Ý nghĩa của các chỉ số huyết áp?

  1. Sức khoẻ

Người ta nhắc nhiều đến các chỉ số “huyết áp” kèm theo thông điệp theo dõi chỉ số huyết áp như theo dõi chính chỉ số sức khỏe của bạn và gia đình. Vậy huyết áp là gì? Thế nào là huyết áp bình thường? Thế nào là tăng huyết áp và thế nào là hạ huyết áp?

Từ khóa: 

sức khoẻ



1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch trong quá trình đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp liên tục thay đổi tùy theo hoạt động, nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc, tư thế, và sử dụng thuốc. Đơn vị đo là milimet thủy ngân, viết tắt là mmHg.

Trên một máy đo huyết áp thông thường tối thiểu hiển thị 2 chỉ số: huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Ngoài ra còn có thể hiển thị nhịp tim. Bác sĩ thường căn cứ vào 2 chỉ số này để chẩn đoán tình trạng huyết áp của bệnh nhân.- Huyết áp tâm thu: hay còn gọi là huyết áp tối đa, là trị số huyết áp cao nhất khi tim co bóp. Nó tương ứng với chỉ số ở phía trên màn hình của máy đo huyết áp.- Huyết áp tâm trương: hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, là trị số huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ ngơi. Nó tương ứng với chỉ số ở phía dưới màn hình của máy đo huyết áp. 

2.  Thế nào là huyết áp bình thường?

Với một người trưởng thành thông thường không bị bệnh, chỉ số huyết áp tâm thu dao động từ 90 đến 120mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 đến 80mmHg. Ở người trẻ tuổi có thể cao hơn tới 145/95mmHg. 

3. Tăng huyết áp là gì?

Chỉ số huyết áp cao hơn 120/80 mmHg là một dấu hiệu báo động bạn cần phải thay đổi lối sống lành mạnh cho tim mạch. Khi huyết áp tâm thu (số phía trên) trong khoảng 120 và 139 mmHg hay tâm trương (số ở dưới) trong khoảng 80 và 89 thì bạn đang bị “tiền tăng huyết áp”.Tăng huyết áp giai đoạn 1: Thông thường, bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh cao huyết áp khi huyết áp tâm thu ở mức 140 và 159 mmHg, hoặc khi huyết áp tâm trương ở khoảng 90 đến 99 mmHg. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nếu chỉ có 1 chỉ số của bạn cao hơn thì bạn chưa thực sự bị tăng huyết áp. Việc chẩn đoán xác định tăng huyết áp chỉ được đưa ra nếu các chỉ số vẫn ở ngưỡng cao trong một khoảng thời gian dài.Tăng huyết áp giai đoạn 2: Nếu huyết áp tâm thu của bạn cao hơn 160mmHg và huyết áp tâm trương cao hơn 100mmHg thì bạn sẽ được coi là đang trong giai đoạn 2 của bệnh tăng huyết áp.Vùng nguy hiểm: Khi chỉ số huyết áp trên 180/110 mmHg - hoặc có một trong hai tâm thu hoặc tâm trương cao hơn chỉ số này, điều này cho thấy bạn đang mắc một bệnh nghiêm trọng. Hiệp hội Tim mạch Mỹ gọi đây là một cuộc “khủng hoảng tăng huyết áp” (hypertensive crisis). Khi phát hiện huyết áp trong giới hạn này bạn cần được điều trị ngay lập tức kể cả không có các triệu chứng khác đi kèm

4. Thế nào là hạ huyết áp?

Đây là tình trạng giảm huyết áp đột ngột dưới 90/60 mmHg, nghĩa là huyết áp tâm thu bằng hoặc nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương bằng hoặc nhỏ hơn 60 mmHg.Hạ huyết áp làm cho thể tích máu giảm do sự co bóp của tim không đủ mạnh. Khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây ra các tổn thương cho các cơ quan này.

Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!

Trả lời



1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch trong quá trình đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp liên tục thay đổi tùy theo hoạt động, nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc, tư thế, và sử dụng thuốc. Đơn vị đo là milimet thủy ngân, viết tắt là mmHg.

Trên một máy đo huyết áp thông thường tối thiểu hiển thị 2 chỉ số: huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Ngoài ra còn có thể hiển thị nhịp tim. Bác sĩ thường căn cứ vào 2 chỉ số này để chẩn đoán tình trạng huyết áp của bệnh nhân.- Huyết áp tâm thu: hay còn gọi là huyết áp tối đa, là trị số huyết áp cao nhất khi tim co bóp. Nó tương ứng với chỉ số ở phía trên màn hình của máy đo huyết áp.- Huyết áp tâm trương: hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, là trị số huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ ngơi. Nó tương ứng với chỉ số ở phía dưới màn hình của máy đo huyết áp. 

2.  Thế nào là huyết áp bình thường?

Với một người trưởng thành thông thường không bị bệnh, chỉ số huyết áp tâm thu dao động từ 90 đến 120mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 đến 80mmHg. Ở người trẻ tuổi có thể cao hơn tới 145/95mmHg. 

3. Tăng huyết áp là gì?

Chỉ số huyết áp cao hơn 120/80 mmHg là một dấu hiệu báo động bạn cần phải thay đổi lối sống lành mạnh cho tim mạch. Khi huyết áp tâm thu (số phía trên) trong khoảng 120 và 139 mmHg hay tâm trương (số ở dưới) trong khoảng 80 và 89 thì bạn đang bị “tiền tăng huyết áp”.Tăng huyết áp giai đoạn 1: Thông thường, bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh cao huyết áp khi huyết áp tâm thu ở mức 140 và 159 mmHg, hoặc khi huyết áp tâm trương ở khoảng 90 đến 99 mmHg. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nếu chỉ có 1 chỉ số của bạn cao hơn thì bạn chưa thực sự bị tăng huyết áp. Việc chẩn đoán xác định tăng huyết áp chỉ được đưa ra nếu các chỉ số vẫn ở ngưỡng cao trong một khoảng thời gian dài.Tăng huyết áp giai đoạn 2: Nếu huyết áp tâm thu của bạn cao hơn 160mmHg và huyết áp tâm trương cao hơn 100mmHg thì bạn sẽ được coi là đang trong giai đoạn 2 của bệnh tăng huyết áp.Vùng nguy hiểm: Khi chỉ số huyết áp trên 180/110 mmHg - hoặc có một trong hai tâm thu hoặc tâm trương cao hơn chỉ số này, điều này cho thấy bạn đang mắc một bệnh nghiêm trọng. Hiệp hội Tim mạch Mỹ gọi đây là một cuộc “khủng hoảng tăng huyết áp” (hypertensive crisis). Khi phát hiện huyết áp trong giới hạn này bạn cần được điều trị ngay lập tức kể cả không có các triệu chứng khác đi kèm

4. Thế nào là hạ huyết áp?

Đây là tình trạng giảm huyết áp đột ngột dưới 90/60 mmHg, nghĩa là huyết áp tâm thu bằng hoặc nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương bằng hoặc nhỏ hơn 60 mmHg.Hạ huyết áp làm cho thể tích máu giảm do sự co bóp của tim không đủ mạnh. Khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây ra các tổn thương cho các cơ quan này.

Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!