dưới đáy biển. Khi thuốc được vớt lên, thần Vishnu (1 trong ba vị thần tối cao của Ấn giáo) liền biến thành một cô gái xinh đẹp, với mục đích làm lũ quỷ phân tâm để các thần độc chiếm nước trường sinh. Nhưng, có 1 con quỷ tên Rahu không bị trúng kế vì tâm trí của nó đã đặt hoàn toàn vào lọ nước thần. Nó khôn khéo cải trang thành, và ngồi giữa 2 thần là Mặt trăng và Mặt trời. thần để được uống thuốc trường sinh.
Sau khi uống được thuốc trường sinh thì nó bị thần Mặt trời và Mặt trăng phát hiện à báo cho thần Vishnu. Ngay lập tức, thần Vishnu đã chém đứt đôi người Rahu – đầu 1 nơi, thân 1 nơi. Nhưng vì bất tử rồi nên Rahu không chết. Cái đầu vẫn tên là Rahu, thân thì được gọi là Ketu. Vì hận thù Mặt Trời và Mặt Trăng nên mới xuất hiện hiện tượng thiên thực.
Như vậy, La Hầu gắn với hình tượng có đầu mà không có thân, Kế Đô: có thân mà không có đầu.
Trong Bản Đồ Sao, La Hầu & Kế Đô không bao giờ trùng tụ mà luôn đối đỉnh, luôn cách nhau 7 Nhà. Ví dụ La hầu ở Nhà 1 thì Kế Đô ở Nhà 7, hoặc La Hầu Nhà 2, Kế Đô Nhà 8.
Vậy, La Hầu & Kế Đô có ý nghĩa thực sự như thế nào trong Chiêm Tinh Học?
La Hầu
Kế Đô
Dễ dàng nhận ra nếu La Hầu đại diện cho vật chất, thì Kế Đô là tâm linh. Thế nên những vị trí tốt cho Kế Đô thường là Nhà 12 của tâm linh, Nhà 9 của tôn giáo và Nhà 8 của huyền học.